1. Khoa học công nghệ là động lực, đòn bảy của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Kinh nghiệm của các n−ớc phát triển trên thế giới và từ thực tiễn của n−ớc ta trong thời kỳ đổi mới vừa qua đã khẳng định: chỉ có đ−a nhanh tiến bộ khoa học công nghệ cao vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất l−ợng cao, sạch, năng suất cao, giá thành hạ, đáp ứng đ−ợc nhu cầu của thị tr−ờng tiêu thụ
trong và ngoài n−ớc, thì mới đẩy nhanh đ−ợc quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.
- Tăng c−ờng đầu t− cho khoa học công nghệ, gắn kết chặt chẽ giữa thành quả nghiên của khoa học công nghệ cao với việc ứng dựng vào sản xuất. Hình thành các trung tâm khoa học công nghệ nông nghiệp cao, có năng lực tạo đột phá về khoa học công nghệ.
- Cùng với việc phát huy nội lực, tiềm năng của lực l−ợng nghiên cứu khoa học công nghệ trong n−ớc, cần mở rộng đầu t− hợp tác về khoa học công nghệ nông nghiệp cao với các n−ớc trên thế giới, nhập khẩu công nghệ tiên tiến của n−ớc ngoài, nhất là các giống cây trồng, vật nuôi, máy móc thiết bị trong n−ớc ch−a chế tạo đ−ợc để nghiên cứu ứng dụng, đ−a nhanh vào sản xuất.
- Đào tạo bồi d−ỡng nhân tài, có chính sách đãi ngộ cao và thoả đáng để thu hút nhân tài về khoa học công nghệ cao, quản lý khoa học tập trung vào phát triển nông nghiệp và nông thôn. Chú trọng đào tạo nghề cho lực l−ợng lao động ở nông thôn và trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính sách khoa học công nghệ có tính chất quyết định đến sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Với sự phát triển nh− vũ bão của khoa học công nghệ vấn đề đất đai, tài nguyên không phải là yếu tố chính để phát triển, mà nguồn lực quan trọng nhất, quyết định nhất là con ng−ời. Con ng−ời có trình độ, có sức khoẻ (kinh nghiệm của Hàn Quốc, Đài Loan trong quá trình CNH, HĐH: điểm xuất phát không, tài nguyên nghèo kiệt). Sự thành công trong công cuộc CNH, HĐH của hai n−ớc này chủ yếu từ nguồn lực con ng−ời, với chính sách đúng đắn.
- Đổi mới cơ chế quản lý, gắn công tác nghiên cứu khoa học với chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân có hiệu quả nhất.
- Tổ chức xắp xếp lại cơ quan nghiên cứu và triển khai theo h−ớng xây dựng trung tâm viện mạnh cấp quốc gia để tập trung lực l−ợng, cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến để nghiên cứu giải quyết những vấn đề cơ bản, có hiệu quả, cùng với việc xây dựng các trung tâm, viện để nghiên cứu và triển khai thành quả khoa học công nghệ vào sản xuất. Tiêu chuẩn quan trọng nhất của các viện trung tâm nghiên cứu là triển khai ứng dụng vào thực tiễn có hiệu quả, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ quan nghiên cứu và ng−ời sản xuất. Xây dựng thị tr−ờng khoa học công nghệ.
2. Xây dựng chính sách đặc thù phát triển trung tâm khoa học công nghệ nông nghiệp cao
- Đặc điểm nổi bật của trung tâm khoa học công nghệ nông nghiệp cao là
quả nghiên cứu khoa học với sản xuất ra sản phẩm có hàm l−ợng khoa học kỹ thuật cao, mới trên cơ sở đó tạo ra các mô hình trình diễn để nhân rộng. Nh− vậy, để xây dựng trung tâm khoa học công nghệ nông nghiệp cao cần thiết phải đầu t− xây dựng cơ sở hạ tầng tốt và đồng bộ, trang thiết bị tiên tiến, cán bộ khoa học kỹ thuật làm việc trong trung tâm phải có trình độ cao, có nhiệt huyết về nghiên cứu và ứng dụng. N−ớc ta đã có nhiều kinh nghiệm và chính sách tốt trong việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất. Nh−ng chúng ta ch−a có kinh nghiệm và chính sách để xây dựng trung tâm nông nghiệp cao (mà yêu cầu về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị... của trung tâm khoa học công nghệ nông nghiệp cao còn hơn cả yêu cầu của khu công nghiệp, khu chế xuất). Chính vì vậy cần thiết phải có cơ chế, chính sách riêng −u đãi, khuyến khích tối đa mọi thành phần kinh tế đầu t− xây dựng trung tâm.
- Đa dạng hoá đầu t−, tích cực mở rộng tạo vốn đầu t− từ tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài n−ớc để đầu t− vào khoa học công nghệ nông nghiệp cao.
