6 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo phân loại mức độ rủi ro thích hợp gắn với việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu 589 Thực trạng rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch II – Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Trang 82 - 84)

ro thích hợp gắn với việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp:

Ngân hàng Công thương Việt Nam cần có nghiên cứu trên cơ sở tham khảo, học tập kinh nghiệm quốc tế và vận dụng phù hợp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo phân loại mức độ rủi ro thích hợp gắn với việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp chứ không theo thời gian quá hạn như hiện nay, bên cạnh đó việc áp dụng trích dự phòng rủi ro ngay từ khi ký kết hợp đồng tín dụng hoặc ngay khi có dấu hiệu phát sinh rủi ro cũng nên được xem xét đưa vào thực hiện.

KẾÁT LUẬN

Hoạt động tín dụng là hoạt động then chốt của các ngân hàng nhưng cũng là hoạt động mà rủi ro luôn thường trực trong từng khâu nghiệp vụ. Rủi ro tín dụng không loại trừ bất kỳ nền kinh tế nào dù ở mọi trình độ phát triển.

Với vị thế là ngân hàng quốc doanh lớn trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, trong xu thế hội nhập, phải chấp nhận cơ chế cạnh tranh khốc liệt, chấp nhận quy luật"Mạnh được, yếu thua”, đồng thời hàng ngày phải đối mặt với rủi ro. Do đó, biện pháp để phòng ngừa, hạn chế rủi ro luôn là yêu cầu bức thiết của mỗi ngân hàng. Xuất phát từ yêu cầu đó, người viết đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về bản chất, đặc trưng, các loại hình biểu hiện và mối tương quan của rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của SGDII- NHCTVN. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng được phân tích một cách sâu sắc nhằm làm nổi bật căn nguyên của rủi ro trong mối quan hệ với các chủ thể liên quan trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trên cơ sở đó, đề tài phát triển và trình bày nội dung lý luận cơ bản về các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Những biện pháp về phòng ngừa và hạn chế rủi ro được phân tích trên cơ sở quan hệ nắm bắt bản chất và đánh giá nguyên nhân của rủi ro tín dụng đồng thời được đối chiếu một cách trực tiếp thông qua phân tích kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động quản lý và phòng ngừa rủi ro. Những nền tảng lý luận này sẽ tạo cơ sở và làm sáng tỏ cho việc phân tích đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của SGDII- NHCTVN.

Trong phạm vi nghiên cứu được xác định, đề tài đã được tập trung, giới hạn trong khuôn khổ thể hiện trong một số nội dung chính gồm: phân tích thực trạng rủi ro của SGDII- - NHCTVN dưới toàn bộ các góc độ ảnh hưởng khác nhau; làm nổi bật thực trạng các biện pháp phòng ngừa rủi ro đang được thực hiện ; nêu lên hậu quả rủi ro mà SGDII đã phải gánh chịu trong giai đoạn vừa qua và hiện nay; Từ đó, tạo cơ sở đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao và hoàn thiện hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho SGDII- NHCTVN.

Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận về rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa hạn chế cũng như thực trạng về rủi ro tín dụng tại SGDII- NHCTVN, đồng thời nắm bắt những định hướng lớn về hoạt động tiền tệ, tín dụng, đề tài đã xác định những phương hướng rõ ràng cho các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó, các giải pháp, kiến nghị được đề xuất để có thể phòng ngừa và hạn chế một cách hiệu quả rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của SGDII- NHCTVN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam – NXB Chính Trị Quốc Gia.

2. Giáo trình tiền tệ – ngân hàng NXB Tp.HCM . Chủ biên P.GS TS .Nguyễn Đăng Dờn.

3. Quản trị ngân hàng thương mại- NXB Tài chính (2001)- Peter SRose.

4. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng- NXB Thống kê (1999)- TS. Nguyễn Văn Tiến.

5. Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng- NXB Thống kê Hà nội (2001)

6. Những giải pháp chủ yếu- bước đi cho quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam ( 2003)– Đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ- Chủ nhiệm PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn.

7. Chiến lược tài chính- tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2001-2010- Bộ Tài chính. 8. Tài liệu hội nghị chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại giai

đoạn 2003-2010 cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTM Việt Nam ( 11/2003 ). Ngân hàng Nhà nước TP.HCM.

9. Thực trạng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam và các giải pháp phòng ngừa hạn chế ( 2003 ). Đề tài nghiên cứu khoahọc , chủ nhiệm TS. Nguyễn Đức Thảo.

10. Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế cơ hội và thách thức đối với ngân hàng Việt Nam ( 8/2003 ) – Hiệp hội ngân hàng.

11.Tạp chí NHCTVN 15 năm xây dựng và trưởng thành ( NHCTVN) 12.Tạp chí ngân hàng 2003-2004.

13.Tạp chí khoa học ngân hàng năm 2003-2004.

14. Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng trên địa bàn TP.HCM

(2000-2003).Ngân hàng Nhà nước TP.HCM

15.Báo cáo tổng kết hoạt động SGDII- NHCTVN ( 1997-2003 )

Một phần của tài liệu 589 Thực trạng rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch II – Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)