Sự cần thiết phát triển dịch vụ hậu cần ở Việt nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học rút ra cho Việt Nam (Trang 29 - 33)

Hiện nay, dịch vụ hậu cần đã và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới cả ở quy mô, trình độ, phạm vi hoạt động và hiệu quả mà nó đem lại cho nền kinh tế các quốc gia và nền kinh tế toàn cầu.

Tuy vậy, ở Việt Nam, đây vẫn là lĩnh vực còn khá mới mẻ và phần lớn các dịch vụ hậu cần chỉ đang đ−ợc thực hiện ở các Công ty giao nhận, kho vận.

Theo thống kê, ở Việt Nam hiện có khoảng hơn 1.000 công ty giao nhận chính thức đang hoạt động, trong đó có khoảng 18% là công ty Nhà n−ớc; 7% là công ty TNHH và doanh nghiệp t− nhân; 10% các đơn vị giao nhận ch−a có giấy phép và 2% là các công ty có vốn đầu t− n−ớc ngoài. Đa số các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hậu cần đều có qui mô vừa và nhỏ, chỉ có một số doanh nghiệp t−ơng đối lớn nh−: Vietrans, Viconship, Vinatrans…

Xét về mức độ phát triển có thể chia các công ty giao nhận Việt Nam thành 4 cấp độ sau:

Cấp độ 1: Các đại lý giao nhận truyền thống - các đại lý giao nhận chỉ thuần túy cung cấp các dịch vụ do khách hàng yêu cầu. Thông th−ờng các dịch vụ đó là vận chuyển hàng hóa bằng đ−ờng bộ, thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan, làm các chứng từ, l−u kho bãi , giao nhận... ở cấp độ này gần 80% các công ty giao nhận Việt Nam phải thuê lại kho và dịch vụ vận chuyển.

Cấp độ 2: Các đại lý giao nhận đóng vai trò là ng−ời gom hàng và cấp vận đơn nhà ( House Bill off Lading ). Nguyên tắc hoạt động của những ng−ời này là phải có đại lý độc quyền tại các cảng lớn để thực hiện việc đóng hàng/rút hàng xuất nhập khẩu. Hiện nay, khoảng 10% các tổ chức giao nhận Việt Nam có khả năng cung cấp dịch vụ gom hàng. Những ng−ời này sử dụng vận đơn nhà nh− những vận đơn của hãng tàu nh−ng chỉ có một số mua bảo hiểm trách nhiệm giao nhận vận tải.

Cấp độ 3: Đại lý giao nhận đóng vai trò là nhà vận tải đa ph−ơng thức (Multimodal Transport Organizations - MTO). Khái niệm MTO đ−ợc định nghĩa là sự kết hợp từ 2 ph−ơng tiện vận tải trở lên. MTO ra đời để đáp ứng dịch vụ giao nhận Door - To - Door, chứ không đơn giản chỉ từ cảng đến cảng (Terminal - To - Terminal hoặc Port - To -Port). Trong vai trò này, một số công ty đã phối hợp với công ty n−ớc ngoài tại các cảng dỡ hàng bằng một hợp đồng phụ để tự động thu xếp vận chuyển hàng hóa tới điểm cuối cùng theo vận đơn. Tính đến nay, đã có hơn 50% các đại lý giao nhận ở Việt Nam hoạt động nh−

đại lý MTO nối với mạng l−ới đại lý ở khắp các n−ớc trên thế giới.

Cấp độ 4: Đại lý giao nhận trở thành nhà cung cấp dịch vụ hậu cần. Đây là kết quả tất yếu của quá trình hội nhập. Một số tập đoàndịch vụ hậu cần lớn trên thế giới đã có văn phòng đại diện tại Việt Nam và thời gian qua đã hoạt động rất hiệu quả trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần nh−: Kunhe Nagel, Schenker, Bikart, Ikea, APL, TNT, NYK, Maersk Logistics… Đã có những liên doanh hoạt động trong lĩnh vực này nh−: First Logistics Development Company (FLDC - Công ty liên doanh phát triển tiếp vận số 1). Chỉ trong vòng hai năm trở lại đây, số l−ợng doanh nghiệp đăng ký hoạt động dịch vụ hậu cần

ngày càng tăng, hàng loạt các công ty giao nhận đã đổi tên thành công ty dịch vụ logistics.

Là n−ớc đang xây dựng nền kinh tế theo cơ chế thị tr−ờng định h−ớng XHCN, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Với t− cách là thành viên của ASEAN, hàng năm, Việt Nam trao đổi với các n−ớc ASEAN một khối l−ợng hàng hóa rất lớn và giá trị trao đổi đạt khoảng 3.870 triệu USD/năm. Việc tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình D−ơng cũng là cơ hội và điều kiện để Việt Nam tăng khối l−ợng và giá trị hàng hóa trao đổi, nhất là với các c−ờng quốc kinh tế trên thế giới nh−: Mỹ, Nhật, Canađa…

Trong t−ơng lai gần, khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, hoạt động tự do hóa th−ơng mại sẽ đ−ợc rộng mở, khối l−ợng và giá trị hàng hóa trao đổi hàng năm lên tới 90 - 100 tỷ USD vào 2010 so với mức 58,016 tỷ USD năm 2004.

