1 1 Môi trường nền kinh tế thiếu lành mạnh

Một phần của tài liệu 589 Thực trạng rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch II – Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Trang 45 - 47)

2 Kết quả hoạt động tín dụng của SGDII-NHCTVN.

2.3. 1 1 Môi trường nền kinh tế thiếu lành mạnh

Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, nên có tác động rất lớn đến hoạt động ngân hàng. Hoạt động tín dụng phải bảo đảm thực hiện theo nguyên tắc thị trường, đi vay để cho vay, lãi suất cho vay phải bảo đảm bù đắp dược chi phí và kinh doanh có lãi. Tín dụng phải bảo đảm 2 nguyên tắc: có mục đích và có hoàn trả, nhưng môi trường của nền kinh tế còn mang nặng tính bao cấp, cơ chế tập trung quan liêu. Việc tác động của môi trường

kinh tế chuyển đổi đối với rủi ro tín dụng cũng như hoạt động phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng, ngoài những điểm đã nêu ở trên, thì còn có những tác động đặc thù sau đây:

- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, nhất là doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, gây rủi ro vốn cho vay của các Ngân hàng thương mại.

- Năng lực tài chính của các doanh nghiệp rất yếu, vốn tự có, tập trung là doanh nghiệp nhà nước (DNNN), rất thấp, hầu hết vốn kinh doanh phải đi vay ngân hàng, bình quân chiếm tới 85% - 90 %.

Hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ của doanh nghiệp dẫn đến không thanh toán được nợ vay ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn. Tình hình trên được biểu hiện cụ thể như sau:

Trên phạm vi cả nước tính đến nay, tổng số nợ xấu, nợ tồn đọng (không kể nợ bình thường) của khối doanh nghiệp quốc doanh trên cả nước đã lên đến 28. 785 tỷ đồng, lớn hơn tổng số vốn tự có của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại (khoảng 21. 000 tỷ đồng), tăng 7. 000 tỷ đồng so với cách đây 4 năm. Những khoản nợ vay không sinh lợi, làm cho các doanh nghiệp càng lún sâu vào vũng lầy mà chưa tìm ra lối thoát. Theo kết quả kiểm toán của chương trình Miyazawa, do Bộâ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Thế giới công bố cho biết, trong số những đơn vị kinh tế quốc doanh chủ lực được kiểm tra trên cả nước có 25% doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, 35% doanh nghiệp trung bình, còn 40% doanh nghiệp nằm trong tình trạng tài chính yếu kém

(Nguồn: Báo Người Lao Động – 2/11/2004)

Bên cạnh đó, qua theo dõi của Bộ Tài Chính thì tình hình tài chính của nhiều DNNN ( kể cả công ty lớn ) đang rất đáng lo ngại, thua lỗ, nợ nần lớn kéo dài, mất khả năng trả nợ, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, đang bị che dấu( quyết toán và báo cáo tài chính cũng không đúng sư thật, cơ quan kiểm tra không phá hiện được). Chỉ khi xảy ra sự cố nào đó hay bị thanh tra toàn diện thì mới phát hiện và hậu quả rất nặng nề.Năm 2003, tổng số nợ phải thu thu của các DNNN khoảng 96.000 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả lên đến 207.000 tỷ đồng, gấp 2 lần số nợ phải thu, trong đó chủ yếu là nợ ngân hàng. Tình hình đó đặt các ngân hàng trước nguy cơ phá sản.

( Nguồn : Tài liệu họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2004- báo cáo về bốn bài học rút ra từ tình hình tài chính của Công Ty Gìay Hiệp Hưng )

Riêng trên địa bàn TP. HCM, theo kết quả điều tra thực trạng các doanh nghiệp đến năm 2002, tỷ trọng doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ chiếm tỷ lệ khá cao (Năm 2000: 33,9%; năm 2001 : 32,4%; Năm 2002: 36,0%). (Nguồn : Cục thống kê TP. HCM)

Hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ của doanh nghiệp dẫn đến hậu quả không thanh toán được nợ vay ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn. Tình hình nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. HCM đã chứng minh cho thực trạng trên:

Một phần của tài liệu 589 Thực trạng rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch II – Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)