Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2006 2011 (Trang 28 - 34)

4. Hình Tăng trưởng các thành phần kinh tế, 2006 – 2011

3.3.1.1.Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Cơ cấu thành phần kinh tế đã có những chuyển biến khá tích cực, thể hiện sự tham gia ngày càng sâu rộng của khu vực ngoài quốc doanh, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế. Theo xu hướng này, tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế nhà nước đang có xu hướng giảm dần, còn tỷ trọng trong GDP của khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài dần dần tăng lên tương ứng.

Kinh tế nhà nước 39,9 38,9 38,2 37,8 37 36,5 Kinh tế ngoài nhà

nước

47,4 47,8 48,3 48,8 49,4 49,8 Kinh tế có vốn đấu

tư nước ngoài

12,7 13,3 13,5 13,4 13,6 13,7

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP của cả nước, nhưng đang có xu hướng tăng lên. Tăng trưởng của khu vực này trước năm 2008 là cao nhất trong ba khu vực, tuy nhiên từ sau năm 2008, tăng trưởng của khu vực này bị giảm sút đáng kể, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cấu đã tác động mạnh mẽ đến khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP, tốc độ tăng trưởng nói chung khá cao, và vẫn có nhiều biến động. Còn khu vực kinh tế nhà nước, tốc độ tăng trưởng của khu vực này khá là ổn định và đang có xu hướng giảm dần.

Hình 4. Tăng trưởng các thành phần kinh tế, 2006 – 2011.

Như vậy, sự chuyển dịch trong cơ cấu thành phần kinh tế đã đi theo hướng khá tích cực, tuy tốc độ chuyển dịch còn diễn ra khá là chậm.

3.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế theo chiều sâu

3.3.2.1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động - Năng suất lao động

Việt Nam có lợi thế là một quốc gia có dân số đông, cơ cấu dân số trẻ. Do đó, số người trong độ tuổi lao đông lớn. Tuy nhiên, lực lượng lao động của Việt Nam lại chủ yếu là lao động có tay nghề thấp, lao động chưa qua đào tạo. Do đó, năng suất lao động của đất nước còn rất thấp so với các quốc gia khác trong khu vực.

Năm Năng suất lao động (triệu đồng- giá thực tế)

Bình quân

giai đoạn Tốc độ tăng năng suất lao động (%/năm) (giá so sánh) Tốc độ tăng trưởng GDP (%/năm) 2007 25,89 2006- 2007 6,3 8,3 2008 32,9 2008 4,4 6,31 2009 36,4 2009 4,66 5,32 Nguồn: Tổng cục thống kê.

Xét trong giai đoạn 2007- 2009, năng suất lao động của Việt Nam có xu hướng tăng lên qua các năm( từ 25.89 triệu đồng năm 2007 đến 32.9 triệu đồng năm 2008 và tiếp tục tăng lên 36.4 triệu đồng năm 2009) nhưng so với quốc gia khác, năng suât lao động của nước ta vẫn còn quá thấp. Bên cạnh đó, tốc độ tăng năng suất lao động lại có xu hướng giảm xuống( từ 6.3% năm 2007 xuống còn 4.66% năm 2009), cùng với sự giảm sút của tốc độ tăng năng suất lao động là sự giảm sút của tốc độ tăng trưởng GDP.

Bảng 6. Năng suất lao động một số nước năm 2010.

Quốc gia Năng suất lao động( USD/ người)

