Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung

Một phần của tài liệu chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2006 2011 (Trang 38 - 46)

4. Hình Tăng trưởng các thành phần kinh tế, 2006 – 2011

3.3.3.3.Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung

Do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của sản phẩm còn chưa cao nên năng lực cạnh tranh trên bình diện quốc gia của Việt Nam cũng không mấy khả quan. Mặc dù ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao trong GDP, chính sách đối với FDI được cải thiện… đã nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam được Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) đánh giá là không ổn định, điều đó thể hiện rõ ở bảng tổng hợp vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2006 – 2011.

Bảng 13 . Việt Nam trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2006 – 2011

Năm Số quốc gia được

xếp hạng Vị trí So với năm gần nhất Đứng trên (nước)

2006 125 77 - 3 48 2007 131 68 + 9 63 2008 134 70 - 2 64 2009 133 75 - 5 58 2010 139 59 +16 80 2011 142 65 - 6 77 Nguồn: http://www.chinhphu.vn. (+): lên hạng; (-): xuống hạng

Nhìn lại vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2006 – 2011, dễ dàng nhận thấy số lần lên hạng của Việt Nam chỉ có 2, và có tới 4 lần xuống hạng.

Từ năm 2006 đến năm 2009, năng lực cạnh tranh của Việt Nam có 3 lần giảm bậc và chỉ tăng bậc năm 2007 (tăng 9 bậc), cả giai đoạn giảm 1 bậc trong khi số quốc gia xếp hạngtăng lên (tăng thêm 8 quốc gia), như vậy, trong thời gian này, năng lực cạnh tranh của Việt Nam không những không được cải thiện mà còn xấu đi.Tại nhiều tiêu chí trong bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh của WEF, Việt Nam đứng cuối bảng, đặc biệt là trình độ công nghệ. Ngoài ra, môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng không được đánh giá cao, Chính mức độ bảo vệ nhà đầu tư là một yếu tố quan trọng khiến Việt Nam bị giảm điểm trong xếp hạng môi trường kinh doanh.

WEF cũng liệt kê những yếu tố gây cản trở nhiều nhất đối với hoạt động kinh doanh tại các quốc gia được xếp hạng trong báo cáo. Đối với Việt Nam, 5 rào cản hàng đầu bao gồm khả năng tiếp cận vốn, lạm phát, mức độ ổn định thấp của chính sách, lực lượng lao động chưa được đào tạo đầy đủ, và cơ sở hạ tầng hạn chế.

Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam lên bậc ngoạn mục nhất vào năm 2010 (tăng 16 bậc). Theo các chuyên gia WEF, ưu điểm lớn nhất của Việt Nam trong năm này là những ảnh hưởng tích cực của chính sách thị trường lao động và việc duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế khó khăn nhưng lại giảm mạnh ở ngay năm sau đó (năm 2011 giảm 6 bậc).

Xét cả giai đoạn 2006 - 2011, năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 9 bậc.Nhìn chung, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua, nhờ vào chính sách mở cửa của chính phủ và một sự kiện quan trọng đã diễn ra trong giai đoạn này, đó là Việt Nam chính thức gia nhậpTổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhiều rào cản thương mại được rỡ bỏ, nhiều cam kết được thực hiện, các doanh nghiệp trong nước được chuyển giao công nghệ và buộc phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình, từ đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, theo dự báo của WEF thì năng lực cạnh tranh của Việt Nam sẽ có xu hướng giảm trong thời gian tới.

Kết quả báo cáo của WEF có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng đáng kể đến thu hút FDI của các quốc gia vì các nhà đầu tư thường căn cứ vào kết quả bảng xếp hạng này làm cơ sở cho việc đưa ra quyết định nên đầu tư vào quốc gia nào. Vì vậy, việc thứ hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam không ổn định, bị dự báo là có xu hướng giảm xuống sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng gia tăng thu hút FDI của Việt Nam trong những năm tới.

