II. Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống tiêu chí về CNH, HĐH nông nghiệp,nông thôn
3. Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí về kỹ thuật cho sản xuất
3.1. Cơ giới hoá nông nghiệp
3.1.1. Cơ giới hoá nông nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tr−ớc thời kỳ đổi mới cùng với quy mô HTX lớn toàn xã, n−ớc ta đã xây dựng những trạm máy kéo lớn chủ yếu nhập từ Liên Xô cho các huyện. Hàng loạt máy kéo có công suất lớn, máy nông nghiệp hiện đại, nhà máy sản xuất thức ăn gia súc hiện đại, máy gặt đập liên hợp đ−ợc nhập vào n−ớc ta. Do hình thức tổ chức quản lý không phù hợp nên hiệu quả mang lại rất thấp, nhiều nhà máy thức ăn gia súc rất hiện đại xây dựng xong lại đóng cửa, nh− nhà máy thức ăn gia súc Thái Bình, Sơn Tây... Các trạm máy kéo, máy gặt đập sau khi đổi mới hầu hết đã giải thể. Thời kỳ đổi mới để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá số l−ợng máy kéo, máy nông nghiệp các loại của n−ớc ta tăng nhanh, nhiều công việc nặng nhọc trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản đã đ−ợc cơ giới hoá. Tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất toàn quốc đã đạt 55%, trong đó đồng bằng sông Cửu Long đã đạt 80%; các khâu vận chuyển, tuốt lúa, bơm n−ớc đ−ợc cơ giới hoá ở mức độ cao hơn tr−ớc. Bình quân ở đồng bằng sông Hồng cứ 5 hộ có 1 máy tuốt lúa, đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ cơ giới khâu tuốt lúa đạt 90%. Vận tải ở nông thôn hiện nay có 23 nghìn ôtô các loại (không kể máy kéo và các loại xe công nông), trong đó hơn 15 nghìn xe tải (90% là của hộ nông dân) thời kỳ 1998 - 2002 số l−ợng xe ôtô và xe công nông tăng nhanh với tốc độ 10% năm. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế vận tải thuỷ nên cơ giới vận tải tăng nhanh. Toàn vùng có trên 20 nghìn tàu thuyền, công suất tổng số đạt 670.000 W, đảm bảo 80% khối l−ợng hàng hoá, hành khách của vùng nông thôn. Trong sản xuất nông nghiệp xay sát lúa gạo, chế biến thức ăn gia súc, c−a xẻ gỗ, đóng đồ mộc, tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn cũng có tốc độ tăng về cơ giới hoá cao. Vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ, miền Trung mức độ cơ giới hoá về xay sát lúa đạt trên 95%, các vùng còn lại đạt trên 70%.
3.1.2. Vấn đề cơ bản của CNH là thay thế lao động thủ công bằng máy móc cơ giới. Có mâu thuẫn ở n−ớc ta là, bình quân quy mô ruộng đất sản xuất trên hộ nông nghiệp thấp, lực l−ợng lao động nông nghiệp ở khu vực nông thôn d− thừa nhiều, chủ yếu là lao động thủ công. Hiện nay tình trạng thiếu việc làm của lao động ở khu vực nông thôn trở thành vấn đề bức xúc. Vì vậy, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở n−ớc ta không chỉ là vấn đề đ−a nhanh cơ giới hoá vào sản xuất mà quan trọng hơn là phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn, tăng c−ờng công nghiệp và dịch vụ. Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của toàn bộ nền kinh tế đất n−ớc thu hút lao động nông nghiệp sang phục vụ các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phụ thuộc rất lớn vào tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ đô thị hoá của đất n−ớc.
