- Hoàn thiện và đưa vào thực hiện các công cụ quản lý, quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm cụ thể hóa các qui định của NHNNVN, NHCTVN :
+ Quy trình thẩm định và giải quyết hồ sơ vay vốn của khách hàng và dự án + Hướng dẫn kiểm tra giám sát tín dụng
+ Quy định thực hiện phương án quản lý nợ vay + Quy định về nhận, thẩm định, định giá TSĐB + Quy định công tác bảo vệ kho hàng cầm cố
+ Quy định về mua bảo hiểm đối với khách hàng vay vốn
+ Quy chế phòng ngừa rủi ro và các biện pháp cụ thể phòng ngừa rủi ro đối với từng loại hình doanh nghiệp có quan hệ tín dụng.
- Cơ cấu lại dư nợ theo hướng phát triển bền vững: Giảm tỷ trong cho vay doanh nghiệp nhà nước, mở rộng đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng tỷ lệ cho vay không có bảo đảm. . .. bằng các biện pháp:
+ Đối với doanh nghiệp nhà nước: Đầu tư vào các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh có hiệu quả và định hướng phát triển lâu dài (điện lực, dầu khí, viễn thông. . .), kiên quyết hạn chế và rút dần dư nợ đối các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp, không có hướng phát triển lâu dài.
+ Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Chủ động tiếp thị các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sản xuất chế biến hàng xuất khẩu thông qua các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng, các hiệp hội ngành nghề, các phương tiện thông tin đại chúng với biện pháp chủ yếu là giải quyết nhanh chóng thủ tục thiết lập quan hệ, áp dụng lãi suất cạnh tranh và giải quyết trọn gói các nhu cầu dịch vụ ngân hàng đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp
+Tăng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo:
• Các doanh nghiệp đã quan hệ tín dụng: Vận động các doanh nghiệp đã cho vay không có tài sản đảm bảo, bổ sung tài sản thế chấp cầm cố cho SGDII- NHCTVN bằng các biện pháp ưu đãi về lãi suất, phí…
• Các doanh nghiệp mới quan hệ tín dụng phải có tài sản đảm bảo là bất động sản, sau đó mới xem xét đến việc cầm cố máy móc thiết bị, hàng hóa. . .
- Cải tiến phương pháp quản lý tín dụng
+ Phân loại doanh nghiệp; đánh giá các dự án đã đi vào hoạt động, có so sánh đánh giá với kết quả thẩm định ban đầu để có biện pháp quản lý phù hợp.
+ Khách hàng khi thiết lập quan hệ tín dụng, yêu cầu quan hệ toàn diện với SGDII- NHCTVN (tiền gửi, tiền vay, xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ. . .) và bổ sung vào hợp đồng tín dụng điều khoản này nhằm đảm bảo kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp đồng thời góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động và tăng thu dịch vụ.
+ Khách hàng có quan hệ tín dụng yêu cầu thực hiện kiểm toán, quyết toán theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tính minh bạch, chính xác của báo cáo tài chính.
+ Định kỳ hàng quí phân tích toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh- tài chính của doanh nghiệp nhất là các khoản các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, quy mô, lãi lỗã. . . nhằm phát hiện các khoản phải thu khó đòi, hàng chậm luận chuyển, đánh giá mức độ rủi ro vốn vay và xử lý kịp thời khi có yếu tố phát sinh không bình thường.
- Nâng cao chất lượng cán bộ:
Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, trách nhiệm, đạo đức phù hợp với điều kiện mở rộng, nâng cao chất lượng, phát triển toàn diện tín dụng. . . thông qua việc:
+Tiêu chuẩn hóa cán bộ làm công tác tín dụng.
+ Thường xuyên tổ chức học tập, nghiên cứu văn bản chế độ cho cán bộ tín dụng vào thứ sáu hàng tuần.
+ Thực hiện chế độ ưu đãi đối với cán bộ trẻ, có năng lực về đào tạo, quy hoạch, tham quan du lịch. . .