Những tiền đề của sự hình thành và phát triển thương mại điện tử trên thế giới.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 31 - 35)

1.2.1. Những tiền đề của sự hình thành và phát triển thương mại điện tử trên thế giới. tử trên thế giới.

Thứ nhất, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế ngày càng mở rộng.

Trong vài thập kỷ gần đây, toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành một xu thế khách quan. Toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển các hoạt động thương mại và đầu tư, sự trao đổi thông tin và các vấn đề quản lý trên phạm vi toàn thế giới. Theo nhiều dự báo, quá trình toàn cầu hóa kinh tế cũng như toàn cầu hóa các luồng thông tin trao đổi giữa các quốc gia và các đại lục đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và lôi cuốn tất cả các quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hóa kinh tế sẽ ngày càng mở rộng nhờ sự phát triển của viễn thông tin học và các phương tiện vận chuyển hiện đại. Sự phát triển của viễn thông tin học (tốc độ truyền dữ liệu cao, mạng máy tính kết nối Internet, điện thoại di động và các dịch vụ đa phương tiện) tạo ra các nền tảng căn bản cho quá trình toàn cầu hóa. Các luồng lưu lượng trao đổi giữa các đại lục rất lớn và cho thấy có "sự thu hút" thông tin giữa các đại lục với nhau.

Khuynh hướng thị trường hóa các nền kinh tế cùng với sự phát triển các hoạt động thương mại, đầu tư, hình thành các khu vực mậu dịch tự do, các liên minh kinh tế, tài chính,... khiến cho nền kinh tế thế giới càng tăng tính cạnh tranh. Sự phát triển các hoạt động thương mại và đầu tư và sự gia tăng sức ép cạnh tranh trong nền kinh tế quốc tế đã khiến các doanh nghiệp, các quốc gia phải luôn chú trọng tới tính hiệu quả, tăng cường năng lực cạnh tranh, phải luôn tận dụng mọi cơ hội, luôn đổi mới và vận dụng tối đa các thành tựu công nghệ.

Chính vì lẽ đó, TMĐT, với các lợi thế đặc biệt về tiết kiệm thời gian và sự giảm chi phí, tăng cường khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường, đã phát triển với tốc độ rất nhanh, được hầu hết các doanh nghiệp, các quốc gia lưu tâm và từng bước tiếp cận. Nếu như sự cạnh tranh là điều bắt buộc, là một “thách thức” đối với các quốc gia, các doanh nghiệp trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thì quá trình toàn cầu hóa cũng mở ra nhiều “cơ hội” mở rộng thị trường. Khả năng mở rộng thị trường cũng là một yếu tố sâu xa

rộng nên cần có những loại hình kinh doanh mới làm giảm sự ngăn cách về không gian - TMĐT đã đáp ứmg được điều đó.

Thứ hai, sự hình thành và phát triển của kinh tế tri thức với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt với sự ra đời Internet/World Wide Web.

Sự ra đời của máy tính điện tử cùng với việc xuất hiện các khoa học về thông tin, điều khiển, hệ thống,... vào những năm giữa thế kỷ XX là những mầm mống khởi đầu cho một kỷ nguyên phát triển mới của xã hội loài người - "kỷ nguyên số hóa" - tạo nên những biến đổi trong môi trường kinh tế, xã hội trên thế giới trong mấy thập niên qua, đặc biệt trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX. Sự phát triển và hoàn thiện của kỹ thuật số đó đưa tới cuộc "cách mạng số hoá", thúc đẩy sự ra đời của "kinh tế số hoỏ" và "xó hội thụng tin", mà TMĐT là một bộ phận hợp thành. Kỹ thuật số được áp dụng trước hết vào máy tính điện tử, tiếp đó sang các lĩnh vực khác (cho tới điện thoại di động, thẻ tín dụng...). Cách mạng số hoá diễn ra rất nhanh. Chiếc mỏy tớnh điện tử đầu tiên có thể chương trỡnh hoỏ (chiếc Electronic Numerical Integrator Computer) ra đời năm 1946, có kích thước bằng 4-5 gian buồng, trị giá nhiều triệu USD, và chỉ thực hiện được 5000 lệnh trong một giây. Từ thập niên 80, khi lần lượt các thế hệ máy vi tính ra đời với năng lực xử lý thông tin và sản lượng càng ngày càng cao, giá thành giảm mạnh đã khiến tin học được sử dụng trong khắp mọi lĩnh vực hoạt động, được đại chúng hóa. Hệ thống liên lạc viễn thông và hệ thống định vị toàn cầu thông qua các vệ tinh đó bao phủ toàn thế giới.

