Phát triển khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2006 2011 (Trang 60)

4. Hình Tăng trưởng các thành phần kinh tế, 2006 – 2011

4.3.2. Phát triển khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

4.3.2.1. Phát triển khoa học công nghệ

Thứ nhất, Chính phủ nên có các chính sách quan tâm tới các viện nghiên cứu khoa học: đầu tư vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tăng lương cho những nhà khoa học…, đưa ra các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Nhà nước cần làm cho doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của khoa học- công nghệ trong việc nâng cao năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh để từ đó doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân sẽ đầu tư vốn vào lĩnh vực này và tăng cường áp dụng những thành tựu của khoa học- công nghệ vào sản xuất.

Thứ hai, cần có sự gắn kết giữa nhà khoa học với các doanh nghiệp, cáo sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và từ doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ, doanh nghiệp là một trong những nhân tố cơ bản và quan trọng nhất quyết định hướng phát triển của doanh nghiệp, sự gắn kết giữa các cơ sở

nghiên cứu, các nhà khoa học với các doanh nghiệp làm cho những sản phẩm mà các nhà khoa học nghiên cứu ra là những sản phẩm thực sự có giá trị, đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, đảm bảo gắn kết hài hòa giữa lợi ích của nhà sáng tạo với lợi ích của các thành phần kinh tế.

Thứ ba, các doanh nghiệp nên kêu gọi, thu hút vốn từ các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất, đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất. Các doanh nghiệp ở nước ta chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, do đó nguồn vốn phục vụ cho việc mở rông sản xuất là rất hạn chế đó là chưa kể đến nguồn vốn để đầu tư vào khoa học- công nghệ. Do đó, chúng ta cần phải tận dụng các nguồn vốn FDI, sử dụng nó phục vụ cho việc đổi mới công nghệ.

Thứ tư, nhanh chóng xây dựng các văn bản Quy phạm pháp luật liên quan đến thị trường khoa học và công nghệ, ví dụ như hợp đồng về công nghệ, khuyến khích chuyển giao thành quả khoa học- công nghệ, điều lệ quản lý về thị trường khoa học- công nghệ.

Thứ năm, hoàn thiện cơ sở pháp lý và nâng cao năng lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ, có chế tài xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Bảo hộ và khuyến khích việc sử dụng những giải pháp, sáng chế mới. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước và công tác thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Rà soát lại cơ chế, chính sách quản lý kinh tế để thúc đẩy thị trường khoa học- công nghệ phát triển, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng sản phẩm hầng hóa

4.3.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho tăng tăng trưởng

Phát triển con người là yếu tố quan trọng bậc nhất để đảm bảo tăng trưởng và giàm nghèo đói. Lợi thế cạnh canh của một quốc gia cũng như cơ sở đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong những thập kỷ tiếp theo phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển của con người ở mỗi nước. Sự phân hóa giàu nghèo cũng có nguyên nhân một phần lớn bởi sự khác biệt về trình độ học vấn nói riêng và sự phát triển của con người nói chung. Bởi vậy, cần có những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo như sau.

Đổi mới hơn nữa và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong giáo dục và đào tạo, cải cách giáo dục toàn diện nhằm làm cho hệ thống giáo dục gắn kết với yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước, đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình giáo dục theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục. Thầy giỏi mới có những người thợ giỏi, do vậy cần xây dựng tiêu chuẩn giảng viên cho từng cấp, xây dựng tiêu chí đánh giá và thực hiện việc đánh giá thành tích của từng giảng viên nhằm tạo động lực, kích thích sự học hỏi và phấn đấu trong tập thể giảng viên, thu hút và đãi ngộ xứng đáng đối với những giảng viên giỏi nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm thực tế, giảng viên người nước ngoài.

Tăng cường đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp bao gồm cả tái đào tạo nghề, nhằm giúp cho người trong độ tuổi lao động có thể dễ dàng thích ứng với những đòi hỏi thường xuyên biến đổi của thị trường lao động.

Tăng cường hợp tác với nước ngoài và thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực đào tạo đại học, sau đại học và đào tạo nghề, khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập, đi đôi với tăng cường quản lý công tác lưu học sinh.

Tăng đầu tư cho giáo dục từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng lên, đồng thời huy động nhiều hơn sức dân thông qua đảy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập.

4.3.3. Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường4.3.3.1. Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội 4.3.3.1. Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội

Tăng trưởng kinh tế cần đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ cho người dân. Muốn vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung chính sách, cơ chế, tháo gỡ rào cản nhằm thúc đẩy, khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế, mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ, tạo mở việc làm; nghiên cứu đổi mới về chính sách, cơ chế về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, dạy nghề, chuyển đổi nghề nghiệp ở những vùng đô thị hóa nhanh. Phát triển đào tạo, chú trọng đào tạo có trọng điểm các lĩnh vực công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu học nghề, tìm việc làm đa dạng trên từng điạ bàn.

