Thách thức đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2006 2011 (Trang 56 - 58)

4. Hình Tăng trưởng các thành phần kinh tế, 2006 – 2011

4.2.2. Thách thức đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Sự tụt hậu xa hơn về kinh tế:

Mặc dù những năm qua, Việt Nam đã gặt hái được thành công trong nhiều lĩnh vực, có được những bước tiến rõ rệt nhưng khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong khu vực đang có xu hướng ngày càng mở rộng, mức sống nhân dân vẫn còn thấp. Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế khốc liệt, nếu nước ta không nhanh chóng vươn lên thì sẽ càng tụt hậu xa hơn về kinh tế.

Nguồn nhân lực dồi dào nhưng kỹ năng lao động và ý thức kỷ luật thấp:

Ưu điểm của nguồn nhân lực ở Việt Nam là dồi dào, số người lao động trẻ chiếm tới 70% tổng số lao động. Nhưng có tới trên 60% số người lao động chưa qua đào tạo, trong khi những ngành công nghiệp cao rất thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn. Ngành du lịch tuy được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam nhưng số người đã qua đào tạo cũng chỉ mới đáp ứng được 1/4 nhu cầu. Mặt khác, ý thức, tác phong, thái độ làm việc, chấp hành kỷ luật của người lao động chưa cao.

Hệ thống giáo dục và đào tạo tuy đã đạt những thành tựu quan trọng, nhưng nhìn chung cơ sở vật chất vẫn nghèo nàn, thiếu phương tiện thực hành, thiếu giáo viên giỏi.

Chất lượng dân số thấp còn thể hiện ở chỗ tuy tuổi thọ trung bình ở nước ta đạt khá cao (73 tuổi) nhưng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh lại rất thấp, chỉ đạt 58,2 tuổi, xếp thứ 116/174 nước trên thế giới (đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới).

Sự lạc hậu về trình độ khoa học – công nghệ:

chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nếu không nhanh chóng đổi mới những dây chuyền sản xuất lạc hậu, không thay đổi cách nhìn của các doanh nghiệp về việc áp dụng các thành tựu của khoa học – công nghệ vào sản xuât, thì Việt Nam sẽ ngày càng lạc hậu và không thể bắt kịp được sự phát triển chung của thế giới.

Thách thức phát triển bền vững:

Để có được sự phát triển nhanh, tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết, nhưng phát triển kinh tế nhanh lại phải tính đến sự bền vững của nó, làm sao để nền kinh tế không rơi vào tình trạng tăng trưởng nóng (như Trung Quốc), nghĩa là phải đảm bảo hài hòa và đồng bộ trên nhiều mặt. Đảm bảo tăng trưởng nhanh để tránh tụt hậu đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế đang là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam trong thời gian tới.

Quản lý vĩ mô còn nhiều nhược điểm:

Thực tiễn đã chứng tỏ kinh tế thị trường tự do, tự phát theo "bàn tay vô hình" không thể phát triển bền vững. Bởi vậy, cùng với đà phát triển của kinh tế thị trường và trình độ xã hội hóa cao của sản xuất phải có sự quản lý của nhà nước. Nhưng sự quản lý của nhà nước không thể tùy tiện, chủ quan duy ý chí mà phải theo yêu cầu của các quy luật kinh tế, nhằm phát huy tác dụng tích cực và khắc phục các khuyết tật của thị trường. Sai lầm của nhà nước cũng tác hại không kém, thậm chí nghiêm trọng hơn là khuyết tật của thị trường. Bởi vậy sự quản lý tốt của nhà nước là điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển bền vững.

Trong những năm qua, trình độ quản lý của Nhà nước ở nước ta ngày càng tiến bộ, nhưng vẫn còn nhiều nhược điểm. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: Bộ máy nhà nước chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế, xã hội... Cải cách hành chính và cải cách tư pháp chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Năng lực và phẩm chất của nhiều cán bộ, công chức còn yếu, một bộ phận không nhỏ thoái hóa, biến chất. Dân chủ ở nhiều nơi bị vi phạm, kỷ cương phép nước chưa nghiêm. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm của bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, nhất là ở các cơ quan giải quyết công việc cho dân và doanh nghiệp. Bộ máy chính quyền cơ sở nhiều nơi yếu kém.

Tham nhũng đã trở thành quốc nạn:

Những năm qua, tình trạng trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ Đảng viên không những không suy giảm mà đang có dấu hiệu gia tăng. Tham nhũng có tác hại vô cùng to lớn về cả kinh tế, xã hội và chính trị ở Việt Nam:

Về kinh tế: Nó làm cho tài sản nhà nước thất thoát nghiêm trọng, kinh tế nhà nước giảm sút, thất thoát, thua lỗ, kém hiệu quả, làm cho môi trường cạnh tranh trở nên không lành mạnh, làm mất

khả năng hấp dẫn của môi trường đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và dần dần làm suy thoái nền kinh tế.

Về xã hội, tham nhũng góp phần làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, bất công trong xã hội, giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào nhà nước, vào chế độ, dẫn đến mất ổn định trong xã hội, làm phát sinh nhiều khiếu kiện và xã hội ngày càng trở nên phức tạp.

Về chính trị, tham nhũng làm cho một bộ phận Đảng viên thoái hóa, biến chất, bộ máy nhà nước kém hiệu lực, các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước có nguy cơ bị vô hiệu hóa, kém hiệu quả.

Những nhân tố gây bất ổn định chính trị - xã hội khác:

Ở một số vùng, địa phương của nước ta, đặc biệt là những vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số, tình hình an ninh, trật tự và an toàn xã hội còn chưa đảm bảo vững chắc, nhân dân dễ bị lôi kéo, tuyên truyền những nội dung sai sự thật, làm mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước.

Ngoài ra, những cuộc đình công, mâu thuẫn giữa chủ và người làm thuê ở các khu công nghiệp cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sản xuất trong nước và nếu những mâu thuẫn này không được giải quyết một cách thỏa đáng thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Nói tóm lại, Việt Nam chỉ có thể phát triển bền vững nếu biết phát huy thắng lợi của công cuộc đổi mới, nhất là sự đồng thuận của toàn dân tộc, đồng thời tiếp tục hoàn thiện và thực thi tốt chiến lược chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, mặt khác, phải kịp thời vượt qua những thách thức, khiếm khuyết gây trở ngại cho phát triển. Coi trọng chất lượng tăng trưởng; lập quy hoạch tổng thể, dài hạn cho cả nước, cho từng vùng kinh tế, từng tỉnh và từng quận, huyện. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đề cao việc bảo vệ môi trường, quan tâm đúng mức đến phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch và xanh. Cuối cùng, nhưng quan trọng nhất, là tích cực và kiên quyết hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền, nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý vĩ mô.

Một phần của tài liệu chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2006 2011 (Trang 56 - 58)