Yếu tố về thể chế, chính sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học rút ra cho Việt Nam (Trang 35 - 37)

I Những yếu tố tác động đến sự phát triển của dịch vụ hậu cần

2-Yếu tố về thể chế, chính sách

Thể chế, chính sách là những quy định pháp lý của các quốc gia nhằm điều chỉnh hoạt động của một ngành, một lĩnh vực nào đó của nền kinh tế. Các chính sách của Nhà n−ớc đối với từng lĩnh vực kinh tế nói chung (lĩnh vực dịch vụ hậu cần nói riêng) cần đ−ợc quy định rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, dễ áp dụng nhằm tạo cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực hoạt động đó đ−ợc thuận lợi, bình đẳng.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế, một quốc gia nào đó không thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, mở cửa cho các dịch vụ hậu cần phát triển thì sẽ không có khả năng cạnh tranh trên thị tr−ờng.

Một n−ớc khi áp dụng chính sách mở cửa kinh tế, khối l−ợng và trị giá hàng hóa đ−a vào l−u thông lớn, các yêu cầu về dịch vụ hậu cần phục vụ cho

việc l−u chuyển hàng hóa (cả xuất khẩu và nhập khẩu) đều đ−ợc tăng cả về số l−ợng và chất l−ợng.

Điểm cần nhấn mạnh ở đây là các quy định, chính sách phát triển dịch vụ hậu cần luôn phải phù hợp và nhằm phục vụ cho chính sách phát triển kinh tế của đất n−ớc.

Chính sách, quy định của Nhà n−ớc về phát triển dịch vụ hậu cần cần đ−ợc dựa trên các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chính sách phát triển xuất nhập khẩu và chính sách l−u thông hàng hóa trong n−ớc. Có nh− vậy, dịch vụ hậu cần mới thực sự là nhân tố phục vụ, thúc đẩy, kiểm soát và hỗ trợ cho dòng l−u chuyển của hàng hóa cả ở trong và ngoài n−ớc.

Hầu hết các n−ớc có dịch vụ hậu cần phát triển là những n−ớc có hệ thống, chính sách kinh tế và chính sách phát triển các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế một cách đầy đủ, rõ ràng. Điều đó sẽ tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi và môi tr−ờng cạnh tranh bình đẳng cho các quốc gia trong điều kiện hội nhập.

Mỹ, Pháp, Trung Quốc… là những n−ớc có kinh tế phát triển và dịch vụ hậu cần phục vụ cho dòng l−u chuyển hàng hóa phát triển. Sự phát triển đồng bộ nêu trên một phần quan trọng là do các n−ớc này có chính sách phát triển kinh tế nói chung và chính sách phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế nói riêng một cách rõ ràng, đầy đủ. Các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thực hiện hoạt động của mình theo những quy định pháp lý chung, bình đẳng, phù hợp, rất ít ngoại lệ.

Đặc biệt, trong quá trình tự do hóa th−ơng mại, việc trao đổi hàng hóa không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà trên phạm vi toàn thế giới thì dịch vụ hậu cần cũng không chỉ giới hạn trong phạm vi các quốc gia độc lập mà trên phạm vi toàn cầu. Điều này đòi hỏi các quốc gia ngoài việc xây dựng thể chế, chính sách cho hoạt động l−u chuyển hàng hóa trong n−ớc cần phải xây dựng cơ chế, chính sách phát triển kinh tế và chính sách phát triển dịch vụ hậu cần phù hợp với các cam kết khu vực và các Hiệp định có liên quan đến dịch vụ hậu cần của Tổ chức Th−ơng mại thế giới (W.T.O).

Nh− vậy, ở các quốc gia có kinh tế phát triển thì hoạt động dịch vụ hậu cần cũng phát triển theo. Yếu tố thể chế, chính sách hiện đ−ợc đánh giá nh− là công cụ tạo môi tr−ờng cạnh tranh thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hậu cần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học rút ra cho Việt Nam (Trang 35 - 37)