TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 53 - 56)

- Thái Bình Dương

2.1.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM.

Ngay từ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước đó chủ trương vận dụng công nghệ - thông tin trong một số lĩnh vực. Thực hiện

các chủ trương của Đảng và Nhà nước, từ những năm 70 công nghệ thông tin ở nước ta đó được ứng dụng và phát triển, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xó hội của đất nước. Sau khi thống nhất đất nước, Hội đồng Chính phủ đó hai lần ra cỏc Nghị quyết (số 173-CP/1975 và số 245- CP/1976) về tăng cường ứng dụng toán học và máy tính điện tử trong quản lý kinh tế, tăng cường quản lý và sử dụng mỏy tớnh điện tử trong cả nước.

Chuyển sang thời kỳ đổi mới, mà mốc dấu quan trọng nhất kể từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, việc thực hiện chính sách cải cách kinh tế - xó hội đã đạt được những kết quả đầy ấn tượng với mức tăng trưởng bền vững và mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới. Sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và thực thi chính sách "mở cửa", mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác kinh tế quốc tế đã khiến nền kinh tế Việt Nam từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Với xu thế phát triển chung của thế giới, Việt Nam cũng đó bước đầu tiếp cận và triển khai thương mại điện tử ở mức độ nhất định.

Nếu xét "thương mại điện tử" trên góc độ tiến hành trao đổi thương mại thông qua phương tiện điện tử thỡ việc sử dụng điện thoại, FAX, thư điện tử (e-mail) và sử dụng máy tính điện tử như một công cụ làm việc ở tầm dùng hạn chế (độc lập hoặc trong mạng cục bộ) đều đó được sớm thực hiện. Nếu xột trên góc độ tiến hành thương mại qua Internet và cỏc phõn mạng của nú với những nội dung đầy đủ của TMĐT thỡ sự tham gia của Việt Nam mới ở giai đoạn khởi đầu.

Cách đây 5 năm, ngày 19-11-1997, Việt Nam chớnh thức hũa mạng Internet. Tới nay, Internet đó lan tỏa rộng khắp mọi nơi, mọi miền. Trong 5 năm, lượng thuê bao Internet gián tiếp đều tăng cao.

Biểu 4. Số lượng thuê bao Internet ở Việt Nam trong 5 năm qua

Tháng 12-1998 1.961

Tháng 12-1999 7.847 400%

Tháng 12-2000 102.139 1300%

Tháng 12-2001 166.616 163%

Ngày 19-6-2002 174.144 104%

Nguồn: VASC Orient căn cứ theo sốthống kờ của Trung tõm Thụng tin mạng Internet Việt Nam (VNNIC)

Hiện nay, gộp cả số thuê bao Internet card thì Việt Nam có khoảng 250.000 thuê bao, mật độ bình quân trên đầu người mới đạt khoảng 0,3%. Như vậy, hiện Việt Nam có khoảng 1 triệu người sử dụng Internet, thấp hơn so với mức trung bình của thế giới và khu vực (Tạp chí Tia sáng tháng 9-2002). Theo kế hoạch phát triển Internet Việt Nam, vào năm 2005, mật độ bỡnh quõn số thuờ bao Internet sẽ đạt từ 1,3 đến 1,5/100 dân, tỷ lệ số dân sử dụng Internet từ 4 đến 5%, tiến tới đạt tỷ lệ này ở mức trung bỡnh của khu vực vào năm 2010, nhưng đây cũng mới chỉ là chỉ tiêu phấn đấu.

Số lượng 1 triệu người sử dụng Internet hiện tại so với gần 20 triệu người dân sống ở các đô thị và so với dân số Việt Nam gần 80 triệu người thì quả là con số nhỏ nhoi. Tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng trên thực tế trong tổng số người sử dụng Internet nhỏ nhoi đó lại chiếm phần lớn là các cơ quan hành chính hoặc học sinh, sinh viên - những đối tượng ít liên quan đến hoạt động thương mại. Mặt khác, nhận thức về Internet của người sử dụng cũng còn hạn chế. Ngoài ra, rào cản ngụn ngữ (tiếng Anh), kiến thức kỹ thuật (cỏch sử dụng mỏy tớnh) cũng cũng khiến người sử dụng Internet gặp nhiều trở ngại.

Với đặc thù của loại hình TMĐT, số lượng người sử dụng Internet sẽ quyết định số lượng người tham gia hoạt động TMĐT, quyết định quy mô thị trường của TMĐT ở Việt Nam. Trong tổng số người sử dụng Internet ở Việt Nam cũng sẽ chỉ có một phần nhỏ quan tâm tới giao dịch TMĐT, còn

số lượng người sử dụng Internet tham gia giao dịch TMĐT chắc còn thấp hơn nữa. Có thể khẳng định một thực tế là quy mô thị trường cho TMĐT ở Việt Nam còn rất nhỏ.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 53 - 56)