Tình hình phát triển thương mại điện tử tại Trung Quốc những năm gần đây.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 44 - 47)

- Thái Bình Dương

1.3.1.Tình hình phát triển thương mại điện tử tại Trung Quốc những năm gần đây.

năm gần đây.

Trung Quốc đã tập trung nỗ lực cho việc xõy dựng kết cấu hạ tầng cụng nghệ thụng tin, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển TMĐT. Trung Quốc đã dành được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực CNTT và truyền thông. Nền kinh tế tăng trưởng hàng năm khoảng 8,3% trong khi tốc độ tăng trưởng

ngành công nghiệp truyền thống. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện tử và CNTT đạt 55,1 tỷ USD, chiếm gần 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường máy tính cá nhân của Trung Quốc đại lục tăng trưởng nhanh chóng, hiện nay cả nước có khoảng 30 triệu chiếc, tuy nhiên tỉ lệ vẫn còn rất thấp. Ở thành thị 5% số hộ gia đình có máy tính cá nhân (trong khi ở Hoa Kỳ là 49%). Tính cả nước, 3,2% số hộ gia đình có máy tính cá nhân (trong khi ở Đài Loan là 14%, Hàn Quốc 15%, Hồng Kông 30%, Singapore 36%) [26, 227].

Số lượng người sử dụng Internet ở Trung Quốc tăng lên đáng kể trong vài năm gần đây. Tới tháng 1-2001, Trung Quốc có khoảng 22,5 triệu người sử dụng Internet và 8,92 triệu máy tính cá nhân kết nối Internet, tăng gấp 3 lần so với tháng 1-2000. Từ 1997 tới 2000, số người sử dụng Internet ở Trung Quốc tăng gấp đôi sau 6 tháng. Hiện Trung Quốc có khoảng 122.099 web site được đăng ký với tên miền có đuôi .cn, với 96.221 web site (78,8% trong tổng số tên miền đã đăng ký) thuộc các tổ chức tài chính và thương mại [26, 228]. Sự gia tăng mạnh mẽ số lượng web site trong năm 2000 chứng tỏ nhiều công ty đã quan tâm tới Internet, tới việc tạo lập web site của mình và chú trọng tham gia TMĐT. Sự gia tăng số lượng người sử dụng Internet có quan hệ mật thiết với việc tăng cường khả năng truy cập. Nhờ sự hỗ trợ và đầu tư của cả khu vực nhà nước và tư nhân, tốc độ truy cập Internet quốc tế chỉ 24,5 Mbps (năm 1997) đã tăng lên 2,8 Gbps vào cuối năm 2000. Trung Quốc hiện có 300 nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) và 1.000 cổng kết nối [26, 228].

Cùng với sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực CNTT, thương mại điện tử ở Trung Quốc cũng đã có những thành tựu to lớn, phát triển rất nhiều lĩnh vực. Thương mại điện tử B2C mới bắt đầu hình thành từ năm 1999, với tổng doanh thu bán hàng qua mạng đạt 3,8 triệu USD, chiếm 0,018% tổng doanh thu bán lẻ của Trung Quốc. Tuy nhiên, các báo cáo gần đây cho biết các giao dịch TMĐT của Trung Quốc tới năm 2000 đã lên tới 9,33 tỷ USD, gồm 47,17 triệu USD giao dịch B2C và 9,29 tỷ USD giao dịch B2B. Giá trị giao dịch B2B chiếm tới 90% giá trị giao dịch TMĐT.

Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm B2B là 194% và B2C là 274% [26, 231].

Do còn những hạn chế về quản lý hành chính, luật pháp, hạ tầng cơ sở CNTT và tài chính, TMĐT vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong các hoạt động trên mạng. Mới chỉ có 2% dân số sử dụng Internet và các giao dịch qua Internet mới chỉ chiếm ít hơn 1% GDP, TMĐT ở Trung Quốc vẫn còn trong thời kỳ sơ khai. Năm 2000, chỉ có 31,67% số người sử dụng Internet tham gia mua bán qua mạng, mặc dù con số này đã gấp hai lần năm 1999 [26, 232]. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Bộ Công nghiệp Thông tin cho thấy gần 1/2 số người sử dụng Internet cảm thấy thích thú và nhiệt tình đối với các cửa hàng trực tuyến, các trường học trực tuyến và dịch vụ môi giới trực tuyến. Công ty tư vấn Anderson đưa ra một dự đoán rằng tới 2003, doanh thu TMĐT của Trung Quốc sẽ đạt 4,2 tỷ USD [26, 233].

Trong lĩnh vực ngoại thương, TMĐT cũng đạt được những bước tiến đáng kể. Trung Quốc đã có nhiều cố gắng trong việc ứng dụng Internet, TMĐT, coi Internet như một môi trường quan trọng để có thể xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc. Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế (MoFTEC) đã thiết lập web site vào năm 1998, nhằm cung cấp các thông tin thương mại và phổ biến đại chúng các chính sách ngoại thương của Trung Quốc, khuyến khích nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong việc quản lý hành chính các hoạt động thương mại. Từ khi bắt đầu dự án Kim Môn năm 1993, mạng máy tính của MoFTEC, Cục Hải quan, Cục Trao đổi ngoại hối, các ngân hàng thương mại, Cục Thống kê và một số công ty đã được kết nối, góp phần đơn giản hóa các thủ tục thương mại, giảm chi phí và thời gian giao dịch. MoFTEC cũng đã thiết lập web site cho Thị trường thương mại hàng hóa Trung Quốc (http://www.chinamarket.com.cn), nơi các giao dịch kinh doanh có thể thực hiện qua mạng. Hội chợ hàng xuất khẩu Trung Quốc, hội chợ thương mại lớn nhất và ở cấp độ cao nhất, cũng thiết lập web site (http://www.cecf.com.cn) với thông tin về các lĩnh vực. Trung tâm

1996, dưới sự quản lý về mặt hành chính của MoFTEC, nhằm trợ giúp các doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng TMĐT trong thương mại quốc tế. Các cơ quan thuộc MoFTEC, các sở thương mại ở địa phương và 6 hiệp hội thương mại đã kết nối với CIECC). CIECC đảm trách toàn bộ việc xây dựng và vận hành các mạng TMĐT ở Trung Quốc, đảm trách lập kế hoạch về phương diện TMĐT trong phát triển kinh tế và thương mại quốc tế của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 44 - 47)