Sự hạn chế về năng lực thực hiện, quản lý và giám sát đầu tư

Một phần của tài liệu chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2006 2011 (Trang 49 - 50)

4. Hình Tăng trưởng các thành phần kinh tế, 2006 – 2011

4.1.2.3. Sự hạn chế về năng lực thực hiện, quản lý và giám sát đầu tư

Sự hạn chế về năng lực thực hiện, quản lý và giám sát đầu tư cũng là một trong những rào cản đến hiệu quả của nhiều dự án đầu tư. Do hạn chế về năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức trực tiếp tham gia thực hiện và quản lý dự án, chất lượng của các khâu công việc không đảm bảo, từ đó dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao, chất lượng các công trình xây dựng thấp và hệ quả là lãng phí nguồn lực toàn xã hội. Trên thực tế đã có không ít dự án, cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán… thiếu chính xác dẫn đến khi thi công phải điều chỉnh lại nhiều lần, hoặc có những

công trình vừa thiết kế vừa thi công, thậm chí đến khi hoàn thành mới điều chỉnh lại tổng dự toán, làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thi công, gây lãng phí vốn đầu tư.

Dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất là một điển hình khi mà nó kéo dài tới 13 năm, qua 3 nhiệm kỳ Quốc hội và Chính phủ. Dự án này cũng ba lần được quyết định thay đổi tổng mức đầu tư, từ 1.500 triệu USD (năm 1997) lên 2.501 triệu USD (năm 2005) và 3.053,5 triệu USD (năm 2009). Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cũng thừa nhận: “Quá trình triển khai dự án kéo dài quá lâu, tiến độ bàn giao nhà máy bị chậm khoảng chín năm so với yêu cầu trong Nghị quyết 07/1997/QH10 và chậm khoảng bảy tháng so với tiến độ đã cam kết trong hợp đồng EPC”

Trong công tác lập và điều hành kế hoạch vốn đầu tư, việc phân bổ vốn cho các mục tiêu, chương trình dự án còn nhiều bất hợp lý. Tình trạng dự án được duyệt nhưng lại chưa được bố trí vốn, ngược lại không ít dự án giữ vốn nhưng không triển khai còn tồn tại. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn như công trái giáo dục, trái phiếu Chính phủ triển khai khá chậm, chủ yếu do các khâu thủ tục đầu tư, đấu thầu và năng lực của cán bộ thực hiện đấu thầu…

Đối với quy hoạch và kế hoạch đầu tư, ngoài hạn chế về chất lượng do tính khép kín và cục bộ trong đầu tư thì một nguyên nhân không thể phủ nhận đó là năng lực của một bộ phận cán bộ làm quy hoạch còn hạn chế. Điều này dẫn đến tình trạng không ít dự án quy hoạch tuy đã được xác định nhưng chưa có đầy đủ các căn cứ kinh tế, xã hội, nhất là phân tích, dự báo thị trường và năng lực cạnh tranh nên phải thay đổi nhiều lần như quy hoạch ngành điện, xi măng…

Trong thực tế, do hạn chế về chuyên môn, có những hồ sơ mời thầu đưa ra những thông số không đúng thực tế, đến khi triển khai thực hiện, nhà thầu phải gánh chịu thêm rất nhiều chi phí phát sinh. Đó cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến chất lượng một số công trình không đảm bảo.

Năng lực quản lý và giám sát của không ít chủ đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu chuyên môn về đầu tư, xây lắp và đầu tư. Bên cạnh đó còn tồn tại một bộ phận cán bộ, công chức thiếu ý thức, trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát các công cuộc đầu tư. Chính điều này đã tạo ra một rào cản không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư.

Một phần của tài liệu chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2006 2011 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w