Hệ thống thanh toán tự động.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 91 - 96)

- Thái Bình Dương

2.2.5.Hệ thống thanh toán tự động.

Có thể nhận định khái quát rằng, “hoạt động của các ngân hàng thương mại còn nhiều yếu kém. Chất lượng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ quá hạn lớn; tình hình tài chính của một số ngân hàng thương mại khó khăn. Thị trường vốn phát triển chậm; tỷ lệ sử dụng tiền mặt còn lớn; các loại dịch vụ tài chính, ngân hàng chưa phát triển. Thị trường chứng khoán đã mở ra, song hoạt động còn lúng túng” [22, 253].

Theo xu hướng phát triển chung của toàn thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước phát triển thanh toán điện tử trong những năm gần đây. ở Việt Nam, một số hình thức thanh toán điện tử đã và đang bước đầu hình thành, nhưng chưa phát triển, chưa đảm bảo cho sự phát triển TMĐT.

Hệ thống thanh toán thẻ ngân hàng (ATM). Từ 1996, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam bắt đầu tiến hành thanh toán ATM đầu tiên phục vụ nội bộ trong mạng lưới của ngân hàng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Năm 2000, BIDV tiến hành dịch vụ ATM trong nội bộ và phục vụ một số khách hàng ở Hà Nội. Tới năm 2001, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã mở rộng dịch vụ ATM rộng rãi trong mạng lưới của ngân hàng ở Hà

Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Tới nay, phát hành thẻ ATM vẫn rải rác và hệ thống này chưa liên kết quốc tế để có thể tạo sự thuận tiện cho khách hàng ở trong và ngoài nước. Từ 1996 tới nay, cũng mới chỉ phát hành được khoảng 5.000 thẻ ATM [38, 35]. Hy vọng trong thời gian tới, với sự đầu tư mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại, số lượng khách hàng sử dụng thẻ ATM sẽ tăng lên đáng kể.

Hệ thống thanh toán thẻ quốc tế (VISA/MASTER/JCB/American Express,...). Cùng với 4 ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng thương mại trong nước Vietcombank, eximbank, ACB, FirstVina Bank đã phát hành thẻ thanh toán quốc tế. Nhiều ngân hàng thương mại đã thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ. Tuy nhiên, tổng số thẻ phát hành vẫn còn rất khiêm tốn. Doanh số thẻ quốc tế đạt 194 triệu USD vào năm 1999, tăng 11% so với năm 1998. Tới 2000, doanh số đạt khoảng 203 triệu USD, tăng 5% so với năm 1999, trong đó VISA chiếm 45% tổng doanh số [38, 25].

Thanh toán quốc tế qua SWIFT. Các ngân hàng cũng đã tham gia hệ thống thanh toán S.W.I.F.T với hàng ngàn thư tín thanh toán đi và đến, hỗ trợ nghiệp vụ thư tín dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu. Số lượng thư tín dụng ngày càng tăng. Hiện nay có 36 ngân hàng (và lên tới 151 nếu tính cả các chi nhánh ngân hàng) đã tham gia SWIFT, trong đó gồm 15 ngân hàng Việt Nam và 21 ngân hàng nước ngoài. Một số phương tiện thanh toán cũng được tiến hành qua SWIFT như chuyển tiền, thanh toán thư tín dụng, thẻ tín dụng... [38, 25]

Tới nay, hầu hết các ngân hàng và tổ chức tín dụng đã tạo trang Web site nhằm mục đích cung cấp thông tin về các sản phẩm và dịch vụ trên Internet, như ICB, Vietcombank, ACB, Incombank,...

Bên cạnh đó, một số các ngân hàng thương mại trong nước cũng đã bước đầu xác định phương hướng tiến dần tới TMĐT. Ngân hàng công thư- ơng (http://www.icb.com.vn) đã xây dựng cho mình một website đầu tiên

giới thiệu các dịch vụ tài chính - ngân hàng trên Internet cùng với dịch vụ kiểm tra tài khoản của khách hàng trên mạng từ tháng 10-2000. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (http://www.vcb.com.vn) cũng đã có kế hoạch thực hiện một dự án TMĐT trong đó sẽ phối hợp với Công ty VDC và Công ty CyberCach để triển khai thử nghiệm TMĐT ở Việt Nam. Được xem là ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến, Ngân hàng ngoại thương VN cũng đã sớm tiếp cận với các công cụ thanh toán tiên tiến trong đó có TMĐT. Các chuyên gia trong ngành CNTT cho rằng tất cả các dự án này sẽ là bước thúc đẩy cho sự phát triển mạnh mẽ của Internet và TMĐT ở Việt Nam trong tương lai không xa.

