3. 1 2 Định hướng về hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
3.2. 4 Lựa chọn áp dụng những phương pháp và công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro thích hợp theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế
hạn chế rủi ro thích hợp theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế
Với định hướng tiếp cận và tiến tới áp dụng một cách đầy đủ các thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro, SGDII- NHCTVN cần mạnh dạn trong việc ứng dụng các phương pháp đã được phát triển khá rộng rãi trong thực tế hoạt động ngân hàng tại khu vực và trên thế giới. Cụ thể là một số phương pháp và công cụ như sau:
- Từng bước đưa ra các phương pháp định lượng rủi ro vào hoạt động phân tích và đánh giá tín dụng: Trên cơ sở hệ thống thông tin khách hàng mà ngân hàng thu nhập và lưu trữ, nên từng bước triển khai phương pháp đánh giá và phân tích các rủi ro tiềm tàng thông qua những giả định hợp lý về các yếu tố xác định khả năng trả nợ của doanh nghiệp (gồm: tiềm năng phát triển ngành mà doanh nghiệp kinh doanh, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng, năng lực tài chính doanh nghiệp và năng lực sản xuất của dự án…) với những thông số sẵn có. Các yếu tố được phân tích phải gắn chặt với những biến động của thị trường. Thông qua việc sử dụng các mô hình định lượng rủi ro như gợi ý tại chương 1, khả năng rủi ro sẽ được lượng hóa một cách hợp lý, phản ánh
rõ ràng hơn mức độ rủi ro của các khoản cho vay dự kiến, tạo cơ sở để các ngân hàng có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro, ngay từ khi ký kết hợp đồng tín dụng. Các công cụ phân tích định lượng thông qua các phương pháp ước lượng và mô phỏng cũng cần được đẩy mạnh áp dụng. Đây cũng là cơ sở quan trọng và công cụ hỗ trợ đắc lực để ngân hàng tiếp tục theo dõi khoản cho vay sau khi cung cấp tín dụng, phân loại theo mức độ rủi ro và có các biện pháp trích lập dự phòng phù hợp.
- Trích lập dự phòng rủi ro một cách thực chất hơn trên cơ sở phân loại nợ một cách hợp lý: Hiện tại, quan điểm về trích lập dự phòng rủi ro vẫn còn những vướng mắc nhất định, đặc biệt là sự lo ngại tính thiếu minh bạch của các NHTM khi trích lập cũng như sử dụng nguồn dự phòng rủi ro để làm sạch bảng cân đối tài sản một cách hình thức. Những quan điểm này là khó tránh khỏi trong bước đầu thực hiện hoạt động trích lập và xử lý dự phòng rủi ro. Những vướng mắc này sẽ được giải quyết triệt để nếu có được một quy chế về phân loại tín dụng một cách rõ ràng và đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực sự cho các ngân hàng thương mại. Việc phân loại khách hàng theo các tiêu chí được định tính kết hợp với định lượng một cách rõ ràng hơn sẽ giúp ngân hàng công khai và minh bạch hóa quy trình phân loại khách hàng, từ đó có thể có các mức trích lập dự phòng rủi ro một cách thích hợp.
Cách thức nên áp dụng có thể tham khảo tại các hệ thống ngân hàng của các nước đang phát triển như trình bày tại chương 1:
Khoản tín dụng Mức trích lập
Đạt tiêu chuẩn (tốt) 0- 1%
Cần được theo dõi 5- 10%
Không đạt tiêu chuẩn (xấu) 10- 30%
Khó đòi 50- 70%
Mất mát, thua lỗ 100%
Vấn đề cốt lõi là các NHTM nên nhất quán trong việc xác định các tiêu chí để đánh giá và phân loại các khách hàng, công khai hóa quy trình đánh giá và cam kết thực hiện một cách nhất quán phương pháp đánh giá đã lựa chọn.
- Thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro thông qua các sản phẩm phát sinh. Khi thị trường tài chính phát triển, các sản phẩm phái sinh như các hợp đồng quyền chọn và hoán đổi về tỷ giá, lãi suất, tín dụng sẽ là những công cụ có tác dụng phòng ngừa và hạn chế đáng kể những rủi ro về các yếu tố liên quan liên quan đến lãi suất và tỷ giá sẽ được san sẻ cho các đối tác trên thị trường, mang lại sự giảm thiểu về những thiệt hại cho từng đối tác khi có biến động bất lợi cho họ. Hiện tại các công cụ này còn rất sơ khai, nhưng nếu không có sự mạnh dạn đột phá vào lĩnh vực rất hữu ích này sẽ không tận dụng được cơ hội đáng kể do các công cụ này mang lại trong quá trình hội nhập với thị trường tài chính quốc tế.