Những điểm cịn hạn chế.

Một phần của tài liệu Khả năng thâm nhập hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU - Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 41)

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 1 Những kết quả đã đạt được.

2. Những điểm cịn hạn chế.

Phải thừa nhận một điều là một số sản phẩm dệt may Việt nam chưa đáp ứng được yêu cầu chặt chẽ khi xuất khẩu sang EU. Đồng thời, các doanh nghiệp dệt may Việt nam chưa làm tốt cơng tác marketing và thiếu vốn để mua nguyên phụ liệu cần thiết, do đĩ chưa lập được quan hệ đối tác trực tiếp với nhà nhập khẩu mà phải xuất khẩu vào EU qua trung gian. Từ kết quả thâm nhập cho thấy việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang thị trường EU chưa thực sự vững chắc, bị phụ thuộc quá mức vào hạn ngạch và việc tìm kiếm các hợp đồng xuất khẩu của các cơng ty, cịn bị phụ thuộc vào đối tác quá nhiều, chưa tạo ra được một sự tăng trưởng kim ngạch bền vững, cịn biến động qua các năm. Điều này đã cho thấy là các doanh nghiệp kinh doanh hàng dệt may Việt nam chuẩn bị chưa đầy đủ về năng lực tổ chức sản xuất và năng lực tổ chức thị trường, chưa cân đối được thị trường dẫn đến sự phụ thuộc quá mức vào thị trường.

Mặt hàng dệt may của Việt nam cịn thiếu bạn hàng tiêu thụ trực tiếp, chưa ký được hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với các bạn hàng EU mà phải thơng qua trung gian nên trên 70% hàng dệt may xuất khẩu sang EU phải gia cơng qua nước thứ ba, điều này dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, bên cạnh đĩ thì số lượng hàng hố mà EU dành cho Việt nam cịn thấp so với các nước trong khu vực. Ví dụ như chỉ bằng 5% của Trung Quốc và bằng 10 % của các nước ASEAN. Đồng thời khi vào được thị trường EU thì hàng dệt may của Việt nam lại gặp rất nhiều những rào cản phi thuế quan, như là số hạn ngạch bị hạn chế thành quá nhiều nhĩm, các sản phẩm cĩ yêu cầu kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao Việt nam cịn rất nhiều hạn chế trong việc sản xuất những mặt hàng này, dẫn đến những khĩ khăn trong vấn đề xuất khẩu hàng may mặc của Việt nam sang thị trường EU.

- Hình thức thâm nhập chủ yếu là gia cơng do vậy các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc Việt nam gặp hạn chế trong việc chủ động khai thác thơng tin trực tiếp từ EU, các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc Việt nam khơng

tiếp xúc trực tiếp được với khách hàng nước ngồi nên thiếu khả năng cạnh tranh trên thị trường EU. Hiệu quả xuất khẩu thực tế rất thấp, bị động trong vấn đề thâm nhập sang thị trường EU. Phụ thuộc hồn tồn vào các hợp đồng xuất khẩu từ phía trung gian.

- Việt nam cịn nằm ngồi WTO. WTO là tổ chức thương mại thế giới lớn nhất hiện nay, chi phối trên 90% khối lượng buơn bán trên thế giới. Gia nhập tổ chức WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi nước mở rộng thương mại cả về chiều rộng và chiều sâu. đồng thời mỗi quốc gia thành viên cĩ cơ hội bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong khuơn khổ các cuộc đàm phán đa biên của WTO. Hiệp định về hàng dệt may ATC là một trong những thành tựu chủ yếu của vịng đàm phán Urugoay. Trong khuơn khổ WTO hiệp định này được coi là thời kỳ quá độ hay quá trình chuyển đổi để đạt tự do hố thương mại trong quá trình dệt may. ATC liên quan đến các hạn chế đối với sản phẩm dệt may, kể cả những hạn chế mang tính đa phương, song phương và các biện pháp khác cĩ ảnh hưởng tương tự. Theo ATC sau 10 năm nước nhập khẩu hàng dệt may áp dụng hạn ngạch với các nước đang phát triển (1995÷2004), sau đĩ hạn ngạch sẽ được cắt bỏ. Bắt đầu từ năm 2005 hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may sẽ khơng áp dụng với những nước là thành viên của WTO. Như vậy nếu Việt Nam nằm ngồi WTO sẽ gặp phải những bất lợi sau:

+ Việt Nam tiếp tục bị hạn chế về hạn ngạch theo các hiệp định song phương, kể cả sau năm 2004 và phải chịu thuế suất nhập khẩu cao hơn ở một số thị trường quan trọng, đây là cơng cụ để tạo lợi thế cho nước này và hạn chế nước khác trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may. Thậm chí với thị trường EU họ cịn coi hạn ngạch như một cơng cụ buộc các nước xuất khẩu phải đàm phán nhượng bộ để nhượng bộ, mở rộng thị trường cho thị trường hàng hố của họ. + Những thuận lợi mà các nước thành viên của WTO cĩ được sẽ làm tăng những bất lợi của Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng dệt may. Sau năm 2004, chế độ kiểm sốt bằng hạn ngạch bị xố bỏ với các nước là thành viên của WTO. Thay vào đĩ, các nước phát triển để hạn chế nhập khẩu sẽ tăng cường áp dụng các hàng rào phi thuế quan như các yêu cầu về nhãn mác, mơi trường, điều

kiện lao động, các yêu cầu về chống phá giá…do khơng kiểm sốt được về hạn ngạch, nguồn cung cấp tự do, nhà nhập khẩu sẽ cĩ nhiều cơ hội lựa chọn nguồn cung cấp. Do đĩ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các nhà xuất khẩu trước đây cĩ lợi thế về hạn ngạch tới đây sẽ mất thị trường nếu khơng nhanh chĩng cải tiến để thích nghi với nhu cầu trên.

