1 1 Quan điểm xây dựng định hướng về hoạt động phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 589 Thực trạng rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch II – Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Trang 62 - 64)

RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II - NHCTVN 3. 1. Quan điểm, định hướng hoạt động phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

3. 1. 1. Quan điểm xây dựng định hướng về hoạt động phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng chế rủi ro tín dụng

Một là, hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần được xem là một biện pháp then chốt để phát triển thị trường tiền tệ, tín dụng một cách bền vững theo định hướng phát triển hệ thống tài chính của Đảng và Nhà Nước. Trong nhiều năm qua, thị trường tín dụng tại TP. HCM luôn có mức tăng trưởng cao với tốc độ hàng năm đạt từ 21- 30%. Tuy vậy, sự ổn định và chất lượng của tăng trưởng tín dụng còn rất nhiều bất cập và hạn chế. Tình trạng rủi ro tín dụng gắn liền với nguy cơ phát sinh nợ xấu luôn luôn tiềm ẩn trong những giai đoạn có mức tăng trưởng tín dụng cao. Hơn nữa những thiệt hại do rủi ro kéo theo đổ vỡ tín dụng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền và kiểm soát lạm phát. Vì vậy, cần xác định hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro chính là một nhân tố quyết định để đảm bảo sự cân bằng giữa tăng trưởng về mặt lượng với mặt chất của hoạt động tín dụng, góp phần duy trì và nâng cao khả năng cung ứng tín dụng của các ngân hàng cho nền kinh tế trong mọi điều kiện và hoàn cảnh.

Nhờ những công cụ chống đỡ rủi ro và làm giảm thiểu những tác động do thiệt hại trầm trọng có thể gây ra, hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro sẽ là điểm tựa đảm bảo sự cân bằng trong diễn biến của hoạt động tín dụng. Nếu không có một cơ sở vững chắc để đương đầu với những rủi ro vô cùng đa dạng và phức tạp trong hoạt động tín dụng thì các ngân hàng chắc chắn sẽ không dám mạnh dạn mở rộng tín dụng tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhờ vậy, hoạt động phòng ngừa hạn chế rủi ro góp phần quan trọng làm cho thị trường tiền tệ, tín dụng tránh được tình trạng phát triển lúc nóng, lúc lạnh, trồi sụt bất thường, qua đó nâng cao chất lượng và sự bền vững cho sự phát triển của thị trường tiền tệ, tín dụng tại Việt Nam.

Hai là, vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần được nhận thức và xử lý trên cơ sở toàn diện, nhất quán và đồng bộ. Các nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cần phải được tính đến một cách đầy đủ trong mối quan hệ với các yếu tố môi trường kinh tế, pháp lý của nền kinh tế nói chung và hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng. Những nguyên nhân và yếu tố cần được phân loại và đánh giá định tính (và từng bước theo cả định lượng) theo mức độ tác động tạo nên rủi ro để có được các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro phù hợp nhất và mang lại hiệu quả tối ưu. Đặc biệt cần phải tập trung với ưu tiên cao nhất đến những nguyên nhân gây ra rủi ro có gốc rễ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do tính chất cơ bản là trung gian trong mọi hoạt động của mình, các ngân hàng luôn đối mặt trong tình trạng thông tin bất cân xứng với những hoạt động sản xuất kinh doanh mà mình tham gia tài trợ, do đó chịu nhiều rủi ro hơn bởi các nguyên nhân gắn trực tiếp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Quan trọng hơn là cần có sự nhất quán trong định hướng hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng phải là công cụ để các ngân hàng hoạt động tín dụng có hiệu quả và bền vững hơn chứ không đồng nghĩa với sự co cụm tín dụng, sợï trách nhiệm, rủi ro để làm đọng vốn. Cách tiếp cận với vấn đề để ở đây phải đảm bảo tính cân đối để tránh tình trạng quá e ngại rủi ro tín dụng khi thiếu các công cụ phòng ngừa rủi ro hoặc ngược lại quá mạo hiểm trong hoạt động tín dụng khi quá tự tin vào khả năng quản lý rủi ro.

Một yếu tố chủ yếu trong vấn đề định hướng là tính đồng bộ trong định hướng hoạt động phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng luôn luôn liên quan đến nhiều khu vực kinh tế, pháp lý và định chế khác nhau nên sẽ không bao giờ được xử lý thành công nếu không có sự phối hợp đồng bộ trong việc xây dựng và thực thi và hoàn chỉnh các khuôn khổ, thiết chế liên quan đến các ngành, lĩnh vực liên quan. Chỉ cần sự thống nhất về một góc độ trong quan điểm xử lý hay"lệch một nhịp"trong phối hợp thực hiện phòng ngừa và hạn chế rủi ro thì hiệu lực và tiến bộ của hoạt động này sẽ bị giảm đi rất nhiều. Do đó, đây luôn là định hướng tổng quát cần phải đảm bảo để thành công triệt để cho hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

Ba là, trong xu thế hội nhập quốc tế nhanh chóng và sâu sắc về hoạt động tiền tệ, tín dụng, hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần được thực hiện tiếp cận với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế thông qua tiếp thu một cách có chọn lọc các công nghệ, thiết chế và kinh nghiệm quốc tế phù hợp trong hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Chỉ trong vòng 7 - 8 năm tới, theo khuôn khổ Hiệp định Thương mại Việt Mỹ và các cam kết hội nhập kinh tế khác mà Việt Nam tham gia, các tổ chức tín dụng nước ngoài cũng sẽ được hoạt động và cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động dịch vụ tiền tệ, tín dụng tại thị trường Việt Nam. Khi đó nếu không có sự tiếp cận với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế trong hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, các ngân hàng thương mại Việt nam sẽ chịu bất lợi đáng kể khi phải cạnh tranh với các tổ chức tín dụng nước ngoài, thậm chí có thể bị mất những phân đoạn thị trường tín dụng ổn định và an toàn và phải chấp nhận lao vào các phân đoạn thị trường rủi ro cao trong khi lại hạn chế về các hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

Thêm vào đó, trong giai đoạn tới đây, hàng loạt các công cụ tiền tệ, tín dụng thị trường quốc tế cũng sẽ được triển khai áp dụng tại Việt Nam. Khi đó không những các ngân hàng thương mại mà ngay cả ngân hàng trung ương cũng sẽ khó có thể quản lý những rủi ro mà các công cụ này có thể mang lại nếu chúng ta không tiếp cận được những tiêu chuẩn và kinh nghiệm quốc tế trong bảo đảm an toàn tín dụng. Chính vì vậy, việc tiếp cận tiến đến áp dụng đầy đủ các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn tín dụng cần được triển khai một cách tích cực trên cơ sở thống nhất về cả nhận thức và thực tiễn.

Một phần của tài liệu 589 Thực trạng rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch II – Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)