Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường

Một phần của tài liệu chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2006 2011 (Trang 63 - 64)

4. Hình Tăng trưởng các thành phần kinh tế, 2006 – 2011

4.3.4.2. Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường

Trong những năm qua, do quá quan tâm đến mục tiêu tăng trưởng mà chúng ta ít chú ý đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, ô nhiễm môi trường hiện nay đang ở mức báo động, gây ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cần tránh quan điểm phát triển kinh tế trước, bảo vệ môi trường sau, mà ngay từ bây giờ phải đặt vấn đề môi trường trong các chiến lược phát triển, lựa chọn giải pháp thiết thực làm cho kinh tế, xã hội và môi trường phát triển hài hòa, thực sự coi môi trường là một quốc sách cơ bản. Để đạt được mục tiêu đó, yêu cầu trọng điểm là trong xây dựng, công nghiệp và đổi mới kỹ thuật, khởi điểm kỹ thuật phải cao, phải phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa, phải lựa chọn công nghệ kỹ thuật tiêu hao nguyên liệu thấp, gây ô nhiễm ít, hiệu quả cao, thực hiện sản xuất sạch, kiên quyết loại bỏ các công nghệ tiêu hao nhiều nguyên liệu, tăng cường sử dụng năng lượng sạch, xử lý nước thải, tích cực thay đổi tình trạng thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường như hiện nay. Trong đầu tư cho bảo vệ môi trường phải không ngừng, phải không ngừng nâng cao tỷ lệ đầu tư cho môi trường trong GDP.

Về mặt môi trường sinh thái, phải tiếp tục duy trì xu thế tốt đẹp trong mấy năm gần đây là trồng cây gây rừng, không ngừng tăng tỷ lệ che phủ rừng. Đồng thời với việc Nhà nước tăng cường đầu tư lâm nghiệp, cần hướng tới việc khoán đất khoán rừng, cho thuê đất trống đồi trọc, đất hoang để kết hợp xây dựng sinh thái với việc xóa đói giảm nghèo cho nông dân.

Về nông nghiệp phải có giải pháp kiên quyết ngăn chặn xu thế canh tác quảng canh hoặc thâm canh với cường độ lớn, sử dụng hợp lý phân hóa học, thuốc trừ sâu, không ngừng nâng cao chất lượng đất đai.

Trong quản lý môi trường và tài nguyên phải không ngừng nâng cao pháp chế, chuyển từ phương thức quản lý hành chính là chủ yếu sang phương thức quản lý bằng kinh tế, luật pháp làm cho công tác quản lý môi trường có hiệu lực mạnh mẽ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt: Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 2006.

2. Nguyễn Văn Thường, Trần Khánh Hưng: Giáo trình Kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 2010.

3. Nguyễn Đức Thành: Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011: “ Nền kinh tế trước ngã ba đường”.

4. Nguyễn Đức Thành: Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2012: “ Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế”.

5. Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, năm 2006. CÁC WEBSITE: 1. http://www.gso.gov.vn 2. http://www.kiemlam.org.vn 3. http://kinhtevadubao.vn 4. http://cafef.vn 5. http://vpc.vn 6. http://www.baomoi.com 7. http://www.chinh phu.vn 8. http://www.baodientu.chinhphu.vn . 9. http://www.moi.gov.vn . 10. http://www.vneconomy.vn 11. http://www.worldbank.org.vn 12. http://www.vnexpress.net

Một phần của tài liệu chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2006 2011 (Trang 63 - 64)