Đối với người mua hàng.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 27)

Từ góc độ của người mua hàng, TMĐT tạo sự thuận tiện hơn cả về không gian và thời gian, tăng khả năng lựa chọn do tiếp cận dễ dàng các mặt hàng, các dịch vụ, thu được thông tin phong phú hơn, từ đó có thể đáp ứng nhu cầu tốt hơn. Mặc dù họ phải bỏ thêm chút ít công sức khi mua hàng qua mạng, nhưng bù lại, họ có thể mua hàng tại nhà bất cứ lúc nào, dù ngày hay đêm. Internet cách mạng hoá marketing bán lẻ và marketing trực tiếp. Người tiêu dùng có thể mua sắm bất cứ sản phẩm nào của nhà sản xuất và những nhà bán lẻ trên khắp thế giới. Họ có thể xem xét các sản phẩm, thông tin về sản phẩm trên máy tính hay màn hình tivi, có thể lấy những thông tin này hay dùng nó để tạo ra những yêu cầu về các sản phẩm phù hợp với mình, đặt hàng và thanh toán ...

Thêm vào đó, việc so sánh hàng hoá trên mạng cũng rất thuận lợi. Thời gian để người mua kiểm tra hàng loạt website thương mại chỉ bằng vài phần trăm lượng thời gian họ cần để gọi điện hoặc ghé thăm một vài cửa hàng hữu hỡnh. Việc tỡm kiếm những mặt hàng khan hiếm, ít người biết đến, như sách cổ, đồ cổ... cũng trở nên dễ dàng hơn, thông qua việc ngồi một chỗ tra cứu danh mục sản phẩm của một thương hiệu thương mại điện tử, thay vỡ phải tới hết cửa hiệu này đến cửa hiệu khác. Trong nhiều trường hợp, các cửa hàng trên mạng cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn những cửa hàng truyền thống, kể cả khi không có sự tương tác người - người trực tiếp. Khả năng tỡm hiểu kiến thức cơ bản, hoặc trao đổi với nhân viên bán hàng qua Internet cao hơn.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 27)