Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong điều hành chuyển

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 66 - 67)

IV. NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH VẬN DỤNG HIỆU QUẢ

2.Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong điều hành chuyển

dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Nhà nước.

Tín dụng xuất khẩu.

(1) Nhà nước bảo lãnh tín dụng xuất khẩu: Nhà nước đứng ra bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu còn nâng được giá bán

(2) Tạo điều kiện và thủ tục thông thoáng để các doanh nghiệp mới chuyển đổi cơ cấu thông qua bảo hiểm tín dụng.

Trợ cấp xuất khẩu.

Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là giúp chuyển dịch được cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng thu nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá, bao gồm các hoạt động như: Trợ cấp trực tiếp (cấp vốn, cho vay ưu đãi, miễn thuế, phí…); trợ cấp gián tiếp (giới thiệu, triển lãm, quảng cáo, đào tạo…)

Áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt.

Lợi dụng những đặc điểm của tỷ giá, Chính phủ nên linh hoạt điều chỉnh tỷ giá như thế nào, để khi ta nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho chủ trương chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu có lợi, nhưng khuyến khích xuất khẩu được các mặt hàng trong cơ cấu mới.

Thiết lập mạng lưới xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam bao gồm:

nâng cao năng lực hỗ trợ thương mại của hệ thống cơ quan đại diện thương mại và các trung tâm thương mại ở nước ngoài đối với những mặt hàng mới.

Cũng cần lưu ý rằng việc Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu không được tạo ra một kênh bao cấp mới từ Nhà nước cho doanh nghiệp, mà chỉ là các hỗ trợ để khuyến khích doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội xuất khẩu, bảo đảm không ảnh hưởng đến tín dụng thương mại và hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 66 - 67)