Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 31 - 36)

I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

3.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo SITC.

Trong giai đoạn này, tỷ lệ chế biến trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta cũng đã có sự chuyển biến đáng kể 32,8% năm 1996 tăng lên 53,4% năm 2003 (SITC 5-8), tỷ lệ sản phẩm thô và sơ chế (SITC 0-4) giảm từ 67,2% năm 1996 xuống còn 46,6% năm 2003. Tuy nhiên, sự gia tăng tỷ lệ sản phẩm đã qua chế biến này chưa ổn định. Có những giai đoạn (1997-2001) tỷ lệ này hầu như không có sự thay đổi đáng kể, thậm chí năm 2000, tỷ lệ sản phẩm đã qua chế biến còn giảm12.

Trong nhóm sản phẩm thô hoặc mới sơ chế, thì cơ cấu xuất khẩu của chúng ta chủ yếu tập trung vào nhóm hàng lương thực thực phẩm (SITC 0) và nhiên liệu (SITC 3) còn các nhóm hàng khác chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều. Trong hai nhóm sản phẩm này thì sự chuyển dịch về cơ cấu hàng xuất khẩu cũng không thể hiện rõ ràng, thậm chí, giai đoạn 1998-2000, nhóm hàng nhiên liệu có xu hướng tăng tương đối về kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 2.2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu theo phân loại SITC

Đơn vị: % Năm 1996 200 0 2001 200 2 2003 2004 Kim ngạch 100 100 100 100 100 100 Hàng sơ chế 67,2 55,7 53,3 40,1 46,6 47,4 Thực phẩm và động vật tươi sống 37,9 26,1 27,0 19,9 22,0 19,9 Đồ uống và thuốc lá 0,1 0,1 0,3 0,4 0,8 0,7 Nguyên liệu 6,8 2,6 2,7 2,5 3,1 3,1 Nhiên liệu 22,2 26,4 23,1 17,3 20,6 23,5 Dầu mỡ động, thực vật 0,3 0,5 0,2 0,1 0,1 0,1

Hàng chế biến hoặc tinh chế 32,8 44,3 46,7 59,9 53,4 52,6

Hoá chất 0,6 1,1 1,5 1,3 1,7 1,6

Các sản phẩm chế tác 6,4 6,3 6,6 5,4 6,7 7,1

Máy móc, thiết bị giao thông 1,6 8,8 9,3 6,5 8,9 9,7

Các sản phẩm chế tác khác 24,4 28,0 29,3 46,7 36,0 34,2

Các hàng hoá khác 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 345 – Tháng 2/2007.

Trong nhóm sản phẩm đã qua chế biến, tình trạng tương tự cũng diễn ra với cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ trọng của các nhóm hàng công nghiệp phân loại theo nguyên liệu chủ yếu ( SITC 6) và máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải ( SITC 7) đều không cao và không có dấu hiệu chuyển dịch đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu. Nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất là sản phẩm thủ công nghiệp (SITC 8). Nhưng đây lại là nhóm mặt hàng

không thể đại diện cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng tích cực.

Nếu xem xét chỉ tiêu RCA13 cho từng nhóm mặt hàng theo SITC thì chỉ có 3 trong 9 nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có lợi thế so sánh. Đó là lương thực thực phẩm (SITC 0), nhiên liệu (SITC 3) và thủ công nghiệp. Đây đều là những mặt hàng chúng ta có lợi thế về điều kiện tự nhiên và giá nhân công rẻ. Đây cũng là những nhóm mặt hàng bất cập nhất về mặt cơ cấu xuất khẩu do đều có giá trị gia tăng thấp. Thậm chí, nhóm hàng lương thực thực phẩm và nhiên liệu đang có hệ số RCA giảm dần, chỉ có nhóm hàng thủ công nghiệp có lợi thế so sánh tăng lên chút ít trong giai đoạn này.

Bảng 2.3. Hệ số RCA các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam theo SITC giai đoạn 1999-2003.

Nhóm hàng 1999 2000 2001 2002 2003 Trung bình SITC 0 4,3 4,4 4,4 4,0 3,6 4,1 SITC 1 0,1 0,1 0,3 0,4 0,8 0,3 SITC 2 0,8 0,8 0,9 1,0 1,0 0,9 SITC 3 2,7 2,5 2,3 2,3 2,4 2,4 SITC 4 0,3 1,3 0,6 0,2 0,2 0,5 SITC 5 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 SITC 6 0,5 0,4 0,5 0,5 0,5 0,5 SITC 7 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 SITC 8 2,4 2,4 2,4 2,7 2,9 2,6 Nguồn: Tác giả tổng hợp14.

