Năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước

Một phần của tài liệu chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2006 2011 (Trang 36 - 38)

4. Hình Tăng trưởng các thành phần kinh tế, 2006 – 2011

3.3.3.2.Năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước

Theo các chuyên gia kinh tế, các sản phẩm của Việt Nam hiện nay được chia thành 3 nhóm: (1) nhóm các sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu, (2) nhóm các sản phẩm có thể cạnh tranh trong tương lai nhưng hiện vẫn cần được bảo hộ và (3) nhóm các sản phẩm không thể cạnh tranh quốc tế..

Năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu:

Một nền kinh tế có khả năng xuất khẩu càng lớn chứng tỏ sức cạnh tranh càng mạnh, thể hiện ở chỉ tiêu tỷ lệ giá trị xuất khẩu trong giá trị sản xuất.

Việt Nam có tỷ lệ giá trị xuất khẩu trong giá trị sản xuất (tính theo giá thực tế bằng VND) liên tục tăng trong các năm qua.Việt Nam tự hào là nước xuất khẩu tăng trưởng nhanh, với nhiều mặt hàng chủ lực chiếm thứ hạng cao trên thị trường thế giới. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu trên tổng GDP của nước ta đã tăng từ trên 50% năm 2006 lên đến 70% năm 2011. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự tăng lên của chỉ số trên trong giai đoạn này là Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một phần do giá cả thế giới tăng mạnh và mặt khác, năng lực sản xuất của Việt Nam cũng tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của hầu hết các sản phẩm hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế còn nhiều hạn chế. Trong giai đoạn 2006 – 2011, các mặt hàng công nghiệp luôn chiếm tỷ lệ rất cao (trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng hàm

lượng giá trị công nghiệp và đa dạng hóa sản phẩm trong từng ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, cơ cấu chuyển dịch còn chậm, chưa có tính đột phá, mặt khác, về cơ bản, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chưa khẳng định được chất lượng vượt trội (Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam hầu hết có chất lượng trung bình, không có yếu tố nổi trội so với đối thủ cạnh tranh) và chưa mang lại giá trị gia tăng cao. Nhiều mặt hàng kim ngạch tăng chủ yếu dựa vào biến động giá của thị trường thế giới nên sự tăng trưởng này còn mang tính bất ổn, thiếu bền vững. trên thực tế, Việt Nam chỉ có lợi thế cạnh tranh hàng xuất khẩu ở những nhóm hàng có công nghệ thấp, thâm dụng nhiều lao động và xuất khẩu tài nguyên, nông sản dạng thô.

Nguyên nhân chủ yếu là do các công nghệ mà doanh nghiệp Việt Nam sử dụng đa số là lạc hậu, năng suất lao động không cao kéo theo sự tăng lên trong giá thành sản phẩm. Ngoài ra, phần lớn hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Riêng nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn là tình trạng gia công, chưa làm chủ được khâu nguyên liệu đầu vào và tiếp cận được người mua cuối cùng nên giá trị gia tăng thực tế trên một đơn vị sản phẩm không cao.

a) Năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước

Phần lớn các mặt hàng trong nhóm thứ hai và thứ ba của Việt Nam đã được bảo hộ trong một thời gian dài nhưng cho đến nay, những mặt hàng thuộc hai nhóm này vẫn có chất lượng kém và giá thành cao, không thể cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa và càng không thể cạnh tranh với hàng hóa của các quốc gia khác trên thị trường thế giới.

Theo một số tổ chức kinh tế quốc tế, tính trung bình, giá thành hàng công nghiệp sản xuất trong nước của Việt Nam cao hơn 30% – 40% so với giá hàng nước ngoài trên thị trường các nước trong khu vực.

Năm 2008, theo một báo cáo của Bộ Công nghiệp, có rất ít mặt hàng của Việt Nam đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu trên thị trường trong nước.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2008,Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu dùng nội địa, tăng quy mô cung – cầu của nền kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu và giảm nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài.

Sau 3 năm thực hiện cuộc vận động, tỷ trọng hàng Việt được tiêu thụ đã tăng lên rõ rệt, chiếm từ 70% - 90% lượng hàng hóa kinh doanh trong hệ thống bán lẻ hiện đại,người dân đã bắt đầu quen và ưa chuộng hàng sản xuất trong nước.

Những năm nàyViệt Nam luôn luôn trong tình trạng nhập siêu, tỷ lệ nhập siêu (NS) năm cao nhất là 29,1% (2007) và năm thấp nhất là 10,4% (2011).Trong những năm đầu của giai đoạn, nhập siêu còn rất lớn cả về kim ngạch và tỷ lệ nhưng càng về những năm cuối, tình hình nhập siêu càng cải thiện. Qua đó ta có thể thấy sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước đang được nâng cao rõ rệt.

Một phần của tài liệu chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2006 2011 (Trang 36 - 38)