3.1.3. Cùng với sự nghiệp CNH, HĐH của đất n−ớc, CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn thời kỳ 2003 - 2030 cần thiết phải có tốc độ phát triển nhanh. Nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong thời kỳ CNH, HĐH phải là nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, hàng hoá xuất khẩu với năng suất, chất l−ợng sản phẩm cao, đủ sức cạnh tranh ở thị tr−ờng trong n−ớc, khu vực và quốc tế; kinh tế nông thôn phải có cơ cấu hợp lý, đảm bảo cho sự phát triển cao và bền vững. Đời sống của các tầng lớp dân c− ở nông thôn đ−ợc nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Dự báo xu thế cơ khí hoá nông nghiệp của n−ớc ta giai đoạn 2003 - 2020 có tốc độ phát triển nh− sau:
Bảng 28. Dự báo tỷ lệ cơ giới và số l−ợng máy móc sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thời kỳ 2003 - 2020
Đơn vị: cái; tỷ lệ %
Hạng mục 1996 2002 2010 2020
1. Tỷ lệ cơ giới hoá
- Tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất 35 57 75 95
- Tỷ lệ cơ giới hoá khâu gieo trồng 2 7 35 65
- Tỷ lệ cơ giới hoá khâu thu hoạch 3 10 35 70
- Tỷ lệ cơ giới hoá khâu phơi sấy 2 7 25 50
2. Số l−ợng máy móc
- Máy kéo lớn 29.753 59.307 95.000 200.000
- Máy kéo nhỏ 79.478 180.247 300.000 550.000
- Máy bơm n−ớc 542.491 1.340.080 2.000.000 2.500.000
- Máy tuốt lúa 155.325 554.237 1.500.000 2.000.000
- Máy nghiền thức ăn gia súc 14.727 44.343 100.000 300.000 - Tàu thuyền đánh cá cơ giới 82.328 126.667 150.000 300.000
- Xe reo 786 590 1.000 1.200
- C−a có động cơ các loại 4.676 24.098 45.000 60.000
Với tỷ lệ cơ giới hoá nh− trên, trình độ cơ giới hoá của n−ớc ta trong sản xuất nông lâm thuỷ sản t−ơng đ−ơng với trình độ cơ giới hoá của các n−ớc tiên tiến trong khu vực.
3.2. Công nghiệp nông thôn
3.2.1. Công nghiệp nông thôn có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn. Kinh nghiệm của các n−ớc Đài Loan, Trung Quốc đã phát triển mạnh chăn nuôi nông thôn làm động lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu thu nhập, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập khu vực nông thôn. Công nghiệp nông thôn bao gồm các khu công nghiệp đ−ợc xây dựng ở vùng nông thôn, các nhà máy xí nghiệp, công ty, công x−ởng đ−ợc xây dựng gắn với huyện, xã ở vùng nông thôn và các làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở các làng xã.
Thời kỳ đổi mới, nhất là sau khi có nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, công nghiệp nông thôn của n−ớc ta đã có b−ơc phát triển khá về quy mô xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát triển doanh nghiệp, làng nghề nông thôn. Nhiều tỉnh tr−ớc kia chỉ thuần nông nay đã b−ớc đầu tập trung xây dựng khu cụm công nghiệp lớn: H−ng Yên, Bắc Ninh, Hải D−ơng, Hà Nam, Thanh Hoá, Long An, Cần Thơ, Cà Mau... Hệ thống các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, sản xuất các mặt hàng có giá trị hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu, giá trị công nghiệp nông thôn ở n−ớc ta hiện nay còn thấp về quy mô giá trị và tỷ lệ. Năm 2002 −ớc tính giá trị công nghiệp nông thôn khoảng 55 nghìn tỷ đồng bằng 4% giá trị của toàn ngành nông nghiệp, trong đó sản phẩm của các làng nghề có giá trị sản l−ợng khoảng 11,2 tỷ đồng, chiếm 20,3% giá trị sản l−ợng công nghiệp nông thôn.
Nhìn chung, cho đến nay n−ớc ta ch−a có quy hoạch chi tiết về phát triển công nghiệp nông thôn và phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên toàn quốc, các vùng, các tỉnh, các địa ph−ơng, công nghệ của công nghiệp nông thôn n−ớc ta chủ yếu là lạc hậu, tỷ lệ nhóm có công nghệ cao chỉ chiếm 4,5%, còn lại là công nghệ trung bình và công nghệ thấp. Chính vì vậy chất l−ợng sản phẩm không cao, giá thành cao, khả năng cạnh tranh trên thị tr−ờng thấp.