- Xây dựng chiến l−ợc và quy hoạch tổng thể trung tâm khoa học công nghệ nông nghiệp cao toàn quốc
Có thể nói rằng cho đến nay ở n−ớc ta ch−a có mô hình trung tâm khoa học công nghệ nông nghiệp cao hoàn chỉnh và đúng nghĩa là trung tâm khoa học công nghệ nông nghiệp cao (mặc dù ở một số địa ph−ơng nh− Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có hình thành trung tâm)
Để phát triển trung tâm khoa học công nghệ nông nghiệp cao toàn quốc cần phải có quy hoạch tổng thể xác định rõ trong toàn quốc cần xây dựng bao nhiêu trung tâm loại I, loại II.
Loại I: là trung tâm có quy mô lớn với diện tích từ 100ha trở lên, có đầy đủ các chức năng: chức năng nghiên cứu khoa học công nghệ; chức năng sản xuất sản phẩm tinh xảo, chất l−ợng cao (gồm cả sản xuất, chế biến, đáp ứng đ−ợc thị tr−ờng tiêu dùng trong n−ớc và xuất khẩu), chức năng trình diễn; chức năng phổ cập, nhân rộng; chức năng giáo dục, đào tạo; chức năng vui chơi giải trí, nghỉ ngơi tham quan.
Loại II: là trung tâm khoa học công nghệ nông nghiệp chỉ có một, hai hoặc ba chức năng trên với quy mô nhỏ hơn.
Theo chúng tôi trung tâm loại I nên quy hoạch ở các trung tâm vùng, thành phố lớn, trung tâm loại II quy hoạch ở các tỉnh. Điều quan trọng là phải xây dựng đ−ợc luận cứ cho từng loại trung tâm về quy mô, chức năng cụ thể, giải pháp tổ chức thực hiện, b−ớc đi.
3. Giải pháp khoa học công nghệ
3.1. Trong thời đại hiện nay sự phát triển của thế giới đ−ợc chi phối và quyết định
bởi tiến trình hiện đại hoá, mà đặc tr−ng cơ bản của tiến trình này là quá trình phân công lao động quốc tế với hình thức quốc tế hoá; nhất thể hoá đời sống kinh tế và cách mạng khoa học công nghệ đem lại cho các n−ớc đi sau sự thay đổi nhanh chóng trong hệ kinh tế thị tr−ờng, chuyển từ hệ kinh tế thị tr−ờng cổ điển sang hệ kinh tế thị tr−ờng hiện đại; làm thay đổi căn bản trong cơ sở công nghệ của sự phát triển; chuyển từ hệ công nghệ công nghiệp cổ điển sang cơ sở công nghệ cao, công nghệ sạch và công nghệ tiết kiệm nguyên liệu... ở trong tiến trình kinh tế hiện đại, khoa học kỹ thuật đã trở thành một lực l−ợng sản xuất quyết định và nhờ đó biến kinh tế từ kinh tế vật thể sang nền kinh tế trí tuệ. Nếu không nắm bắt d−ợc công nghệ hiện đại do cách mạng khoa học công nghệ tạo ra, kinh tế sẽ bị tụt hậu nặng nề.
Quá trình phát triển HĐH cũng là quá trình dịch chuyển nguồn vốn, tài chính, là quá trình di chuyển và chuyển giao lực l−ợng sản xuất và công nghệ. Hội nhập vào tiến trình hiện đại, tiếp thu các nguồn vốn và bắt kịp công nghệ hiện đại của thế giới là cần thiết. Nó là cơ sở tạo ra sự chuyển biến nhanh chóng nhảy vọt đối với nền kinh tế.
Phân công lao động quốc tế là qúa trình quốc tế hoá và hội nhập, là nền tảng hình thành và thực hiện các lợi thế so sánh cho một nền kinh tế hội nhập và đến l−ợt mình hội nhập vào tiến trình phát triển hiện đại của thế giới.
3.2. Nông nghiệp công nghệ cao sẽ trở thành động lực trực tiếp thúc đẩy nông
nghiệp, nông thôn n−ớc ta hiện đại hoá.
Những h−ớng phát triển của nông nghiệp công nghệ cao là:
3.2.1. Công nghệ sinh học
Bao gồm gen, tế bào, enzym và công trình lên men, chúng giải quyết những vấn đề quan trọng của xã hội loài ng−ời nh− l−ơng thực, năng l−ợng, môi tr−ờng, sức khoẻ;... nông sản, thực phẩm, thức ăn, thuốc y d−ợc, nông d−ợc, phát triển công nghệ mới, di truyền, phát triển thành quả nghiên cứu về trật tự, cấu trúc của gen sẽ đem lại ảnh h−ởng sâu sắc cho nhân loại và tạo giống động, thực vật.
3.2.2. Công nghệ thông tin
Với trung tâm là máy vi tính và vi điện tử, trung tâm nghiên cứu bản vi mạch tích hợp siêu cao và máy vi tính cấu hình mới, phát triển công nghiệp tự động hoá, thực hiện mạng hoá các thông tin nghiệp vụ.
