Cải thiện mơi trường đầu tư và mơi trường thươngmạ i.

Một phần của tài liệu Khả năng thâm nhập hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU - Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 50)

II. MỘT SỐ GIẢIPHÁP TĂNG CƯỜNG THÂM NHẬP HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU.

1. Giảipháp từ phía Nhà nước.

1.1. Cải thiện mơi trường đầu tư và mơi trường thươngmạ i.

Đầu tư là một giải pháp quan trọng nhất để phát triển bất cứ ngành sản xuất kinh doanh nào. Việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam địi hỏi phải cĩ sự đầu tư đồng bộ từ khâu nguyên liệu, sản xuất, tìm kiếm thị trường và xuất khẩu hàng hố. Do đĩ vấn đề đầu tư cành trở nên quan trọng. Quan điểm chung của đầu tư cho ngành dệt may là phải tính trên phạm vi tồn ngành trong đĩ tập

trung cho ngành dệt và cho việc cung cấp phụ liệu cho ngành dệt may. Đầu tư chọn lọc theo mặt hàng cĩ thế mạnh nhằm tạo khả năng liên kết, hợp tác và khai thác tốt hơn năng lực thiết bị. Về cải thiện mơi trường đầu tư: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 của nhà nước ta đã chỉ rõ “Tiếp tục cải thiện mơi trường đầu tư, hồn thiện các hình thức đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi. Giảm mạnh tiến tới xố bỏ sự phân biệt về chính sách và pháp luật giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngồi. Cải tiến nhanh các thủ tục hành chính để đơn giản hố việc cấp phép đầu tư, thực hiện từng bước cơ chế đăng ký đầu tư. Chú trọng thu hút đầu tư của các cơng ty nắm cơng nghệ nguồn và cĩ thị phần lớn trên thị trường thế giới”.

Cải thiện mơi trường đầu tư phải tính đến vấn đề hồn thiện các văn bản luật và dưới luật. Thường xuyên cĩ sự điều chỉnh các quy định khơng cịn phù hợp hay chưa rõ ràng. Với luật thương mại, cần bổ sung rõ ràng về các biện pháp quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu. Luật đầu tư nước ngồi cần đưa thêm các quy định để đảm bảo nguyên tắc đối xử quốc gia về đầu tư trong lĩnh vực thương mại. Luật khuyến khích đầu tư trong nước phải quy định rõ các ngành nghề khuyến khích.

Thu hút các nguồn vốn đầu tư là biện pháp cần thiết với các doanh nghiệp dệt may Việt nam hiện nay để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Doanh nghiệp và nhà nước cĩ thể khai thác nguồn vốn đầu tư từ bên ngồi.

Với chính sách đầu tư trong nước Nhà nước nên tập trung đầu tư vào một số các doanh nghiệp nhà nước cĩ năng lực, cĩ khách hàng, làm ăn cĩ hiệu quả. Tiến hành cổ phần hố, tư nhân hố các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả. Cổ phần hố doanh nghiệp trước hết là các doanh nghiệp dệt may, khơng chỉ là biện pháp cơ bản nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư từ trong nước mà cịn là giảipháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đẩy mạnh cổ phần hố ngành may, cần giải quyết một số vướng mắc làm chậm tiến trình này như bất cập trong đánh giá lại tài sản, trong đối xử với các đối tượng mua cổ phần.

Với chính sách thu hút đầu tư nước ngồi, cần cĩ chính sách khuyến khích đầu tư dưới mọi hình thức như là các xí nghiệp liên doanh cổ phần hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi. Tập trung vào các mặt hàng mới phức tạp mà doanh nghiệp chưa cĩ khả năng sản xuất, ưu tiên dành hạn ngạch cho các doanh nghiệp trong nước, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi tìm thị trường phi hạn ngạch.

Thu hút sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, tăng cường khai thác quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của liên minh Châu Âu để phát triển dệt may. Đặc biệt cần tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức mơi trường thế giới cho “Chương trình sản phẩm cơng nghiệp xanh và sạch”. Hiện nay các doanh nghiệp đang rất khĩ khăn trong vấn đề tìm nguồn vốn để thay đổi cơng nghệ dệt- nhuộm theo các tiêu chuẩn ISO 9000 do vậy việc tranh thủ sự giúp đỡ nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế về mơi trường là hướng đi tốt cho ngành dệt may Việt nam trong việc giải quyết khĩ khăn này.

Việc cải thiện mơi trường thương mại cần phải bắt đầu từ việc cải cách các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục về hải quan. Cần áp dụng những thành tựu của khoa học cơng nghệ thơng tin vào việc kê khai và tính thuế hàng hố xuất nhập khẩu. Đồng thời nâng cao cơ sở hạ tầng cũng là biện pháp thu hút vốn đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Việc cải thiện mơi trường thươngmại là một việc làm hết sức thận trọng cần phải cĩ sự phối hợp của chính phủ, bộ và các cơ quan liên ngành phối hợp một cách đồng bộ.

Một phần của tài liệu Khả năng thâm nhập hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU - Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 50)