Singapore 89,9

Đài Loan 73,2

Nhật Bản 63,9

Việt Nam 5,3

Nguồn: http://vpc.vn

Tổ chức Năng suất Châu Á – APO vừa mới công bố bản Báo cáo Năng suất năm 2012 - APO Productivity Databook 2012 về tình hình năng suất của các quốc gia châu Á. Theo số liệu công bố trong bản báo cáo, năm 2010, Singapore là quốc gia có năng suất lao động cao nhất, đạt 89,9 nghìn USD/người lao động (tính theo sức mua tương đương năm 2005), tiếp theo là Đài Loan đạt 73,2 nghìn USD và Nhật Bản đạt 63,9 nghìn USD. Năng suất lao động của Việt Nam đạt 5,3 nghìn USD, bằng 5,9% năng suất lao động của Singapore. Về mức tăng năng suất lao động hàng năm thì Trung Quốc là quốc gia đạt cao nhất, trung bình 8,8% hàng năm trong giai đoạn 1990-2010. Tuy nhiên chỉ tính trong giai đoạn 2000-2010 thì Myanmar có mức tăng trưởng năng suất hàng năm đạt 9,9%/năm, cao nhất trong số các quốc gia so sánh. Việt Nam có mức tăng năng suất hàng năm là 5% giai đoạn 1990-2010 và 4,5% trong giai đoạn 2000- 2010. Với mức tăng trưởng này, Việt Nam nằm ở top dưới trong số các quốc gia được so sánh. Số liệu này phù hợp với thành tích về tăng trưởng GPD của nước ta trong những năm qua.

Đánh giá về chất lượng lao động Việt Nam thông qua năng suất lao động, TS. Hồ Đức Hùng (Đại học Kinh tế TPHCM) so sánh: năng suất lao động của lao động Việt Nam hiện thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan 30 lần, và Nhật Bản tới 135 lần! Ông cũng bày tỏ quan điểm: “Nếu coi lao động giá rẻ (chất lượng thấp) như một lợi thế thì sai lầm, bởi yếu tố quyết định đến doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp chính là năng suất lao động”.

Dựa trên chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới, năm 2009-2010, Việt Nam xếp thứ 75/133 quốc gia về năng suất lao động, trong khi đó vị trí của Singapore là 3, Malaysia là 24 và Thái Lan là 36.

Lao động và năng suất lao động có vai trò to lớn trong việc tạo ra thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán, làm tăng tiêu thụ ở trong nước - động lực của tăng trưởng kinh tế, là “cứu cánh” của tăng trưởng kinh tế trước những bất ổn ở bên ngoài. Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong giải quyết việc làm cũng như cải thiện đáng kể năng suất lao động. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế mà chúng ta cần khắc phục để lao động và năng suất lao động không trở thành điểm “nghẽn” của tăng trưởng.

3.3.2.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn - Hệ số ICOR

Hiệu quả sử dụng vốn của một quốc gia được đánh giá qua chỉ số ICOR toàn nền kinh tế của quốc gia đó trong từng thời kỳ. Hệ số ICOR (Incremental Capital-Output Ratio) thể hiện để tăng một đồng GDP cần đầu tư bao nhiêu đồng. Hệ số ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại.

Ở Việt Nam, chỉ số ICOR tăng mạnh từ năm 2007 đến 2009. Nếu như trong giai đoạn 1991 - 1995, hệ số ICOR là 3,5 thì đến giai đoạn năm 2007 - 2008, hệ số này là 6,15; năm 2009, hệ số ICOR tăng vọt lên 8 cùng với sự tăng lên trong chỉ số ICOR là sự suy giảm của tốc độ tăng trưởng GDP( từ 8.46% năm 2007 xuống 5.32% năm 2009) . Mặc dù năm 2010, ICOR giảm xuống 6.2 và đến năm 2011 lại tiếp tục giảm còn 5.9 nhưng nó vẫn còn hơn nhiều so với khuyến cáo của WB: “Đối với một nước đang phát triển, hệ số ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững”. So với các nước trong khu vực, chỉ số ICOR của Việt Nam gấp đôi, có nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chỉ bằng một nửa so với các nước khác. Đây là một điều đáng báo động đối với chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Bảng 7. Hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2007- 2011

Năm ICOR Tăng trưởng GDP(%)

2007 5.64 8.46

2008 6.66 6.31

2009 8 5.32

2011 5.9 5.89

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Ở nước ta, có hai chỉ tiêu phản ánh về đầu tư, một là chỉ tiêu vốn đầu tư, hai là tích lũy tài sản. Vốn đâu tư là lượng tiền các thành phần sở hữu bỏ ra nhằm mục đích đầu tư, còn tích lũy tài sản là lượng tiền đầu tư đến được với sản xuất. Vì vậy tích lũy tài sản luôn nhỏ hơn vốn đầu tư.

