3.3.Hoạt động của hệ thống ngân hàng Trung Quốc và Việt Nam 3.3.1.Hoạt động của ngân hàng trung ương và cơ quan giám sát 3.3.1.1.Điều hành chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu 200 Cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam nghiên cứu so sánh với Trung Quốc (Trang 30 - 32)

Chương 3 HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM:

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, CẤU TRÚC, VÀ VAI TRỊ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

Chương này sẽ xem xét quá trình hình thành và phát triển; cấu trúc hệ thống và hoạt động; và vai trị của hệ thống ngân hàng Trung Quốc cũng như Việt Nam đối với hệ

thống tài chính nĩi riêng và nền kinh tế nĩi chung.

3.1.Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng 3.1.1.Trung Quốc

Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBOC) được thành lập vào ngày 01/12/1948 (trước thời điểm quốc khánh Trung Quốc), trên cơ sở hợp nhất các ngân hàng Bắc Hải (Bei Hai Bank), Hoa Bắc (Hua Bei) và Ngân hàng nơng dân Tây Bắc (Xi Bei Farmer Bank). PBOC trực thuộc Bộ Tài chính và hoạt động theo mơ hình hệ thống ngân hàng một cấp, vừa làm nhiệm vụ phát hành tiền, vừa cung ứng tín dụng cho nền kinh tế. Để thực hiện chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, một số ngân hàng chuyên doanh lần lượt được thành lập như: Ngân hàng Trung Quốc (BOC) được quốc hữu hĩa vào năm 1949 từ ngân hàng cĩ cùng tên gọi thành lập vào năm 1912; Ngân hàng Nơng nghiệp Trung Quốc (ABC) năm 1949; Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) năm 1954, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Xây dựng Nhân dân Trung Quốc (People's Construction Bank of China), đến năm 1996 được đổi tên như ngày nay.36

Nằm trong tiến trình cải cách do Đặng Tiểu Bình khởi xướng vào năm 1978, tháng 09/1983, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã quyết định để cho Ngân hàng Nhân Dân Trung Hoa hoạt động như Ngân hàng Trung ương. Điều này cĩ nghĩa là hệ thống ngân hàng hai cấp ở Trung Quốc chính thức được thành lập. Trong giai đoạn này, một ngân hàng khác được thành lập vào năm 1984 là Ngân hàng Cơng thương Trung Quốc (ICBC). Bốn ngân hàng nêu trên trở thành các ngân hàng chuyên doanh mà bây giờ là các NHTMNN lớn nhất Trung Quốc. Khi đĩ, các ngân hàng này cĩ nhiệm vụ cấp phát vốn cho

36 Xem: http://www.pbc.gov.cn/english/renhangjianjie/history.asp và

những khu vực chuyên biệt (gần với tên gọi của chúng) và cĩ quan hệ (phụ thuộc) rất chặt chẽ với Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa. Cũng trong thời gian này, các ngân hàng khu vực, ngân hàng cổ phần bắt đầu ra đời. Các ngân hàng nước ngồi bắt đầu được tham gia theo hình thức liên doanh, chi nhánh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngồi.37

Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa năm 1995 đã khẳng định lại vai trị ngân hàng trung ương của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa. Đồng thời trong giai đoạn này, các ngân hàng chính sách gồm Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc và Ngân hàng Phát triển Nơng nghiệp Trung Quốc cũng được thành lập nhằm tách bạch tín dụng chỉđịnh và tín dụng thương mại.

Năm 1998, PBOC được cơ cấu lại bằng cách chỉ thành lập 11 chi nhánh ở các vùng, thay vì tại tất cả các tỉnh. Đồng thời cũng trong năm này, trước yêu cầu cơ cấu lại các NHTMNN, nhất là vấn đề xử lý nợ xấu, Chính phủ Trung Quốc đã rĩt 20 tỷđơ-la để

thành lập 4 cơng ty quản lý tài sản (AMC) với nhiệm vụ xử lý nợ cho 4 NHTMNN và chịu sự quản lý đồng thời của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa.38

Trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khố X năm 2003, Trung Quốc đã quyết định tách chức năng giám sát của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa để thành lập Uỷ ban Giám sát Ngân hàng Trung Quốc (CBRC). Việc thành lập CBRC đã giúp PBOC tập trung hơn vào chức năng điều hành chính sách tiền tệ.39

Trong tiến trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, nhất là các NHTMNN, tháng 8/2004, BOC và CCB được chuyển thành cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tổng cơng ty Đầu tư vốn Nhà nước Huijin Trung Quốc nắm giữ. Đến tháng 10/2005 thì CCB chính thức cổ phần hĩa và phát hành cổ phiếu lần đầu tiên trên thị trường chứng khốn Hồng Kơng, tháng 06/2006 là BOC, tháng 10/2006 là ICBC. Đến nay, cổ phiếu của các ngân hàng này đã được niêm yết trên các thị trường chứng khốn Hồng Kơng, Thượng Hải. Theo kế hoạch, Chính phủ Trung Quốc sẽ chi khoảng 100 tỷ đơ-la nhằm làm lành mạnh tình hình tài chính của Ngân hàng Nơng nghiệp Trung Quốc (ABC) trước khi tiến hành cổ phần hĩa vào năm 2007.40

Một phần của tài liệu 200 Cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam nghiên cứu so sánh với Trung Quốc (Trang 30 - 32)