Giải pháp −u tiên đầu t− phát triển cho các lĩnh vực dịch vụ hậu cần mà Việt Nam có tiềm năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học rút ra cho Việt Nam (Trang 109 - 110)

mà Việt Nam có tiềm năng

Đây là giải pháp quan trọng nhằm phát huy năng lực nội sinh của nền kinh tế trong việc phát triển dịch vụ hậu cần nói chung và dịch vụ hậu cần th−ơng mại nói riêng.

ở Việt nam, trong các lĩnh vực dịch vụ hậu cần th−ơng mại, dịch vụ vận chuyển đ−ợc coi là có tiềm năng hơn cả. Với lợi thế có bờ biển dài (trên 3.200 km), dọc bờ biển có rất nhiều vị trí có thể xây dựng cảng biển và là cửa thông ra biển của các n−ớc láng giềng không có biển (Lào) hoặc xa biển (Đông Bắc Thái lan), Việt Nam hiện là nơi có mật độ tàu biển qua lại vào loại đông nhất thế giới.

Cùng với sự phát triển của kinh tế đất n−ớc, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng biển Việt Nam cũng đang trên đ−ờng thực hiện công cuộc “Đổi mới”. Bằng việc dùng các ph−ơng tiện vận tải để cung cấp dịch vụ chuyên chở hàng hoá từ điểm đi đến điểm đến theo yêu cầu của khách hàng, ngành vận tải biển Việt Nam đã có đóng góp tích cực vào việc đ−a hàng hoá đến phục vụ ng−ời tiêu dùng cả trong và ngoài n−ớc.

Tuy nhiên, so với một số n−ớc khác trong khu vực, dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng biển ở n−ớc ta vẫn đang gặp nhiều khó khăn nh−: Hệ thống cảng biển có quy mô nhỏ, trang thiết bị và công nghệ xếp dỡ lạc hậu, thiếu cảng n−ớc sâu, cơ cấu đội tàu biển bất hợp lý, tuổi tàu cao, thiếu tàu chuyên dụng, dịch vụ hàng hải phát triển tự phát…

Để khắc phục những vấn đề trên, Chính phủ cần −u tiên đầu t− cho phát triển đội tàu theo h−ớng vừa nâng cao sức chở, vừa trẻ hoá đội tàu, đầu t− đóng mới và sửa chữa tàu chuyên dụng, đặc biệt tàu chở container để phù hợp với xu h−ớng container hoá và vận tải đa ph−ơng thức.

Mặt khác, Chính phủ cũng cần đầu t− xây dựng mới một số cảng n−ớc sâu và cảng trung chuyển quốc tế, ứng dụng công nghệ tin học trong tổ chức và khai thác đội tàu, hình thành mạng l−ới dịch vụ hàng hải quốc tế, tạo lập mối liên hệ giữa chủ hàng - chủ tàu - cảng và các ph−ơng tiện vận tải khác.

Các chính sách −u tiên đầu t− cho phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hoá có thể là: Cho vay tín dụng −u đãi, vay vốn ODA, bù lãi suất đầu t−, góp cổ phần…

Bên cạnh đó, cần tăng c−ờng thu hút đầu t− n−ớc ngoài tham gia vào việc cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng biển ở Việt Nam theo h−ớng vừa tăng c−ờng về bề rộng nh−ng lại vừa phải đảm bảo chất l−ợng đầu t−, tránh hiện t−ợng đầu t− không ổn định và không đảm bảo phát triển một cách lâu dài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học rút ra cho Việt Nam (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)