Nguyên nhân năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng còn thấp vì giá thành sản phẩm cao do các yếu tố tác động nh− kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nguyên liệu lớn, trình độ quản lý thấp, nhiều khoản chi phí phát sinh lãng phi, chất l−ợng sản phẩm và mẫu mã ch−a cao, ch−a phong phí, thay đổi mẫu mã phù hợp với thị tr−ờng còn chậm, kinh nghiệm trong quản lý, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá bảo vệ nhãn mác còn thấp và yếu, kỹ thuật công nghệ thấp, kinh nghiệm quản lý và hội nhập quốc tế trong nền kinh tế thị tr−ờng với điều kiện toàn cầu hoá của các chủ doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà n−ớc có liên quan còn hạn chế.
Tóm lại, công nghiệp nông thôn n−ớc ta hiện nay phát triển ch−a đáp ứng yêu cầu, ch−a phát huy đ−ợc lợi thế về tài nguyên, nguyên liệu và lao động, ch−a trở thành động lực để thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
3.2.2. Định h−ớng phát triển công nghiệp nông thôn đến năm 2020
- Để đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất n−ớc nói chung, nông nghiệp nông
thôn nói riêng, công nghiệp nông thôn trong giai đoạn 2003 - 2020 phải trở thành đòn bảy để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo h−ớng tăng c−ờng sản phẩm xuất khẩu có sức cạnh tranh cao, cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu lao động, cơ cấu đầu t−.
Mục tiêu của công nghiệp nông thôn n−ớc ta đến năm 2020 là phải đạt giá trị sản l−ợng 30 - 35% giá trị sản l−ợng ngành công nghiệp, giá trị xuất khẩu công nghiệp nông thôn phải đạt 20 - 25% giá trị xuất khẩu ngành công nghiệp tạo ra b−ớc chuyển đổi căn bản về cơ cấu của ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Giá trị ngành công nghiệp phải chiếm tỷ trọng 40% giá trị sản xuất của kinh tế nông thôn.
- Giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp nông thôn n−ớc ta đến năm 2020: z Xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp
nông thôn trên địa bàn toàn quốc, vùng, các tỉnh và các địa ph−ơng. Hiện nay công nghiệp nông thôn n−ớc ta đã đ−ợc chú ý phát triển, tuy vậy có tình hình mạnh tỉnh nào tỉnh đó làm, mạnh địa ph−ơng nào địa ph−ơng đó làm, nên đã gây nên hiện t−ợng phát triển không theo quy hoạch kế hoạch gây lãng phí và hiệu quả mang lại thấp. Trên cơ sở lợi thế về thị tr−ờng trong và ngoài n−ớc, vị trí địa lý, tài nguyên, nguyên liệu, nguồn lực, truyền thống, Chính phủ cần có quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn theo các ngành hàng ở từng vùng, từng tỉnh làm cơ sở cho các địa ph−ơng xây dựng dự án phát triển công nghiệp địa ph−ơng trên địa bàn quản lý, xây dựng khu cụm công nghiệp của tỉnh, huyện, xã theo h−ớng tập trung để thuận lợi và giảm chi phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đ−ờng, điện, cấp thoát n−ớc, nhà x−ởng, xử lý môi tr−ờng đảm bảo phát triển bền vững.
z Quy hoạch phát triển làng nghề thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp: theo
thống kê áp dụng tiêu chí làng nghề tiểu thủ công nghiệp n−ớc ta hiện nay có 930 làng nghề, trong đó 2/3 là làng nghề truyền thống, giá trị sản xuất làng nghề tăng bình quân 8,9% năm, các làng nghề truyền thống đang đ−ợc phục hồi phát triển, tiểu thủ công nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Bình quân một cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề n−ớc ta tạo việc làm cho 27 - 30 lao động, thu nhập lao động trong các làng nghề cao hơn thu nhập lao động thuần nông từ 4 - 6 lần, sản phẩm làng nghề n−ớc ta tham gia xuất khẩu hàng năm giá trị đạt 150 - 200 triệu USD.