Bảng 8. Hệ số ICOR từ vốn đầu tư và tích lũy tài sản

Từ vốn đầu tư Từ tích lũy tài sản

ICOR(2000- 2005) 4.89 3.04

ICOR(2006- 2010) 7.43 4.40

Nguồn: http://cafef.vn

Một trong những nguyên nhân khiến chỉ số ICOR cao như vậy là do lượng tiền bỏ ra nhằm mục đích đầu tư ngày càng ít tham gia vào quá trình sản xuất. Qua tính toán từ số liệu của tổng cục thống kê cho thấy: Hiệu quả đầu tư giai đoạn 2006- 2010 giảm sút rõ rệt so với giai đoạn 2000- 2005. Nếu giai đoạn 2000- 2005, bỏ ra 5 đồng có thể tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP thì đến giai đoạn 2006- 2010 phải bỏ ra 7 đồng mới tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP. Nếu lượng tiền bỏ ra đến được với sản xuất thì hiệu quả đầu tư của chúng ta cũng không phải là quá thấp so với các nước trong khu vực.

Một câu hỏi đặt ra: Khu vực nào đầu tư kém hiệu quả nhất?

Bảng 9. ICOR theo khu vực sở hữu theo giai đoạn.

Tính toán từ vốn đầu tư Tính toán từ tích lũy tài sản

Tổng Nhà nước Ngoài Nhà nước FDI Tổng Nhà nước Ngoài Nhà nước FDI ICOR(2000- 2005) 4.89 6.94 2.93 5.20 3.04 4.37 1.81 3.11 ICOR(2006- 2010) 7.43 9.68 4.01 15.71 4.40 5.13 2.54 9.70 Nguồn: http://cafef.vn

Lâu nay hầu hết các nhà kinh tế đều nói rằng khu vực Nhà nước sử dụng vốn kém hiệu quả nhất, nhưng qua tính toán từ số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới là khu vực có hiệu quả kém nhất.

Một điều đáng nói ở đây là dù được khai thác dầu khí, được hưởng nhiều ưu đãi về chính sách nhưng hiệu quả đầu tư của khu vực FDI vẫn thấp. Nguyên nhân là do các báo cáo lỗ, do việc chuyển giao giữa công ty mẹ với các công ty con diễn ra khá phổ biến trong những năm vừa qua. Chính tình trạng này đã đẩy chi phí sản xuất lên cao và tất yếu là lợi nhuận sẽ giảm.

Theo tính toán, khu vực FDI sử dụng vốn không hiệu quả ngay cả khi lượng tiền đầu tư đến được với sản xuất( ICOR tính toán từ tích lũy tài sản bằng 9.7 giai đoạn 2006- 2010). Như vậy có thể nhận thấy khu vực tư nhân sử dụng đồng vốn hiệu quả nhất. Khu vực này cũng là khu vực đóng góp nhiều nhất vào GDP trong khi không nhận được một ưu đãi nào, chưa kể còn có những bất cập về chính sách gây khó khăn cho không ít doanh nghiệp.

Hiệu quả đầu tư không chỉ tác động đến tăng trưởng kinh tế về mặt số lượng mà còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng tăng trưởng của một nền kinh tế. Chỉ số ICOR cao, tăng hiệu quả đầu tư giảm sút là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn, sâu xa của lạm phát cao, lặp đi lặp lại, là nguyên nhân quan trọng gây bội chi ngân sách nhà nước, tăng nợ công, tăng nhập siêu… trong thời gian qua.

Bảng 10. So sánh mức thu nhập từ vốn và vốn đầu tư ( Đơn vị: tỷ đồng/ giá thực tế), 2006 – 2010.

Năm GDP Vốn đầu tư (1) Thu nhập từ vốn

(2) Tỷ lệ (2)/(1) 2006 974 266 404 712 360 478 0.89 2007 1 143 715 532 093 423 175 0.80 2008 1 485 038 616 735 549 464 0.89 2009 1 658 389 708 826 613 604 0.87 2010 1 980 914 830 278 732 938 0.88 Nguồn: Tổng cục thống kê.

