Chuyển dịch cơ cấu nhóm ngành tế

Một phần của tài liệu chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2006 2011 (Trang 26 - 28)

4. Hình Tăng trưởng các thành phần kinh tế, 2006 – 2011

3.3.1.1.Chuyển dịch cơ cấu nhóm ngành tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2006 – 2011, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chưa thực sự rõ nét so với giai đoạn trước.

Bảng 2. Tỷ trọng các ngành trong GDP, 2006 – 2011 (% theo giá so sánh).

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nông nghiệp 18,7 17,9 17,7 17,1 16,4 16,1 Công nghiệp - xây dựng 41 41,7 41,5 41,5 42 41,8 Dịch vụ 40,3 40,4 40,8 41,4 41,6 42,1 Nguồn: Tổng cục thống kê

Tỷ trọng ngành nông nghiệp có giảm đi qua các năm. Năm 2006 tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP là 18,7% đến cuối năm 2011 giảm xuống còn 16,1%, trong đó sự giảm tỷ trọng của ngành này từ năm 2006 đến 2007 là rõ ràng nhất, từ năm 2007 – 2009, tỷ trong nông nghiệp giảm khá là chậm. Các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu GDP, nhưng chỉ biến động tăng nhẹ qua các năm. Mặc dù vậy, ngành dịch vụ vẫn đang có xu hướng tăng tỷ trọng liên tục qua các năm, và đến năm 2011 thì ngành này đã chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế. Mặc dù chên lệch so với ngành công nghiệp - xây dựng là không đáng kể, tuy nhiên đây là dấu hiệu đáng mừng khi nền kinh tế năm 2011 gặp nhiều khó khăn mà ngành dịch vụ vẫn có những bước tiến khá tốt.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành cũng thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của các khu vực trong thời gian qua. Có thể thấy, trước năm 2007 thì công nghiệp là ngành tăng trưởng nhanh nhất, tuy nhiên từ năm 2008 trở về sau, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ đã thay thế vị trí dẫn đầu, ngành công nghiệp tăng trưởng chậm lại và có nhiều biến động mạnh, điều này cho thấy sản xuất công nghiệp của nước ta đang chậm lại, nhất là sau cú sốc đối với nền kinh tế năm 2008. Tuy nhiên, sự tiến bộ trong tăng trưởng của ngành dịch vụ cho thấy, ngành này đang dần dần tiến đến vị trí ngành chủ chốt của nền kinh tế nước ta, khi mà liên tục tăng trưởng cao, đồng thời dần chiểm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.

Hình 3. Tăng trưởng của các ngành kinh tế, 2006 – 2011.

Có thể thấy, mặc dù tỷ trọng sản lượng ngành nông nghiệp trong GDP của cả nước chiếm ít nhất, nhưng lao động của nhóm ngành này lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu lao động của nước ta trong giai đoạn 2006 – 2011. Trong khi đó, ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu

GDP nhưng lại chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu lao động, trong đó thấp nhất là ngành công nghiệp. Điều này cho thấy, chuyển dịch cơ cấu lao đông theo ngành chưa tương xứng với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Bảng 3 . Cơ cấu lao động Việt Nam phân theo nhóm ngành kinh tế. (%)

Ngành 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Nông nghiệp 55,4 53,9 52,3 51,5 49,5 48,4

Công nghiệp 19,3 19,9 19,3 20 21 21,3

Dịch vụ 25,5 26,1 28,4 28,4 29,5 30,3

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Tuy nhiên, điều đáng mừng ở đây là, tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp tuy cao nhưng vẫn đang tiếp tục có xu hướng giảm dần, từ 55,4% năm 2006 xuống còn 48,4% năm 2011, trong khi đó, lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng đang tiếp tục tăng lên trong những năm gần đây, đặc biệt là lao động trong ngành dịch vụ có tỷ trong tăng nhanh trong giai đoạn này, từ 25,5% năm 2006 tăng lên 30,3% trong năm 2011. Dịch vụ - ngành công nghiệp không khói này đang tạo ra ngày càng nhiều công ăn việc làm cho nền kinh tế. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động về cơ bản đã có những tín hiệu tích cực.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2006 – 2011, cơ cấu ngành kinh tế tuy có sự chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ, nhưng tốc độ chuyển dịch diễn ra còn chậm, đồng thời, tỷ trọng sản lượng cũng như lao động trong ngành nông nghiệp vẫn còn tương đối cao.

Một phần của tài liệu chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2006 2011 (Trang 26 - 28)