Thực trạng phát triển dịch vụ hậu cần củaThái Lan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học rút ra cho Việt Nam (Trang 67 - 68)

I- Thực trạng phát triển dịch vụ hậu cần Của Một Số N−ớc trên thế giớ

4 Thực trạng phát triển dịch vụ hậu cần củaThái Lan

a/ Chính sách của Nhà nớc Thái Lan về phát triển dịch vụ hậu cần

Thái Lan thống nhất quản lý các hoạt động th−ơng mại dịch vụ trong các đạo luật nh− Luật kinh doanh, Luật đăng ký th−ơng mại, Luật lao động, Luật thuế doanh thu và Luật dân sự… Thái Lan đã xây dựng Bộ Luật Th−ơng mại điều chỉnh các khía cạnh th−ơng mại về dịch vụ một cách thống nhất. Điều này làm cho hoạt động th−ơng mại dịch vụ của Thái Lan dễ dàng đ−ợc quản lý và đúng h−ớng, nhất là đối với vấn đề tạo lập sự cạnh tranh lành mạnh.

Bên cạnh Luật th−ơng mại, các ngành dịch vụ cũng có những luật lệ riêng, tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến các khía cạnh chuyên ngành chứ không thực hiện điều chỉnh các vấn đề th−ơng mại (liên quan đến quyền và nghĩa vụ của chủ thể phát sinh trong giao dịch th−ơng mại).

Để mở rộng thị tr−ờng cho hàng hóa, Chính phủ Thái Lan đã có hàng loạt hoạt động hỗ trợ nh−: Khuyếch tr−ơng và xúc tiến bán hàng thông qua quảng cáo bằng các ph−ơng tiện thông tin đại chúng; phát triển thành lập các trung tâm chuyên mua bán sản phẩm ở các tỉnh, qua đó giúp tiêu thụ sản phẩm để ng−ời sản xuất yên tâm đầu t− vào sản xuất. Chính phủ cũng tài trợ gần nh−

hoàn toàn việc tổ chức triển lãm và hội chợ th−ơng mại ở trong n−ớc cũng nh−

đ−a các phái đoàn tham dự triển lãm, hội chợ quốc tế.

Đặc biệt, Chính phủ rất quan tâm đầu t− phát triển dịch vụ viễn thông, th−ơng mại điện tử nh−: Xây dựng các Website cung cấp thông tin cơ bản, catalogue về sản phẩm và giá cả. Chính phủ Thái Lan đã thành lập mạng l−ới các trung tâm ở các tỉnh cung cấp dịch vụ điện thoại, Fax và truy cập Internet. Các trung tâm này cũng phối hợp chặt chẽ với các tổ chức khác để chứa dữ liệu, trao đổi thông tin về sản phẩm, phát triển markting, bán hàng hóa, hậu cần và giao nhận hàng hóa... Hơn thế, mạng l−ới các trung tâm này còn tập trung

vào phát triển nâng cấp và tiêu chuẩn hóa chất l−ợng và đóng gói hàng hóa để đạt chứng chỉ quốc tế...

Thông qua các hoạt động đó, Chính phủ Thái Lan đã tạo điều kiện cho mọi ng−ời thuộc các thành phần kinh tế, kể cả những nhóm ng−ời nghèo ở những nơi xa xôi đ−ợc h−ởng lợi từ việc áp dụng th−ơng mại điện tử để phát triển sản xuất và kinh doanh.

Hiện nay, Chính phủ Thái Lan đang thực hiện chính sách mở cửa thị tr−ờng dịch vụ hậu cần. Tuy nhiên, Thái Lan vẫn đang bảo hộ cho một số dịch vụ nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong n−ớc nh−ng đó là sự bảo hộ tích cực, hợp lý. Chính sách bảo hộ chỉ xác định đối t−ợng bảo hộ phụ thuộc vào nhu cầu chung của nền kinh tế chứ không phụ thuộc vào nhu cầu của một ngành nghề cụ thể. Doanh nghiệp n−ớc ngoài có thể tự do kinh doanh với mức vốn thấp hơn 49% trong hầu hết các ngành nghề dịch vụ. Việc cung cấp với mức cao hơn sẽ thực hiện tùy thuộc vào chính sách hạn chế hay khuyến khích của Nhà n−ớc trong từng giai đoạn cụ thể.

Cam kết về dịch vụ trong khuôn khổ GATS/WTO của Thái Lan tuy rộng về phạm vi nh−ng hẹp về mức độ cam kết đã phản ảnh đ−ợc chiến l−ợc phát triển của dịch vụ Thái Lan.

Riêng về dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng biển, Chính phủ Thái Lan không áp dụng bất cứ biện pháp hạn chế nào đối với hàng hoá ra - vào các cảng Thái Lan ngoại trừ hàng do cơ quan Chính phủ mua phải do tàu mang cờ Thái Lan chuyên chở.

Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan đang có kế hoạch t− nhân hoá dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng hàng không trong những năm tới. Các nhà cung cấp dịch vụ n−ớc ngoài ch−a đ−ợc tham gia tự do vào thị tr−ờng dịch vụ vận chuyển hàng không của Thái mà chỉ đ−ợc phép liên doanh với mức vốn góp không quá 49%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học rút ra cho Việt Nam (Trang 67 - 68)