3.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế liên quan đến phúc lợi xã hội3.3.4.1. Tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm 3.3.4.1. Tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm

Nền kinh tế tăng trưởng tốt có tác động tích cực đến vấn đề giải quyết việc làm. Sự bùng phát của khu vực kinh tế tư nhân, nhất là trong những năm gần đây, đã tạo ra nhiều việc làm mới. Cơ cấu lao động có sự chuyển biến rõ rệt: tỷ lệ lao động làm công ăn lương và làm việc trong các doanh nghiệp của chính mình gia tăng trong khi tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực tư nhân cũng tăng lên đáng kể.

Trong giai đoạn 2006 – 2011, lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân tăng lên cả về tương đối và tuyệt đối. Phân tích số liệu của Tổng cục Thống kê cho giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011 cho thấy, tổng số việc làm trong nền kinh tếtăng từ 44 triệu lên 50,6 triệu, đạt tốc độ tăng trung bình khoảng 2,5%/năm. Với lực lượng lao động có tốc độ tăng tương đương việc làm (2,8%/năm), số việc làm mới của Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu cung cấp cho những người mới gia nhập lực lượng lao động.

Về cơ cấu lao động (từ 15 tuổi trở lên) đang làm việctrong các khu vực kinh tế, có một sự chuyển dịch đáng kể trong giai đoạn 2006-2011: Số lao động trong nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 55,4% xuống 48%, công nghiệp và xây dựng tăng từ 19,3% lên 22,4%; khu vực dịch vụ từ 25,3% đến 29,6%. Qua đó ta có thể thấycông nghiệp, xây dựng và dịch vụ là những ngành đóng góp chính cho tăng trưởng

việc làm và đây có thể được nhìn nhận như là một xu hướng khá tích cực. Ở một góc độ phân tích khác về cơ cấu, cho đến năm 2010, khu vực tư nhân trong nước, đặc biệt là nông nghiệp và khu vực phi chính thức, giữ vai trò chính tạo việc làm cho nền kinh tế (chiếm 86% số việc làm), còn khu vực nhà nước có vai trò giảm (từ 11,2 xuống10,4%). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn nhỏ nên chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng việc làm, song tỉ trọng này có xu hướng gia tăng(tăng từ 3 lên 3,5%). Như vậy, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nướcđóng vai trò quan trọng đối với tạo việc làm, hạn chế tình trạng thấtnghiệp hay thiếu việc làm.

Tuy vậy, thực tế cho thấy, so sánh giữa tỉnh, thành phố nơi nào có trình độ phát triển kinh tế càng cao thì tỷ lệ thất nghiệp càng cao, cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước và của khu vực nông thôn.

Bảng 14. Tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2006 – 2011 (đơn vị %).

Năm Cả nước Thành thị Nông thôn

2006 2,1 4,8 - 2007 2,4 4,6 - 2008 2,4 4,7 1,5 2009 2,9 4,6 2,3 2010 2,9 4,3 2,3 2011 2,3 3,6 1,7 Nguồn Tổng cục thống kê 2011.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong giaiđoạn 2006-2011, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ từ 2,1% đến 2,3%, vớisố người thất nghiệp tăng từ 1 lên 1,2 triệu. Riêng năm 2009 và 2010,thất nghiệp tăng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.Tuy tình hình thất nghiệp ở khu vực thành thị vẫn nghiêm trọng hơn sovới nông thôn và cả nước và số người thất nghiệp ổn định trong khoảng0,6 triệu nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị hiện đang có xu hướng giảm với tỷ lệ từ 4,8%năm 2006 xuống còn 3,6% năm 2011.

Bảng 15. Tỷ lệ thiếu việc làm giai đoạn 2006 – 2011 (tỷlệ %)

Năm Cả nước Thành thị Nông thôn

2006 - - - 2007 - - - 2008 5,1 2,3 6,1 2009 5,6 3,3 6,5 2010 3,6 1,8 4,3 2011 3,3 1,8 4,0 Nguồn: Tổng cục thống kê

Tỷ lệ thất nghiệp chưa phản ánh đúng và đầy đủ tác động của tăng trưởng đến tạo việc làm cho nền kinh tế, chúng ta còn phải xét đến tỷ lệ thiếu việc làm - một chỉsố hết sức quan trọng giúp đánh giá “sức khỏe” của khu vực nôngnghiệp và khu vực phi chính thức phi nông nghiệp, nhìn vào bảng số liệu ta thấy

tỷ lệ thiếu việc làm giai đoạn 2006 - 2011 cũng giảm đáng kể ở cả 2 khu vực và trên cả nước,thể hiện sự hồi phục của các khu vực này nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung sau khủng hoảng.