Bước chuyển biến có ý nghĩa quyết định nhất, thuyết phục nhất, khẳng định sự xuất hiện của một nền kinh tế thông tin và một xã hội thông tin trong thực tế là các siêu xa lộ thông tin mà bằng chứng hiển hiện là sự phát triển bùng nổ của mạng Internet toàn cầu, tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống con người. Năm 1969, Bộ Quốc phũng Mỹ bắt đầu nghiên cứu các tiêu chuẩn và công nghệ - thiết bị truyền gửi dữ liệu cho phép lập một mạng

toàn quốc, nối ghép các mạng cục bộ và miền rộng sử dụng các chuẩn công nghệ khác nhau thành một mạng chung để trao đổi thông tin nhanh chóng và kịp thời. Năm 1983 dự án này thành công, một mạng toàn cục ra đời, sau đó tách thành hai mạng: MILnet chuyên dùng cho quân đội và ARPAnet dùng cho nghiên cứu và giáo dục. Các mạng máy tính đều có thể kết nối với ARPAnet, vỡ thế nú được đặt tên là Internet. Công nghệ Internet chỉ thực sự trở thành công cụ đắc lực khi áp dụng thêm giao thức chuẩn quốc tế HTTP (Hyper Text Transfer Protocol: giao thức chuẩn truyền siêu văn bản), tạo ra nhiều dịch vụ khỏc nhau. Trong rất nhiều dịch vụ Internet, nổi bất nhất tới nay là dịch vụ World Wide Web ra đời năm 1991 (thường gọi tắt là Web, viết tắt là www hoặc w3) là công nghệ sử dụng các siêu liên kết văn bản (hyperlink, hypertext) tạo ra các văn bản chứa nhiều tham chiếu tới các văn bản khác, cho phép người sử dụng tự động chuyển từ một cơ sở dữ liệu này sang một cơ sở dữ liệu khác, bằng cách đó mà truy nhập vào các thông tin thuộc các chủ đề khác nhau và dưới các hỡnh thỏi khỏc nhau (văn bản, đồ hoạ, âm thanh) vừa phong phú về nội dung, vừa hấp dẫn về hỡnh thức. Từ năm 1995, Internet được chính thức công nhận là mạng toàn cầu. Các mạng và các máy tính có địa chỉ Internet có thể giao tiếp với nhau, truyền gửi cho nhau các thông điệp (thư điện tử: electronic mail, hay e-mail), và các dữ liệu thuộc hàng trăm ứng dụng khác nhau.

Quỏ trỡnh tin học hoỏ xó hội bắt đầu bùng nổ, rồi nhanh chóng chuyển sang mang tính chất "toàn cầu", tạo nên "xó hội thụng tin xuyờn biờn giới" sau khi Internet ra đời. Mạng Internet, nối hàng trăm triệu máy tính của người dùng, có thể truy cập đến hàng triệu nguồn cung cấp thông tin trên khắp thế giới, không còn chỉ là một phương tiện kỹ thuật đơn thuần, mà đã trở thành một môi trường mới của mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá,... dẫn tới những chuyển biến nhanh chóng trong đời sống con người trên khắp hành tinh chúng ta.

Internet/World Wide Web ra đời và phát triển đó tạo đà thúc đẩy mạnh mẽ quá trỡnh toàn cầu hoỏ. Xột trờn bỡnh diện toàn cầu, con đường tơ lụa (the Silk Road) một nghỡn năm trước đây là một đột phá: những chiếc xe lăn bánh chậm chạp trên con đường vạn dặm xuyên sa mạch và qua nhiều quốc gia không chỉ mang tơ lụa, vải vóc, vàng bạc làm giàu cho nhiều nước, mà cũn giỳp truyền bỏ cả khoa học kỹ thuật, văn hóa và triết lý. Internet ngày nay cũng tương tự như "con đường tơ lụa", nhưng ở một tầm khác hẳn về phạm vi và về công nghệ: không chỉ nối Á - Âu, mà toàn cầu; khụng cần thời gian giao thụng mà tức khắc.

Trong bối cảnh ấy, hoạt động kinh tế nói chung và thương mại nói riêng (kể cả khâu quản lý) cũng chuyển sang dạng "số hoá", "điện tử hoá". Thương mại điện tử dần hỡnh thành và ngày càng phát triển. Internet tạo ra bước phát triển mới của ngành truyền thông và đó trở thành môi trường hoạt động quan trọng nhất của thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w