z Tuy vậy, làng nghề tiểu thủ công nghiệp của n−ớc ta quy mô nhỏ bé, trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật của lao động thấp, số ng−ời có tay nghề cao, nghệ nhân trong những làng nghề tuổi cao ngày càng giảm. Có 55% lao động trong những làng nghề không qua đào tạo cơ bản, nhà x−ởng đơn sơ, máy móc thiết bị phần lớn lạc hậu, vốn sản xuất kinh doanh nhỏ. Bình quân vốn của một cơ sở khoảng 700 triệu đồng. Chất l−ợng sản phẩm thấp, mẫu mã đơn giản, sức cạnh tranh yếu, chủ yếu tiêu thụ trong n−ớc. Tình trạng ô nhiễm không khí, n−ớc, đất... ảnh h−ởng đến sản xuất, sức khoẻ của nhân dân trong làng nghề ngày càng trầm trọng.
z Ph−ơng h−ớng phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn CNH, HĐH: phát huy nghề truyền thống trên cơ sở nâng cao chất l−ợng, giá trị đặc thù của các sản phẩm làng nghệ, xây dựng làng nghề mới, tạo việc làm thu hút 0,5 triệu lao động, chuyển đổi cơ cấu giá trị sản xuất của sản phẩm tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề từ 30% (năm 2002) lên 70 - 75% năm 2020, tạo giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD/năm vào năm 2020. z Tăng c−ờng đầu t− khoa học kỹ thuật, lấy khoa học kỹ thuật làm đòn bảy để
phát triển công nghiệp nông thôn. Kinh nghiệm của các n−ớc trong giai
đoạn CNH, HĐH, nếu chỉ đ−a công nghệ trung bình, kém vào phát triển
công nghiệp nông thôn thì chỉ đạt đ−ợc kết quả trong giai đoạn đầu, sau đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nh− công nghiệp nông thôn của Trung Quốc, do đầu t− khoa học công nghệ thấp vào công nghiệp nông thôn nên chất l−ợng sản phẩm thấp, giá thành cao, không tiêu thụ đ−ợc. Trong khi đó Đài Loan với chiến l−ợc đầu t− cho công nghiệp nông thôn với quy mô hợp lý, công nghệ từ mức trung bình tiến đến cao trở lên, vì vậy công nghiệp Đài Loan đã đạt thành quả cao, phát triển bền vững.
z Công nghiệp nông thôn n−ớc ta chỉ mang lại hiệu quả cao và bền vững khi có đầu t− cao ngay từ đầu cho phát triển khoa học và công nghệ. Những công nghệ đ−ợc đầu t− vào phát triển công nghiệp nông thôn đạt trình độ khá và tiên tiến. Có nh− vậy mới nâng cao chất l−ợng, hạ giá thành sản phẩm, nâng sức cạnh tranh của sản phẩm ở thị tr−ờng trong n−ớc và thế giới, đảm bảo cho công nghiệp nông thôn phát triển với tốc độ cao và bền vững. z Chính sách phát triển công nghiệp nông thôn: phát triển công nghiệp nông
thôn tuy có nhiều thuận lợi vì gần nguồn nguyên liệu, giá thuê đất, giá lao động rẻ, nh−ng nhìn chung phát triển công nghiệp nông thôn không có lợi thế cao nh− phát triển công nghiệp đô thị vì vậy để công nghiệp nông thôn phát triển cần thiết phải có chính sách −u đãi về đất đai, về thuế, vốn, lao động, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là chính sách tiếp thị, mở rộng thị tr−ờng tiêu thụ trong n−ớc, n−ớc ngoài để tăng quy mô sản phẩm và giá trị sản phẩm hàng hoá của sản phẩm công nghiệp nông thôn n−ớc ta.