3.3.4.2. Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo

Đồng hành cúng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo ở nước ta vẫn đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hằng năm trong thời kỳ 2006 - 2011 đạt 7,01%. Cùng với tăng trưởng và phát triển kinh tế, Việt Nam đặc biệt quan tâm và ưu tiên nguồn lực cho giảm nghèo. Với việc giảm 1/2 hộ nghèo vào năm 2002, và đến nay đã giảm được 3/4 số hộ nghèo (so với đầu thập niên 90 thế kỷ XX), hoàn thành trước mục tiêu thiên niên kỷ về giảm nghèo, Việt Nam chuyển vị trí từ nước nghèo sang nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp. Những năm qua, nhờ thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc, miền núi (Chương trình 135), Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (Nghị quyết số 30a) và các chương trình kinh tế, xã hội khác hướng vào mục tiêu giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm nhanh từ 22% (năm 2005) xuống còn 11,3% (năm 2009) và còn 9,45% (năm 2010), bình quân mỗi năm giảm 2% - 3% tỷ lệ nghèo. Tính riêng năm 2011, theo chuẩn nghèo áp dụng từ năm 2011 – 2020, toàn quốc có 2.580.885 hộ thuộc diện hộ nghèo, bằng 11,76%; 1.530.925 hộ cận nghèo, bằng 6,98%. Như vậy, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo đã có sự giảm đi trong thời gian qua.

Người nghèo đã được tiếp cận tốt hơn các nguồn lực kinh tế (vốn, đất đai, công nghệ, thị trường...) và các dịch vụ xã hội cơ bản như: giáo dục, y tế, nước sạch, trợ giúp pháp lý...; kết cấu hạ tầng của các huyện, xã nghèo được tăng cường; đời sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt. Kinh tế tăng trưởng nhanh và liên tục, với tốc độ từ 7% - 8%/năm là một yếu tố quan trọng trong việc giảm nghèo, nhưng điểm nổi bật ở Việt Nam khác với các nước khác là tăng trưởng nhanh nhưng cũng hạn chế được tốc độ gia tăng bất bình đẳng. Hệ số Gini, một chỉ số xem xét bất bình đẳng thu nhập, chỉ tăng từ 0,329 năm 1993 lên 0,356 năm 2008; độ sâu nghèo đói, tính bằng tỷ lệ người nghèo nằm gần ngưỡng nghèo đã giảm xuống. Chính vì vậy, thành tựu giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng kết quả giảm nghèo chưa bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo rất lớn (70% - 80%), tỷ lệ hộ tái nghèo hằng năm so với tổng số hộ thoát nghèo còn cao (7% - 10%); chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặc biệt là ở những huyện, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Theo chuẩn nghèo mới áp dụng từ năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước chiếm khoảng 15%- 17%, người nghèo tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 90%; một số huyện miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, miền núi Duyên hải miền Trung, Tây Nam Bộ là những nơi đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (trên 50%), là địa bàn rất khó khăn đối với công tác giảm nghèo.

3.3.4.3. Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khỏe được coi là nhiệm vụ trọng tâm của nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong giai đoạn 2006 – 2011, Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định trong việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục, y tế.

Những tiến bộ về giáo dục – đào tạo

Số trường phổ thông năm học 2010-2011 tăng 4% so với năm học 2006-2007. Bình quân mỗi năm giai đoạn 2006-2010, số trường phổ thông tăng 1,06%. Số giáo viên phổ thông năm học 2010-2011 tăng 1,06% so với năm học 2006-2007, trong đó giáo viên tiểu học tăng 1,04%; giáo viên trung học cơ sở tăng 1,03%; giáo viên trung học phổ thông tăng 1,19%. Bình quân thời kỳ 2006-2010, số giáo viên phổ thông tăng 1,4%/năm, trong đó giáo viên tiểu học tăng 0,4%; giáo viên trung học cơ sở tăng 0,8%; giáo viên trung học phổ thông tăng 5,3%.