Một số ngân hàng, tổ chức tín dụng đã thiết lập hệ thống thanh toán điện tử nội bộ. Tại Hà Nội ngày 6-12-2001, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đó cũng với Kho bạc Nhà nước ký văn bản thoả thuận về Hợp tác triển khai nối mạng thanh toán điện tử giữa hai bên. Theo đánh giá của BIDV, trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, là những đơn vị đang thực hiện các dự án lớn, công trỡnh trọng điểm của Nhà nước đều là khách hàng truyền thống của BIDV. Việc nối mạng thanh toán giữa hai bên sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng và tốc độ thanh toán, tăng tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế nói chung và vốn ngân sách nói riêng, qua đó mở rộng khả năng huy động vốn của nền kinh tế.

Bắt đầu từ 12-2-2002, Net Billing (tạm dịch: thanh toỏn qua mạng), một hỡnh thức dịch vụ mới được mạng VNN và Ngân hàng ACB thực hiện được đưa vào hoạt động. Đây là hỡnh thức thanh toỏn phớ dịch vụ qua Internet đầu tiên tại Việt Nam. Với dịch vụ này, khách hàng không phải đến tận nơi giao dịch để thanh toán cước phí cho các dịch vụ như: điện thoại, điện, nước... mà khách hàng - qua mạng VNN - có thể thanh toán qua hệ thống ngân hàng (khi có thẻ tín dụng và tài khoản riêng). So với cách trả

cước phí trước nay, dịch vụ này rất tiện ích như trả tiền mọi lúc, mọi nơi; tiết kiệm được thời giờ; kiểm soát được số tiền của mỡnh; trỏnh phiền hà, đi lại.

Trong năm 2002, một số ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng ở nước ta đã thử nghiệm và mở rộng thanh toán điện tử liên ngân hàng. Hiện tại, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đó được áp dụng cho 6 ngân hàng (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Hàng hải, Ngân hàng Eximbank và chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước tại 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Phũng, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ). Bước đầu, hệ thống đã đạt được những thành công đáng ghi nhận: hệ thống hoạt động ổn định, không xảy ra sai sót, số liệu đối chiếu giao dịch cuối ngày khớp, thời gian giao dịch thanh toán không quá 10 giây. Môi trường pháp lý cho thanh toán điện tử liên ngân hàng, các giải pháp nghiệp vụ để kiểm soát và vận hành hệ thống như hạn mức nợ ròng, thấu chi tài khoản thanh toán, cho vay qua đêm... cũng đã tỏ ra phù hợp, khuyến khích được các thành viên tham gia. Những cơ sở này đã tạo điều kiện tăng tốc độ sử dụng mạng cho hoạt động thanh toán. Nếu ngày đầu chỉ có 233 món phát sinh với số tiền 225 tỷ đồng thì thời gian gần đây, bình quân giao dịch ngày ở mưc 1.900 món với 600 tỷ đồng. Ngay trong thời kỳ chạy thử nghiệm, đã có thêm 13 thành viên đăng ký tham gia mạng trong đó có bảy ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần. Có thể nói, hoạt động của mạng thanh toán điện tử liên ngân hàng đã thuyết phục được các NHTM tự nguyện tham gia. Tính đến thời điểm 15-7-2002, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NGNT) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNN& PTNT) là hai ngân hàng đúng đầu về quy mô tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng: NHNT thực hiện 15.240 món với tổng doanh số 3.268 tỷ đồng; NHNN&PTNT: 13.800 món với doanh số 5.976 tỷ đồng [13]. Ông Nguyễn Hòa Bình - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương cho rằng những lợi thế của thanh toán SWIFT và mạng trực tuyến

