Khắc phục những hạn chế, những tác động tiêu cực nảy sinh trong quá trình ứng dụng và phát triển TMĐT ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 120 - 127)

- Tăng cường hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

3.2.7. Khắc phục những hạn chế, những tác động tiêu cực nảy sinh trong quá trình ứng dụng và phát triển TMĐT ở Việt Nam.

trong quá trình ứng dụng và phát triển TMĐT ở Việt Nam.

Bên cạnh những lợi ích kể trên, TMĐT cũng đặt ra hàng loạt vấn đề bức xúc và những thách thức đối với toàn xã hội, nhất là ở các nước đang phát triển. Tuy TMĐT mới được áp dụng trên phạm vi toàn cầu khoảng một thập kỷ qua nhưng hàng loạt vấn đề đã nảy sinh.

“Sự phân cách số” (digital divide) đang là một trong những vấn đề được toàn thế giới quan tâm. Hiện có sự chênh lệch rất lớn về khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và TMĐT nói riêng giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển, đồng thời sự chênh lệch ngày càng lớn giữa các tầng lớp dân cư trong trong phạm vi một quốc gia, giữa các doanh nghiệp có qui mô và tiềm lực lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực ra, sự phân hóa giàu nghèo vẫn luôn nảy sinh và chưa thể được giải quyết, nhưng trong kỷ nguyên số hóa, sự “phân cách số” sẽ càng làm tăng khoảng cách chênh lệch, tạo nên sự chênh lệch một cách toàn diện. Vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ giáo dục, thực thi các

biện pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm tạo điều kiện để tăng cường khả năng tiếp cận với công nghệ thông tin của những tầng lớp dân cư thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn, dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.

Thương mại điện tử đã và đang làm thay đổi phong cách sinh hoạt của xã hội, khiến đời sống văn hóa của toàn xã hội có nhiều biến đổi. Tác động văn hoỏ xó hội của Internet, môi trường hoạt động chủ yếu của TMĐT, cũng đang là một mối quan tâm quốc tế, vỡ hàng loạt tỏc động tiêu cựcđó xuất hiện. Từ đó có thể thấy rằng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, hay đối với chiến lược phát triển đối với từng lĩnh vực như văn hóa, giáo dục,... cần có sự điều chỉnh và đổi mới theo hướng phù hợp với “thời đại số hóa”, vừa cần duy trì và phát huy những giá trị thực sự mang tính “bản sắc dân tộc”, vừa cần hướng tới một nền văn hóa hiện đại và năng động.

Thương mại điện tử cũng có xu hướng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia. Các nước đang phát triển tiếp tục đứng trước cuộc cạnh tranh kinh tế không cân sức, nên càng dễ chịu nhiều thua thiệt và bất bình đẳng. Trong một thế giới “số hóa”, nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển như: địa vị quốc gia, sự lũng đoạn của các nước phát triển, sự phân tán quyền lực của các ngành, chủ quyền quốc gia, quyền tri thức và quyền riêng tư cá nhân v.v.. cần được tiếp tục nghiên cứu, chủ động tiếp thu mặt tích cực, phòng ngừa các tiêu cực xảy ra. Do vậy, cần có những đối sách hữu hiệu nhằm tránh sự tụt hậu nghiêm trọng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, nguy cơ lệ thuộc cụng nghệ đang là một vấn đề khiến các nước phải quan tâm. Sự phụ thuộc ấy khụng chỉ thể hiện ở những thiệt thũi về kinh tế, mà ở tầm cao hơn: Mỹ và các nước tiên tiến gần với Mỹ về công nghệ thông tin có thể nắm được hết thông tin của các nước thuộc đẳng cấp công nghệ thấp hơn. Đõy có thể là một trong những nét đặc trưng cơ bản của trật tự thế giới mới trong thế kỷ XXI. Vì vậy cần khẩn trương có những đối sách hữu hiệu.