Năm học 2010-2011 cả nước có 413 trường đại học và cao đẳng, tăng 91 trường so với năm học 2006-2007; 2200 nghìn sinh viên, tăng 32% và 78,3 nghìn giáo viên, tăng 46,6%. Trong thời kỳ 2006- 2010, bình quân mỗi năm số trường tăng 8,3%; số sinh viên tăng 9,7% và số giáo viên tăng 10%, trong đó số trường và sinh viên ngoài công lập tăng mạnh hơn khối công lập: Số trường tăng 18,4% so với 6,6%; số sinh viên tăng 16% so với 8,7%. Tuy nhiên số giáo viên ngoài công lập tăng ít hơn giáo viên công lập với mức tăng 9,6% so với 10%.

Ở khối trung học chuyên nghiệp, năm 2010-2011 cả nước có 286 trường trung cấp chuyên nghiệp, tăng 17 trường so với năm học 2006-2007; 820 nghìn sinh viên, tăng 59% và 21,1 nghìn giáo viên, tăng 45,5%. Trong thời kỳ 2006-2010, bình quân mỗi năm số trường tăng 1,2%, số sinh viên tăng 9,7% và số giáo viên tăng 7,8%.

Sự phát triển giáo dục đào tạo như vậy đã làm thay đổi đáng kể về cơ cấu dân số chia theo trình độ học vấn, đồng thời cải thiện chất lượng nguồn lao động và đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung ở nước ta còn thấp, cơ cấu chưa hợp lý, chưa đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo nhân lực, nhân tài.

Những tiến bộ về y tế và chăm sóc sức khỏe.

Những kết quả đạt được về tăng trưởng kinh tế cũng đã mang lại nhiều thay đổi quan trọng đối với lĩnh vực y tế. Hệ thống y tế tạo điều kiện cho tất cả người dân có nhu càu đều được hưởng thụ các dịch vụ khám chữa bệnh ở các bệnh viện công và ngoài công lập. Hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế đã được trang bị mới máy móc, thiết bị khám, chữa bệnh, tăng cường nguồn lực sản xuất thuốc chữa bệnh. (Bảng )

Bảng 16. Thống kế số cơ sở khám chữa bệnh Việt Nam, 2006 – 2011.

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng số 13232 13438 13460 13450 13467 13506

Phòng khám đa khoa khu vực 847 829 781 682 622 620 Trạm ý tế xã, phường 10672 10851 10917 10979 11028 11047 Cơ sở khác 810 802 788 787 787 799 Nguồn: Tổng cục thống kê

Như vậy, số cơ sở khám chữa bệnh không ngừng được đầu tư, số lượng luôn tăng lên trong giai đoạn 2006 – 2011, tổng số cơ sở chữa bệnh năm 2011 đã tăng 2,07% so với năm 2006. Số giường bệnh công lập đến năm 2010 đã đạt mức 20,5 giường/1 vạn dân. Ngoài ra, trong năm 2011, số lượng bác sĩ đa khoa tăng 17.,%, số dược sĩ cao cấp tăng 15,4% so với năm 2007.

Nhờ đó, những chỉ tiêu về sức khỏe của người dân Việt Nam được nâng cao trong những năm qua. Tuổi thọ bình quân của nước ta năm 2006 là 71,3 tuổi, đến năm 2011 đã tăng lêm 73 tuổi, nguyên nhân một phần cũng là do những thành tựu về y tế và chăm sóc sức khỏe mang lại. Tỷ suất chết trẻ em dưới một tuổi năm 2010 giảm xuống còn 16%, đạt được mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2011. Tỷ suất chết trẻ em dưới năm tuổi giảm từ 27,5% năm 2005 xuống còn 25% năm 2009, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới năm tuổi từ 25,2% năm 2005 giảm xuống còn 18% năm 2010…

Các chỉ số cơ bản về sức khỏe đã phản ánh khá đầy đủ tác động về tác động tích cực của tăng trưởng

Một phần của tài liệu chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2006 2011 (Trang 38 - 46)