II. PHÂN TÍCH VẬN DỤNG LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀO CHUYỂN
3. Nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ
Trong giai đoạn 2000-2005, nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất (khoảng 20%/năm), chiếm 38,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tỷ trọng của nhóm hàng này tăng khá mạnh qua các năm với nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện máy tính. Năm 2001, tỷ trọng của nhóm này là 33,9% đã tăng lên 38,3% vào năm 2005 với kim ngạch trên 12,3 tỷ USD. Đây là nhóm hàng có quy mô và tốc độ tăng trưởng cao nhất và cho thấy nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới.
Hình 2.6. Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp và TCMN (2001-2005).
Nguồn: Bộ Công thương24. 3.1. Dệt may.
Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, cũng như nhiều nước khác, Việt Nam khởi động ngành công nghiệp từ ngành may mặc hướng vào xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam liên tục tăng, tuy nhiên cũng có những năm chững lại như năm 1998 (0,07%), 2001(4,3%). Ngành dệt may là nguồn thu hút lao động chính, khoảng 1/4 số lượng nhân công trong tất cả các ngành công nghiệp.
Việt Nam cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may chủ yếu là nhờ vào mức tiền công thấp. Mặc dù có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng hàng xuất khẩu dệt may đa phần được sản xuất theo các hợp đồng gia công, thầu phụ cho các hãng nước ngoài. Năng lực thiết kế sản phẩm yếu kém; chưa xây dựng được sản phẩm có thương hiệu trên thị trường; năng suất lao động kém, giá thành đơn vị sản phẩm cao; công nghiệp phụ trợ cũng yếu kém. Bởi vậy, giá trị gia tăng tạo ra cho nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào lực lượng lao động và hàm lượng nhập khẩu là rất cao (lên đến 80%). Tỷ lệ này qua nhiều năm vẫn
không thay đổi, là thách thức cho quá trình chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp nói riêng và cơ cấu hàng xuất khẩu nói chung.
3.2. Da giày.
Mặt hàng giày dép là sản phẩm xuất khẩu có tầm quan trọng lớn đối với kim ngạch xuất khẩu, năm 2001 (1,5tỷ USD), 2005 (3 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1996-2006 là 24%25.
Xuất khẩu giày dép cũng đã thâm nhập được nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có cả những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU. Tuy nhiên, ngành công nghiệp da giày Việt Nam đang phải đối mặt gay gắt với vấn đề kiện chống bán phá giá ở EU và nguy cơ giảm kim ngạch khi bị áp mức thuế chống bán phá giá này.
Yếu tố quyết định sự dịch chuyển trong ngành công nghiệp da giày là chi phí sản xuất. Trong khi đó, ngành công nghiệp này của Việt Nam đang dựa chủ yếu vào các hợp đồng thầu phụ, bởi vậy nó phụ thuộc mạnh mẽ vào nhập khẩu. Tuy được xếp vào nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhưng hiệu quả trong xuất khẩu hàng ngành da giày không cao, gây lãng phí nguồn lực nhân công trong nước.
3.3. Thủ công mỹ nghệ.
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đang trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (năm 2005, kim ngạch xuất khẩu là 566 triệu USD). Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu với nhiều loại mặt hàng khác nhau, tập trung chủ yếu vào 5 nhóm mặt hàng, trong đó mặt hàng gốm sứ chiếm tỷ trọng lớn, năm 2000 chiếm 49,5% và năm 2004 chiếm 43,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Cơ cấu thị trường hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu có chiều hướng phát triển tốt, theo hướng đa dạng hoá, mở rộng được nhiều thị trường mới
với gần 100 nước. Các điều kiện thâm nhập thị trường trong lĩnh vực này đối với Việt Nam tương đối thuận lợi, Việt Nam được tự do xuất khẩu vào thị trường EU và được ưu đãi tại Canada và Malaysia.
Hiệu quả xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ rất cao. Nếu như mặt hàng dệt may, giày dép có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng tỷ lệ thực thu ngoại tệ thấp (60%). Trong khi đó, hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có với một lực lượng lao động đơn giản, tạo ra tỷ lệ thực thu ngoại tệ cao (98%).
Tóm lại, trong nhóm mặt hàng thủ công mỹ nghệ, Việt Nam đã bước đầu phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình, sự chuyên môn hóa trong sản xuất mặt hàng này cũng đang được phát triển.
Ngoài những mặt hàng nêu trên, nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ còn bao gồm một số mặt hàng chủ lực khác như gỗ, điện tử, sản phẩm nhựa, dây cáp điện và một số mặt hàng mới. Tuy nhiên, những mặt hàng này trong thời gian qua cũng mắc phải tình trạng chung đó là còn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện sẵn có, quy mô nhỏ lẻ, khó khăn về công nghệ… Đây là một vấn đề lớn nổi lên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu trong thời gian qua.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XÁC ĐỊNH LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 1996