* * *

Hiện nay nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, còn đang dần phải hoàn thiện từ thể chế kinh tế tới các yếu tố thị trường. Cho nên, để có thể phát triển thương mại điện tử, một loại hình hoạt động mới xuất hiện bắt nguồn từ sự phát triển cao của lực lượng sản xuất, Việt Nam cần chú trọng sự phát triển một cách toàn diện và cần đặc biệt tuân thủ những quy luật thị trường. Đồng thời với việc phát triển thương mại điện tử, rất cần phải từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế và các yếu tố thị trường, tạo lập đồng bộ các điều kiện phát triển thương mại điện tử.

Những quan điểm chung trong quá trình phát triển TMĐT và các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển TMĐT ở Việt Nam chỉ có thể trở thành hiện thực và mang lại hiệu quả nếu như có sự đổi mới một cách căn bản từ nhận thức của các nhà lãnh đạo tới sự triển khai trong thực tế.

Kết luận

Có thể thấy rằng sự hình thành và phát triển TMĐT quan hệ mật thiết với các xu hướng kinh tế - chính trị - xã hội - công nghệ và là một xu hướng khách quan, phù hợp với các qui luật thị trường. Thương mại điện tử hình thành và phát triển rộng khắp trên phạm vi toàn cầu nhờ những tiền đề quan trọng: xu hướng toàn cầu hóa kinh tế; xu hướng phát triển kinh tế tri thức, “số hóa” các hoạt động kinh tế - xã hội, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt do sự ra đời Internet/ Web.

Sự phát triển Internet và TMĐT là một trong những xu thế lôi cuốn và tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia, tạo ra những thay đổi căn bản không chỉ trong đời sống kinh tế và trên toàn bộ các lĩnh vực chính trị - văn hóa - xã hội trong mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu. Mặc dù TMĐT toàn cầu đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, nhưng sự phát triển không ngừng các mạng thông minh, Internet đã và đang tạo ra những thay đổi to lớn trong cách thức kinh doanh và hoạt động kinh tế, văn hóa của toàn xã hội. Thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp tăng cường khả năng nắm bắt thông tin và mở rộng thị trường, giảm chi phí trực tiếp, đem lại khả năng hợp lý hóa dây chuyền sản xuất - kinh doanh, tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành tố tham gia vào quỏ trỡnh thương mại. Từ góc độ của người mua hàng, TMĐT tạo sự thuận tiện hơn cả về không gian và thời gian, tăng khả năng lựa chọn do tiếp cận dễ dàng các mặt hàng, các dịch vụ, thu được thông tin phong phú hơn, từ đó có thể đáp ứng nhu cầu tốt hơn. Đối với phạm vi toàn xã hội, kỷ nguyên số hóa đã bắt đầu với TMĐT là một thành tố. Bởi thế TMĐT nên được nhìn nhận trong bối cảnh của nền kinh tế số hóa đang trỗi dậy, hứa

hẹn việc số hóa phần lớn các hình thái hoạt động của con người. Xột trờn bỡnh diện quốc gia, TMĐT sẽ tạo tiền đề để có thể sớm tiếp cận nền “kinh tế tri thức, kớch thớch sự phỏt triển của ngành cụng nghệ thụng tin, đồng thời có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, mang lại khả năng cải thiện môi trường hành chính và môi trường đầu tư.

Thương mại điện tử bao hàm một phạm vi rộng lớn cỏc hoạt động kinh tế - xó hội, không đơn thuần chỉ là dựng phương tiện điện tử để thực hiện cỏc hành động buụn bỏn truyền thống, nên cần nhận thức về TMĐT trong mối quan hệ hữu cơ với các nhân tố trong môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Những nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử là tổng thể gồm nhiều nhân tố đan xen nhau, tác động qua lại. Thực ra, khó có thể phân tách rạch ròi các nhân tố mà chỉ có thể khái quát một các tương đối các nhân tố quan trọng đó, bao gồm: hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực, khuôn khổ pháp lý, môi trường kinh tế, hệ thống thanh toán tự động, an toàn và bảo mật. Sự thiếu hụt và không đồng bộ đối với các nhân tố đó sẽ là những trở ngại chính đối với sự phát triển TMĐT.

Tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam cho thấy các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp và công chúng đã sớm tiếp cận và bước đầu triển khai TMĐT. Tuy với số lượng còn rất nhỏ, một số doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế đã bước đầu tiếp cận TMĐT và đã thu được những thành công nhất định, tạo được sự quan tâm của xã hội. Nhận thức về TMĐT đã được khơi dậy và kiến thức về TMĐT đang từng bước được phổ biến. Trong những năm gần đây, nhiều hoạt động nhằm nâng cao năng lực nhận thức của các nhà quản lý, các doanh nghiệp và công chúng về TMĐT đã được triển khai và đã có những kết quả bước đầu. Một số tổ chức đã xây dựng Web site nhằm khuyến khích và thúc đẩy hoạt động thương mại nói chung và TMĐT nói riêng. Việt Nam cũng đã tiến hành một số chương trình thử nghiệm giao dịch TMĐT song phương.

Nhưng tới nay trình độ nhận thức và sự tiếp cận, tham gia TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất sơ khai. Việc triển khai TMĐT vẫn còn trong giai đoạn manh nha, sơ khai và trong một quy mô thị trường rất hẹp. Sự nhận thức về TMĐT của các doanh nghiệp, công chúng và thậm chí cả các cơ quan quản lý cũng vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang trên lộ trình tiếp cận với TMĐT, hầu như chưa có giao dịch TMĐT một cách đầy đủ. Bên cạnh một số mô hinh triển khai TMĐT đã thu được một số thành quả nhất định, thực tế cũng cho thấy rằng không phải bất kỳ doanh nghiệp Việt Nam nào tham gia TMĐT cũng thu được thành công.

Nguyên nhân căn bản nhất của tình hình trên do cỏc nhân tố quyết định sự hình thành và phát triển TMĐT đều chưa được tạo lập ở mức độ cần thiết để có thể phát triển TMĐT. Bản thân mỗi nhân tố cũng chịu nhiều tác động từ các môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... và cũng tồn tại nhiều vấn đề nan giải.

Để có thể phát triển TMĐT ở Việt Nam nhất thiết phải cú một quỏ trỡnh chuẩn bị, tạo lập các nhân tố cần thiết. Đây là vấn đề chủ yếu đặt ra đối với Việt Nam nhằm phát triển TMĐT. Quá trình đó đòi hỏi phải tuân thủ những quan điểm chung trong quá trình phát triển TMĐT ở Việt Nam: 1. Sự phát triển TMĐT cần tuân thủ cơ chế thị trường cùng với sự tác động tích cực của Nhà nước. 2. Phát triển TMĐT dựa trên sự mở rộng hợp tác quốc tế và cần phù hợp với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. 3. Chiến lược phát triển TMĐT cần phù hợp và kết hợp chặt chẽ với những nội dung của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, để giải quyết những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình phát triển TMĐT, cần chú trọng giải quyết các vấn đề: 1. Phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin. 2. Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực nhận thức của toàn xã hội về TMĐT. 3. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. 4. Hoàn thiện môi trường kinh tế. 5. Phát triển các hình thức thanh toán điện tử. 6. Xây

dựng hệ thống đảm bảo an toàn và bảo mật. 7. Khắc phục những hạn chế, những tác động tiêu cực nảy sinh trong quá trình ứng dụng và phát triển TMĐT ở Việt Nam. Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đều chứng tỏ Nhà nước sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình tạo lập các điều kiện phát triển TMĐT và thúc đẩy sự phát triển TMĐT ở Việt Nam.

Với một nước đang phát triển như Việt Nam cần cẩn trọng, không thể vội vàng tiến hành TMĐT nếu như thiếu các nhân tố cần thiết. Nhưng cũng không có nghĩa rằng chỉ khi nào tạo lập đầy đủ các nhân tố thì mới có thể triển khai TMĐT. Quá trình hình thành và phát triển TMĐT ở Việt Nam tất yếu sẽ đặt ra những vấn đề cần giải quyết, những trở ngại cần vượt qua, từ đó đặt ra nhu cầu cần thiết phải hoàn thiện những nhân tố hiện có, tạo lập những nhân tố mới cần cho sự hình thành và phát triển TMĐT. Bản thân sự phát triển và hoàn thiện mỗi nhân tố cũng là một quá trình với nhiều giai đoạn, sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế, với quá trình phát triển TMĐT nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 120 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w