Tr−ớc nhu cầu phát triển th−ơng mại khu vực và thế giới ngày càng lớn và nhu cầu sản xuất tiêu dùng trong n−ớc ngày càng tăng, khối l−ợng hàng hóa đ−a ra trao đổi trên thị tr−ờng ngày càng lớn, việc phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần th−ơng mại ở Việt Nam là hết sức cần thiết vì những lý do cơ bản sau:

Thứ nhất: Hệ thống dịch vụ hậu cần nói chung và các dịch vụ hậu

cần th−ơng mại nói riêng hiện nay ở Việt Nam đ−ợc đánh giá là vừa yếu về công nghệ và nguồn nhân lực, vừa thiếu về điều kiện vật chất. Sự phát triển của các dịch vụ hậu cần th−ơng mại sẽ là cơ sở quan trọng để đẩy nhanh tốc độ l−u chuyển vật t−, hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong n−ớc, đồng thời cũng là yếu tố để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu Việt Nam không chú trọng phát triển các dịch vụ hậu cần nói chung và dịch vụ hậu cần th−ơng mại nói riêng thì sẽ không thể đ−a hàng hóa đến tay ng−ời tiêu dùng trong và ngoài n−ớc một cách nhanh chóng và hiệu quả đ−ợc.

Hay nói cách khác, phát triển dịch vụ hậu cần th−ơng mại ở Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết vì hệ thống dịch vụ hậu cần của ta hiện nay ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đất n−ớc và càng ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Thứ hai: Xuất phát từ mục tiêu tăng c−ờng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế mở rộng quan hệ trao đổi hàng hóa với n−ớc ngoài, Việt Nam luôn mong muốn v−ơn lên để khắc phục sự tụt hậu về kinh tế và khoa học công nghệ, tận dụng tối đa những cơ hội thuận lợi do hội nhập kinh tế khu vực và

quốc tế mang lại, phát huy hết tiềm năng, thế mạnh về chính trị và địa lý để nhanh chóng phát triển dịch vụ hậu cần.

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc ở mọi ngành kinh tế, trong đó có lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ hậu cần phục vụ phát triển th−ơng mại.

Những thành công trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành kinh doanh dịch vụ sẽ là tiền đề để các dịch vụ giao nhận, vận chuyển, kho bãi, dịch vụ khách hàng…có đ−ợc cơ sở vật chất mạnh, có đ−ợc khoa học công nghệ hiện đại để phát triển. Đây chính là động lực, là cơ sở quan trọng để thúc đẩy việc tăng khối l−ợng hàng hóa l−u thông trong và ngoài n−ớc, làm tăng hiệu quả phục vụ ng−ời tiêu dùng.

Thứ ba: Phát triển dịch vụ hậu cần, đặc biệt là dịch vụ hậu cần th−ơng mại, Việt Nam sẽ có khả năng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị tr−ờng trong n−ớc và thị tr−ờng n−ớc ngoài. Nh− đã phân tích ở trên, trong quá trình l−u chuyển của hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, sự tham gia của các dịch vụ vận chuyển, dịch vụ giao nhận, dịch vụ kho bãi, dịch vụ dự trữ…đều tạo thêm giá trị gia tăng cho hàng hóa.

Khi dịch vụ hậu cần phát triển, hàng hóa đ−ợc l−u chuyển với tốc độ nhanh, đ−ợc đảm bảo nguyên vẹn cả số l−ợng và chất l−ợng đến tay ng−ời tiêu dùng sẽ làm cho các chi phí vận chuyển, chi phí l−u kho bãi, chi phí giao nhận… đ−ợc tiết kiệm nhất. Đây là yếu tố quan trọng để hạ giá thành sản phẩm, kích thích tăng khối l−ợng hàng hóa tiêu dùng cả trong và ngoài n−ớc.

Trên thực tế, với những hàng hóa cùng chủng loại, cùng cấp độ chất l−ợng, ng−ời tiêu dùng sẽ lựa chọn mua của ng−ời cung cấp nào có giá cả hàng hóa thấp hơn, có các dịch vụ tr−ớc, trong và sau khi bán hàng toàn diện hơn.

Hiện nay, phát triển dịch vụ hậu cần, đặc biệt là dịch vụ hậu cần th−ơng mại đang là mối quan tâm không chỉ của các cơ quan quản lý Nhà n−ớc mà còn là mối quan tâm chung của mọi doanh nghiệp. Lý do cơ bản của vấn đề là họ đều xác định đ−ợc rằng phát triển dịch vụ hậu cần th−ơng mại, Việt Nam sẽ có đủ điều kiện để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và của doanh nghiệp Việt Nam trên tr−ờng quốc tế.

Thứ t: Phát triển dịch vụ hậu cần sẽ tạo thêm cho Việt Nam cơ hội để tham gia vào hoạt động dịch vụ hậu cần khu vực và toàn cầu.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình l−u chuyển của hàng hóa không chỉ giới hạn trong phạm vi từng quốc gia mà nó đ−ợc mở rộng trên phạm vi khu vực và toàn cầu.

Khi nhu cầu trao đổi hàng hóa đã đạt quy mô toàn cầu, nó đòi hỏi các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học rút ra cho Việt Nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)