3.2.3. Công nghệ Lazer
Sẽ đ−ợc ứng dụng rộng rãi trong tạo giống đột biến công nghệ, điều khiển sinh học, kiểm tra sâu bệnh hại cây trồng, khí t−ợng nông nghiệp phục vụ cho phát triển nông nghiệp năng suất cao, hiệu quả cao và bền vững.
3.2.4. Công nghệ năng l−ợng mới
Các lĩnh vực mới là năng l−ợng mặt trời, năng l−ợng sinh học, năng l−ợng địa nhiệt... sẽ phát triển từ tập trung đến phân tán, giải quyết nguồn năng l−ợng và vấn đề môi tr−ờng mà nhân loại đang phải đối đầu hiện nay; phát triển nguồn năng l−ợng mới không ô nhiễm sẽ đ−ợc coi trọng.
3.2.5. Công nghệ viễn thám
Đ−ợc ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sử dụng tài nguyên đất, n−ớc, rừng, giám sát quá trình sinh tr−ởng của cây trồng, sâu bệnh hại cây trồng... Bức xạ nguyên tử sẽ đ−ợc ứng dụng trong việc cải thiện giống, phòng trị sâu bệnh và bảo quản nông sản phẩm.
áp dụng giải pháp khoa học công nghệ trên để tạo nên cuộc thay đổi cách mạng nông nghiệp truyền thống.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là cơ sở để phát triển quy mô kinh doanh trong nông nghiệp, th−ơng phẩm hoá sản phẩm nông nghiệp, chuyển hoá nhanh những thành quả khoa học công nghệ thành sức sản xuất của ngành nông nghiệp.
3.3. Tăng c−ờng công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ng−, khuyến công,
khuyến th−ơng nông thôn
3.3.1. Trong thời kỳ đổi mới n−ớc ta đã xây dựng đ−ợc hệ thống khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ng− từ Trung −ơng đến cơ sở. Thực hiện việc chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới cho nông dân theo các ch−ơng trình khuyến nông có hiệu quả. B−ớc đầu đã tạo đ−ợc mối liên kết xã hội hoá khuyến nông rộng rãi, ph−ơng pháp khuyến nông về cơ bản đã phù hợp với điều kiện của từng vùng sản xuất, mang lại hiệu quả rõ rệt. Tuy vậy cho đến nay hệ thống khuyến nông ở cơ sở của n−ớc ta còn yếu cả về số l−ợng và chất l−ợng đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn, mục tiêu, nội dung khuyến nông còn hẹp, phân tán chủ yếu mới tập trung vào việc h−ớng dẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp chủ yếu là cây lúa, ch−a xây dựng đ−ợc các mô hình khuyến nông tổng hợp, gắn trồng trọt chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ nông sản. Kinh phí đầu t− cho khuyến nông còn hạn chế về quy mô, thời gian, cơ cấu ch−a phù hợp yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu theo h−ớng sản xuất hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu.
3.3.2. Để phục vụ phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, nâng cao năng suất, chất l−ợng, khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam, công tác khuyến nông phải phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở các vùng nông thôn của n−ớc ta, chủ yếu là sản xuất ở quy mô nông hộ, ng−ời nông dân hạn chế rất nhiều về kiến thức KHKT về vốn đầu t−, về kiến thức bảo quản, chế biến, thị tr−ờng tiêu thụ nông sản. Vì vậy công tác khuyến nông phải tập trung chuyển giao kỹ thuật mới, kỹ thuật cao về giống cây trồng, vật nuôi, về bảo quản chế biến nông sản và thị tr−ờng tiêu thụ để chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn. Bên cạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ng−, tập trung cao công tác khuyến công nông thôn. Những giải pháp chính là: tổ chức hệ thống khuyến nông rộng khắp từ Trung −ơng đến các thôn bản, gắn công tác khuyến nông với tổ chức xây dựng hợp tác xã, câu lạc bộ khuyến nông, tổ khuyến nông cơ sở... Tạo nhiều hình thức khuyến nông bằng chuyển giao, đào tạo, trình diễn để ng−ời nông dân dễ tiếp thu kiến thức KHKT mới, xây dựng tổ chức triển khai khuyến nông ở các Viên, Trung tâm, Tr−ờng đại học, gắn chặt chẽ giữa thành quả nghiên cứu khoa học cơ các cơ quan khoa học với cơ sở sản xuất lấy hiệu quả của sản xuất để đánh giá, thẩm định các đề tài, dự án nghiên cứu của các cơ quan khoa học, đào tạo.
3.3.3. Xây dựng chính sách, thể chế, tăng c−ờng đầu t− cho công tác khuyến nông,
tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức trong n−ớc và n−ớc
ngoài tham gia công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ng−, khuyến
công. Chính sách phải đảm bảo xã hội hoá đ−ợc công tác khuyến nông, đảm bảo quyền lợi, tăng c−ờng trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cá nhân làm công tác khuyến nông nhất là đối với những ng−ời làm công tác khuyến nông tự nguyện.