trong việc tham gia thanh toán qua mạng thanh toán điện tử liên ngân hàng. Đến nay, NHNT đã thiết lập được giao diện chuyển đi và đến tự động, giảm đáng kể thao tác, tăng tốc độ và đạt độ chính xác cao trong thanh toán. Đại diện NHNN&PTNT cũng cho rằng việc thiết lập mạng mở rộng WAN cho các chi nhánh ngân hàng trong hệ thống tại 21 tỉnh cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho các đơn vị này trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Giai đoạn 2-5 đến 17-7-2002 được coi là giai đoạn vận hành thử nghiệm hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Cả NHNN lẫn các NHTM thành viên đều chia sẻ quan điểm thận trọng. Những thành công của hệ thống trong giai đoạn đầu đã tạo niềm tin cho mọi thành viên tham gia. Cả NHNN lẫn các đơn vị thành viên đều có kế hoạch mở rộng ứng dụng mạng vào thanh toán nhằm khai thác những ưu thế vượt trội của nó.

Phó Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, thời gian tới NHNN sẽ tạo điều kiện để tất cả các tổ chức tín dụng (TCTD) ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tham gia mạng lưới thanh toán điện tử liên ngân hàng. Trước mắt, bảy tổ chức tín dụng đã nộp hồ sơ đăng ký tham gia sẽ có thể được kết nạp trước 15-8-2002. Do mức đầu tư cho một trung tâm xử lý tỉnh là tương đối lớn nên trong năm 2002, NHNN chưa có dự định mở rộng địa bàn triển khai mạng thanh toán điện tử liên ngân hàng mà sẽ tập trung nâng cao công suất khai thác các trung tâm đã xây dựng, khuyến khích mọi tổ chức tín dụng trên địa bàn đã có mạng thanh toán điện tử liên ngân hàng tham gia. Đến cuối năm 2002, tất cả các chi nhánh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM sẽ thực hiện kết nối với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Dự kiến đến năm 2004, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng sẽ được thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

Tới nay, Việt Nam vẫn chưa phát triển hệ thống thanh toỏn tài chớnh điện tử, tức là thiếu hẳn một trong những thành tố quan trọng nhất của thương mại điện tử, là thành tố không chỉ đảm bảo cho tính kinh tế, là cả tính khả thi của thương mại điện tử. Việc xây dựng hệ thống này sẽ là

một quá trỡnh, vỡ phải khắc phục thúi quen dựng tiền mặt của đa số dân chúng.

Thương mại điện tử trong lĩnh vực ngân hàng chưa phát triển như mong muốn do chưa có sự kết hợp giữa các tổ chức trong việc xây dựng và phát triển TMĐT, đồng thời bản thân các ngân hàng chưa sẵn sàng tổ chức, xây dựng cơ chế nghiệp vụ, lộ trình đầu tư và triển khai TMĐT một cách đồng bộ.

Để chuẩn bị cho quá trình hội nhập quốc tế và tạo tiền đề cho phát triển TMĐT ngân hàng trong thời gian tới, theo cam kết của Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian từ nay cho tới năm 2005, ngoài việc tiếp tục hoàn thành dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán, ngành sẽ tiến hành ứng dụng CNTT trong tất cả mọi nghiệp vụ ngân hàng. Đặc biệt, ngành ngân hàng sẽ ưu tiên ứng dụng CNTT để nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc gia theo hướng hiện đại hóa - tự động hóa, tạo nền tảng cơ sở kỹ thuật vững chắc nhằm nhanh chóng mở rộng dịch vụ thanh toán trong dân cư và toàn xã hội. Quan trọng hơn, ngành ngân hàng sẽ tích cực xúc tiến TMĐT, phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại như thẻ điện tử, tiền điện tử, giao dịch điện tử..., đồng thời tiếp tục nghiên cứu triển khai ứng dụng các loại hình ngân hàng ảo, ngân hàng tại nhà, ngân hàng Internet, Internet trong ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ hiện đại khác đáp ứng nhu cầu trong nưước và quan hệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 91 - 96)