Trong suốt giai đoạn từ năm 2006- 2010, tỷ lệ giữa thu nhập từ vốn và vốn đầu tư luôn nhỏ hơn 1. Điều này một lần nữa cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đang giảm sút và xã hội đang đầu tư vượt quá lực của mình.

3.3.2.3. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế

Năng suất lao động thấp, tốc độ tăng có xu hướng giảm sút trong khi hiệu quả vốn đầu tư kém trong giai đoạn 2006- 2011 đã cho chúng ta một cái nhìn khá rõ về chất lượng tăng trưởng dưới góc độ hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, việc tính toán năng suất của lao động và vốn như trên không tách được tác động riêng từng phần của từng nhân tố đối với tăng trưởng. Cụ thể hơn, theo cách tính toán như trên, năng suất của nhân tố này cũng chịu tác động từ sự thay đổi của nhân tố kia. Ví dụ, năng suất lao động có thể tăng lên do đầu tư tăng. Để đánh giá được chất lượng của tăng trưởng kinh tế, chúng ta cần xem xét năng suất các nhân tố tổng hợp( TFP).

Qua kết quả phân tích xác định mức độ đóng góp của các yếu tố vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp đối với tốc độ tăng trưởng của một số nước châu Á trong bốn thập kỷ cuối của thế kỷ qua, người ta nhận xét rằng: tỷ lệ đóng góp của vốn và lao động càng nhiều thì sự phát triển của nền kinh tế càng thiên về chiều rộng, bằng cách sử dụng các nguồn lực vật chất. Trái lại, tỷ lệ đóng góp của TFP

càng lớn thì tăng trưởng càng mang tính chất phát triển theo chiều sâu và yếu tố bền vững càng có cơ sở đảm bảo.

Bảng 11. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng của một số nước, 2005 – 2010.

Quốc gia Đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP

(%) Hàn Quốc 63 Đài Loan 59 Ấn Độ 48 Indonesia 42 Philippines 41 Việt Nam -6 Nguồn: http://vpc.vn

Bản báo cáo năng suất năm 2012 của Tổ chức năng suất châu Á_ APO cho thấy trong giai đoạn 2005-2010, mức đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP của nhiều quốc gia ở mức trên 40%, như Hàn Quốc đạt 63%, Đài Loan: 59%, Ấn Độ: 48%, Indonesia: 42%, Philippines: 41%. Điều này có nghĩa các quốc gia này đã làm tốt việc thúc đẩy tăng trưởng dựa vào khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực là Vốn và Lao động. Đóng góp của TFP vào tăng trường GDP của Việt Nam giai đoạn 2005-2010 là -6%. Số liệu này phản ánh tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào Vốn và Lao động, trong đó gia tăng vốn nhưng không làm tăng thêm được đầu ra là GDP vì vậy đóng góp của TFP thành giá trị âm theo công thức: Y = A. f(Kα Lβ ), trong đó: Y= đầu ra (GDP), K= Vốn, L= Lao động, A=TFP; α= hệ sống đóng góp của vốn, β = hệ số đóng góp của lao động (β = 1 - α ).

Bảng 12. Đóng góp của các yếu tố vào GDP các giai đoạn. ( %)

1993 – 1997 1998 – 2002 2003 – nay Đóng góp của L 16,02 20,00 19,07 Đóng góp của K 68,98 57,42 52,73 Đóng góp của TFP 15,00 22,58 28,20 Tỷ lệ GDP 100 100 100 Nguồn: Tổng cục thống kê

Như vậy có thể khẳng định: Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua chủ yếu vẫn theo chiều rộng, mặc dù đóng góp của nhân tố TFP có tăng dần qua các năm nhưng không đáng kể. tỷ trọng đóng góp của yếu tố vốn và lao động cao gấp hơn 3 lần so với của TFP.

3.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế liên quan đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Một phần của tài liệu chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2006 2011 (Trang 28 - 34)