4 Mô hình định tính

Một phần của tài liệu 589 Thực trạng rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch II – Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Trang 33 - 35)

Việc một ngân hàng đánh giá xác suất rủi ro của người vay, trên cơ sở đó định giá các khoản vay hoặc khoản nợ, chính xác đến đâu phụ thuộc vào nguồn thông tin về người vay mà ngân hàng thu nhập được. Nói chung, số lượng thông tin cần thu nhập cho mỗi khoản đầu tư phụ thuộc vào quy mô của khoản đầu tư đó và chi phí thu nhập thông tin. Các yếu tố chủ quan liên quan đến các quyết định đầu tư được chia thành hai nhóm.

- Nhóm các yếu tố liên quan đến người vay vốn :

Uy tín :Được thể hiện thông qua lịch sử vay, trả của người vay. Nếu trong suốt quá trình đi vay người vay luôn trả đủ và đúng hạn thì sẽ tạo được lòng tin đối với ngân hàng

Cơ cấu vốn: Thể hiện thông qua tỷ lệ giữa vốn huy động/ vốn tự có của các tổ chức vay vốn. Nếu tỷ lệ càng ngày càng lớn thì xác suất rủi ro càng cao.

Mức độ biến động của thu nhập : Với bất kỳ cơ cấu vốn nào sự thu nhập cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người đi vay.

Chính vì vậy, thường các công ty có lịch sử thu nhập ổn định thường xuyên lâu dài sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

Tài sản bảo đảm: Là một điều kiện chủ yếu trong bất kỳ một quyết định cho vay nào. Thường thì các ngân hàng sử dụng các biện pháp như: bảo hiểm tín dụng, thế chấp, cầm cố tài sản, hoặc bảo lãnh… nhằm thúc đẩy, khuyến khích việc sử dụng vốn có hiệu quả và thực hiện nghĩa vụ trả nợ sòng phẳng cho ngân hàng, đồng thời giúp cho ngân hàng trong trường hợp xấu nhất vẫn có thể thu hồi vốn bằng cách phát mại tài sản. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không có nghĩa mọi khoản vay có bảo đảm thì không tiềm tàng rủi ro tín dụng vì việc xử lý các tài sản bảo đảm cũng mất nhiều thời gian và đôi khi còn gặp những phiền toái không lường trước được.

Nhóm các yếu tố liên quan đến thị trường:

Về chu kỳ kinh tế: Chu kỳ kinh tế cũng có ảnh hưởng lớn tới việc đánh giá xác suất rủi ro tín dụng của các Tổ chức tín dụng. Ví dụ như trong thời kỳ suy thoái thì các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp với độ bền cao thường bất lợi hơn so với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu bởi vì trong thời kỳ suy thoái người tiêu dùng thường cắt các khoản chi cho nhu cầu cao cấp và duy trì các nhu cầu chi thiết yếu như thực phẩm.

Mức lãi suất: Một mức lãi suất cao biểu hiện kết quả của chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Điều này không chỉ dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn vốn đầu tư, mà nói chung lãi suất cao thường gắn liền với mức rủi ro tín dụng cao hơn. Lý do là do giá vốn đắt nên người vay có thể bị hấp dẫn bởi những dự án đầu tư hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận, mà lợi nhuận càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn.

Tuy nhiên, để biết được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thì chúng ta phải lượng hóa sự ảnh hưởng bằng các mô hình số lượng, qua đó đo lường độ rủi ro tín dụng một cách cụ thể.

Một phần của tài liệu 589 Thực trạng rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch II – Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Trang 33 - 35)