Đối với các nhóm hàng công nghiệp (SITC 6 và SITC 7), Việt Nam đều không có lợi thế so sánh. Điều này cho thấy những khó khăn của Việt Nam trong việc cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng bền vững nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

13 Chỉ số RCA càng cao thì mặt hàng càng có lợi thế cạnh tranh; nếu RCA < 1 thì mặt hàng không có lợi thế so sánh; nếu 1< RCA < 2,5 thì mặt hàng có lợi thế so sánh và RCA > 2,5 thì mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao.

14 Theo Vũ Thắng Bình, “Cơ cấu và lợi thế so sánh của hàng xuất khẩu Việt Nam”, Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại Việt Nam 20 năm đổi mới”.

Bên cạnh việc chuyển cơ cấu mặt hàng như đã phân tích ở trên, giai đoạn 1996-2008, chúng ta cũng đã xây đựng được một số mặt hàng chủ lực. Nếu như năm 1996, Việt Nam mới có 9 mặt hàng có kim ngạch trên 100 triệu USD (Trong đó chỉ có dầu thô và dệt may có kim ngạch trên 1 tỷ USD) thì đến năm 2005, số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD là 17 hàng, trong đó 7 mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD. Trong số những mặt hàng này, có một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh như điện tử, sản phẩm gỗ, … Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực nay đã đóng vai trò quyết định đến tốc độ tăng trưởng mạnh của kim ngạch xuất khẩu trong những năm qua.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những mặt hàng này cũng thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu nước ta. Từ chỗ chỉ bao gồm những mặt hàng nhiên liệu (dầu thô), nông sản (gạo, thuỷ sản…) đến nay đã xuất hiện một số mặt hàng công nghiệp như sản phẩm điện tử, giày dép.

Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu này chưa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2005, chỉ có 7 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất đã chiếm 69% tổng kim ngạch của nước ta. Điều đó thể hiện sự phụ thuộc của hoạt động xuất khẩu vào một số mặt hàng chủ lực, chưa thực sự đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng.

Ngoài ra, hiệu quả của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực này chưa cao. Ngoài những sản phẩm nhiên liệu hay nông lâm thuỷ sản thì những mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực cũng chủ yếu dưới hình thức gia công hay lắp ráp như dệt may có tỷ lệ gia công lên đến 90%, giày dép có tỷ lệ đầu vào nhập khẩu 60-65% hay điện tử chủ yếu là lắp ráp linh kiện.

3.2. Cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng.

Cơ cấu xuất khẩu trong giai đoạn 1996-2005 vủa Việt Nam đã được cải thiện nhất định. Theo phân loại của Niên giám thống kê (theo kế hoạch Nhà nước), tỷ trọng nhóm hàng nông lâm thuỷ sản đã giảm từ 42,3% năm 1996 xuống còn 26,2% năm 2004, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

tăng từ 28,7% lên 32,6% và nhóm hàng công nghiệp nhẹ và TTCN tăng từ 29% lên 41,2% trong cùng kỳ. Điều đó cho thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu từ những sản phẩm nông nghiệp sang những sản phẩm công nghiệp.

Nếu xét theo nhóm hàng thì sự chuyển dịch trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn này là chậm và không ổn định qua các năm. Trong đó, tỷ trọng của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm dần từ 23,9% năm 2000 xuống còn 21,1% năm 2005; nhóm hàng nguyên liệu khoáng sản giảm dần từ 24,9% năm 2000 xuống còn 19,9% năm 2003 nhưng đã tăng trở lại trong năm 2004-2005 và chiếm tỷ trọng 24,7% năm 2005; nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ có xu hướng tăng nhẹ nhưng không đều và chiếm tỷ trọng 38,4% trong cơ cấu hàng xuất khẩu năm 200515.

Biểu đồ 2.4. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo nhóm mặt hàng.

Đơn vị: %

Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 345 – Tháng 2/2007.

Tóm lại, tuy cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch nhất định theo hướng gia tăng tỷ lệ chế biến, gia tăng tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp

nhưng những chuyển dịch này chưa rõ ràng và chưa đem lại giá trị gia tăng cao.

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w