Một số nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (Trang 65 - 66)

I. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và

3. Một số nguyên nhân chủ yếu

3.1. Về khách quan

N−ớc ta từ lâu là một n−ớc nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua nhiều năm chiến tranh rất khốc liệt, khu vực kinh tế nông thôn lại là hậu ph−ơng lớn của tiền tuyến; mới thực sự đi vào phát triển sản xuất theo h−ớng hiệu quả 12 năm trở lại đây; nên tiềm lực kinh tế và mọi nguồn lực còn rất hạn chế. Sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn lại đòi hỏi rất cao từ nhận thức, đến quá trình đầu t− phát triển, tổ chức quản lý thực hiện. Do đó, khi thực hiện còn nhiều lúng túng cả về nội dung, lộ trình phát triển và ph−ơng pháp tiến hành.

3.2. Về chủ quan

- Nhận thức của nhiều cơ quan, tổ chức ở cả Trung −ơng và địa ph−ơng, tr−ớc hết là trong Ngành Nông nghiệp và PTNT ch−a coi trọng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong tiến tình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc. Ch−a nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn và yêu cầu tăng c−ờng khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong thời kỳ công nghiệp hoá. Trong điều hành ch−a chú ý nắm bắt thực tiễn, không kịp thời tháo gỡ khó khăn, v−ớng mắc, uốn nắn sai lầm, lệch lạc trong thực hiện chủ tr−ơng chính sách công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn; chậm tổng kết kinh nghiệm và những mô hình mới, những nhân tố mới để đ−a thành những chính sách mới phù hợp.

- Đầu t− cho nông nghiệp, nông thôn còn thấp. Tổng đầu t− của toàn xã cho nông nghiệp và nông thôn 5 năm 1996 - 2000 chỉ chiếm khoảng 6% tổng đầu t− toàn xã hội, trong đó tập trung chủ yếu cho thuỷ lợi (trên 60%). Trong cơ cấu đầu t− ch−a chú ý đúng mức tới phát triển khoa học kỹ thuật, công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp, công nghiệp chế biến và thị tr−ờng nông lâm thuỷ sản.

Bảng 21. Vốn đầu t− phát triển ngành nông lâm nghiệp theo giá thực tế

Đơn vị: tỷ đồng

Hạng mục 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001

Tổng số 72.447 87.394 108.370 117.134 131.170,9 145.333 163.500

Nông lâm nghiệp 9.082 10.770,9 13.163,3 13.223,1 15.642,8 17.218,2 20.000

Tỷ lệ so tổng số % 12,5 12,3 12,1 11,29 11,91 11,84 12,23 Thuỷ sản 532,3 627,7 1.036,9 1.747,2 2.913,2 3.715,5 4.110 Tỷ lệ so tổng số % 0,73 0,72 0,96 1,49 2,22 2,56 2,51 Tr.đó: vốn đầu t− xây dựng cơ bản Tổng số 22.963 30.640,6 46.570,4 52.536,1 63.871,9 76.871 98.871 Nông lâm 1.937,5 1.737,7 2.254 2.648,8 4.117,4 5.370 5.780 Tỷ lệ % so tổng số 8,4 5,7 4,8 5,04 6,45 6,9 5,8 Thuỷ sản 107,9 161,6 524,8 655 717 879 2.890 Tỷ lệ so tổng số % 0,46 0,52 1,12 1,24 1,12 1,14 2,92

Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2001

- Cơ chế chính sách có nhiều điểm ch−a phù hợp và chậm đ−ợc điều chỉnh (chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, quy hoạch đất đai phục vụ phát triển thuỷ sản; chính sách thị tr−ờng; chính sách tín dụng đầu t−; chính sách về phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp và nông thôn...).

- Hệ thống quản lý chỉ đạo nông nghiệp và phát triển nông thôn ch−a t−ơng xứng với yêu cầu của tình hình mới, nhất là chỉ đạo phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá, quy mô lớn, tập trung, phát triển công nghiệp, ngành nghề nông thôn ở huyện và cơ sở.

- Trong tổ chức sản xuất kinh doanh ch−a khắc phục đ−ợc cơ bản sự chia cắt giữa sản xuất - thu mua - bảo quản chế biến và thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)