Gắn tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo. Một mặt, cần tiếp tục nâng cao nhận thức, quyết tâm vượt nghèo, vươn lên làm giàu của các hộ nghèo, xã nghèo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo và đề cao trách nhiệm của các ngành, cấp và tăng cường sự tham gia của đoàn thể và người dân, mặt khác cần huy động đa nguồn lực từ doanh nghiệp, cộng đồng cá nhân và vận động tài trợ quốc tế. Bên cạnh đó, đối với các vùng khó khan, nông thôn nghèo, bằng mọi biện pháp và chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về mạng lưới giao thông, cung cấp nước sạch, điện, giáo dục – đào tạo, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực.

Tăng trưởng kinh tế phải gắn với nâng cao phúc lợi giáo dục, y tế. Nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh phong chống dịch bệnh mới phát sinh, tiếp tục phát triển hệ thống phòng, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hệ thống bảo hiểm y tế, hoàn thiện cơ chế, chính sách khám chữa bệnh cho các đối tượng, đặc biệt là đối tượng chính sách và bệnh nhân nghèo. Tăng chi phí cho y tế, kinh phí xây dựng cơ bản tập trung các tuyến huện, xã, thực hiện nâng cấp bệnh viện cơ sở, tạo điều kiện cho người nghèo, vùng sâu vùng xa được tiếp cận được với các dịch vụ cao, giảm sức ép cho tuyến trên.

4.3.4.2. Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường

Trong những năm qua, do quá quan tâm đến mục tiêu tăng trưởng mà chúng ta ít chú ý đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, ô nhiễm môi trường hiện nay đang ở mức báo động, gây ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cần tránh quan điểm phát triển kinh tế trước, bảo vệ môi trường sau, mà ngay từ bây giờ phải đặt vấn đề môi trường trong các chiến lược phát triển, lựa chọn giải pháp thiết thực làm cho kinh tế, xã hội và môi trường phát triển hài hòa, thực sự coi môi trường là một quốc sách cơ bản. Để đạt được mục tiêu đó, yêu cầu trọng điểm là trong xây dựng, công nghiệp và đổi mới kỹ thuật, khởi điểm kỹ thuật phải cao, phải phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa, phải lựa chọn công nghệ kỹ thuật tiêu hao nguyên liệu thấp, gây ô nhiễm ít, hiệu quả cao, thực hiện sản xuất sạch, kiên quyết loại bỏ các công nghệ tiêu hao nhiều nguyên liệu, tăng cường sử dụng năng lượng sạch, xử lý nước thải, tích cực thay đổi tình trạng thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường như hiện nay. Trong đầu tư cho bảo vệ môi trường phải không ngừng, phải không ngừng nâng cao tỷ lệ đầu tư cho môi trường trong GDP.

Về mặt môi trường sinh thái, phải tiếp tục duy trì xu thế tốt đẹp trong mấy năm gần đây là trồng cây gây rừng, không ngừng tăng tỷ lệ che phủ rừng. Đồng thời với việc Nhà nước tăng cường đầu tư lâm nghiệp, cần hướng tới việc khoán đất khoán rừng, cho thuê đất trống đồi trọc, đất hoang để kết hợp xây dựng sinh thái với việc xóa đói giảm nghèo cho nông dân.

Về nông nghiệp phải có giải pháp kiên quyết ngăn chặn xu thế canh tác quảng canh hoặc thâm canh với cường độ lớn, sử dụng hợp lý phân hóa học, thuốc trừ sâu, không ngừng nâng cao chất lượng đất đai.

Trong quản lý môi trường và tài nguyên phải không ngừng nâng cao pháp chế, chuyển từ phương thức quản lý hành chính là chủ yếu sang phương thức quản lý bằng kinh tế, luật pháp làm cho công tác quản lý môi trường có hiệu lực mạnh mẽ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt: Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 2006.

2. Nguyễn Văn Thường, Trần Khánh Hưng: Giáo trình Kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 2010.

3. Nguyễn Đức Thành: Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011: “ Nền kinh tế trước ngã ba đường”.

4. Nguyễn Đức Thành: Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2012: “ Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế”.

5. Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, năm 2006. CÁC WEBSITE: 1. http://www.gso.gov.vn 2. http://www.kiemlam.org.vn 3. http://kinhtevadubao.vn 4. http://cafef.vn 5. http://vpc.vn 6. http://www.baomoi.com 7. http://www.chinh phu.vn 8. http://www.baodientu.chinhphu.vn . 9. http://www.moi.gov.vn . 10. http://www.vneconomy.vn 11. http://www.worldbank.org.vn 12. http://www.vnexpress.net

Một phần của tài liệu chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2006 2011 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w