+ Thách thức đặt ra cho hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam sang thị truờng EU chính là: đến cuối năm 2004, EU chấm dứt thực hiện giai đoạn hai của quá trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và xố bỏ hạn ngạch với hàng dệt may của nước là thành viên của WTO. Từ nay đến hết năm 2004, nếu Việt Nam chưa trở thành thành viên của WTO thì khả năng sẽ bị áp dụng hạn ngạch. Trong khi các nước lại tự do xuất khẩu. Như vậy, sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam sẽ bị giảm một cách tương đối và tuyệt đối so với các nước khác, khách hàng sẽ chuyển sang thị trường khác tốt hơn thị trường Việt Nam để mua hàng, cơ chế áp dụng hạn ngạch đối với các nước đồng nghĩa với việc đảm bảo cho mỗi nước đều cĩ thị phần, khi xố bỏ cơ chế hạn ngạch, các nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt để giành giật thị trường, cạnh tranh giữa các nước chủ yếu bằng việc hạ giá thành sản phẩm, điều này cĩ nguy cơ dẫn đến phản ứng dây chuyền Dumping. + Tuy nhiên, trở thành thành viên WTO chỉ tạo ra những điều kiện thuận lợi chứ khơng cĩ nghĩa là Việt Nam đã thực hiện hố được những cơ hội kinh doanh trên thị trường quốc tế do tư cách là thành viên của WTO mang lại. Suy cho cùng để tăng cường khả năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU thì nâng cao năng lực nội sinh của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của các sản phẩm dệt may Việt Nam mới là điều quan trọng nhất.

- Hàng dệt may của Việt nam bị áp dụng hạn ngạch do vậy khơng khuyến khích các doanh nghiệp chủ động thâm nhập thị trường EU.

- Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU trong những năm gần đây liên tục giảm, thị phần bị thu hẹp, khả năng thâm nhập bị hạn chế. Nếu như từ năm 1993 đến năm 2001 kim ngạch của Việt nam liên tục tăng cao thì bắt đầu từ năm 2002 kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này bắt đầu trững lại và giảm, điều này chứng tỏ thị trường ngày cành địi hỏi khắt khe hơn trong khi đĩ

các doanh nghiệp kinh doanh hàng dệt may Việt nam khơng đáp ứng được. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kim ngạch xuất khẩu giảm trong những năm gần đây là ở một số mặt hàng chủ lực, cả doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc cùng làm để xuất khẩu sang thị trường EU, hàng nội khĩ cạnh tranh nổi để giành được hợp đồng từ đối tác. hơn nữa, việc đấu thầu hạn ngạch đã dẫn đến tình trạng ế quota, một số doanh nghiệp khơng cĩ hợp đồng xuất khẩu nhưng khơng trả lại hạn ngạch để bộ thương mại giao cho đơn vị khác làm. Tuy nhiên, cũng phải nĩi rằng sự sụt giảm trong kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam trong những năm vừa qua là khĩ tránh khỏi, đĩ là xu hướng chung của các thị trường truyền thống đã bị mất do sự nổi lên của những thị trường mới với sức hấp dẫn lơi cuốn hơn, đồng thời về phía chủ quan mà xét thì phải cho rằng các doanh nghiệp dệt may Việt nam cũng như ngành dệt may Việt nam phải kịp thời rút ra những bài học trong kinh doanh quốc tế cũng như chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế khi mà ngay cả thị trường truyền thống cũng bị mất dần thay vào đĩ là thị trường mới nổi với nhiều cơ hội nhưng cũng đầy rủi ro như thị trường dệt may Mỹ.

Hiện nay sự mất cân đối về thị trường xuất khẩu hàng dệt may cịn do các doanh nghiệp trong nước vẫn phụ thuộc quá nhiều vào các đơn hàng gia cơng cho nước ngồi. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam hàng gia cơng vẫn chiếm khoảng 80%, trong đĩ hàng sản xuất bằng nguyên phụ liệu trong nước mới chỉ chiếm khoẳng 20%. Vì vậy mục tiêu của ngành dệt may trong thời gian tới là khơng chỉ tăng kim ngạch xuất khẩu mà cịn tăng tỷ lệ nội địa hố sản phẩm bằng việc tự sản xuất những nguyên phụ liệu trong nước. Cụ thể sẽ phấn đấu tăng tỷ lệ xuất khẩu sản xuất bằng phụ liệu trong nước nên 30% vào năm 2005 và 50 ÷ 60% vào năm 2010.

Một phần của tài liệu Khả năng thâm nhập hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU - Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)