II. Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống tiêu chí về CNH, HĐH nông nghiệp,nông thôn
1. Lợi thế của ngành nông nghiệp
- Về khí hậu: Ngoài yếu tố là khí hậu nhiệt đới có nền nhiệt độ cao, ánh sáng tốt có thể trồng đ−ợc 2 - 4 vụ các cây trồng ngắn ngày, đặc biệt là cây có hạt ngũ cốc. Do n−ớc ta nằm trải dài trên nhiều vĩ độ cho nên khí hậu rất đa dạng ở các vùng. ở miền Bắc khí hậu có mùa đông lạnh, ở miền Nam khí hậu hoàn toàn nhiệt đới có thể gieo trồng quanh năm, sản phẩm nông nghiệp
có thể bổ sung cho nhau. Rau, hoa trồng vụ đông ở phía Bắc có thể tiêu thụ ở
phía Nam hoặc xuất khẩu sang các n−ớc ASEAN không có mùa đông lạnh
hoặc phía Nam Trung Quốc, nơi lại có mùa đông quá lạnh. ở phía Nam quả nhiệt đới có quanh năm tiêu thụ ở thị tr−ờng phía Bắc hoặc xuất khẩu. Các vùng có độ cao trên 1000 m có thể trồng các loại quả, rau, hoa, chè có chất l−ợng cao tiêu thụ ở các thành phố lớn, các vùng đồng bằng đông dân. Thị tr−ờng trong n−ớc 80 triệu dân hiện nay và 100 triệu trong t−ơng lai sẽ là thị tr−ờng quan trọng để tiêu thụ nông sản.
Nông nghiệp n−ớc ta có lợi thế lớn nhất về khí hậu là nền nông nghiệp đa dạng có thể gieo trồng quanh năm đủ thoả mãn nhu cầu trong n−ớc và xuất khẩu nông sản chất l−ợng cao.
- Về đất đai: Diện tích đất tự nhiên của n−ớc ta là 32,9 triệu ha. Hiện nay đã sử dụng khoảng 70% diện tích. Trong đó đất nông nghiệp là 9,34 triệu ha bằng 28,4%. Đất lâm nghiệp 11,822 triệu ha bằng 35,2% và gần 2 triệu ha đất chuyên dùng và khu dân c−, còn khoảng 10 triệu ha là đất ch−a sử dụng bao gồm sông suối, núi đá, n−ơng rẫy du canh du c−, đất tầng mỏng không canh tác đ−ợc. Trong t−ơng lai đây cũng là tiềm năng cho nông - lâm nghiệp. z Năm 1990 diện tích đất nông nghiệp là 6,9 triệu ha. Năm 2001 tăng lên 9,34 triệu ha. Từ năm 1990 đến nay đất nông nghiệp tăng thêm 2,44 triệu ha bằng 35,4% diện tích đất mà cha ông ta khai phá từ hàng ngàn năm tr−ớc. Đây cũng là thời kỳ diện tích đất nông nghiệp tăng nhiều nhất từ tr−ớc đến nay.
z Do khai hoang mở rộng diện tích đặc biệt là đất trồng lúa ở hai vùng đồng
bằng ĐBSCL và ĐBSH. Các vùng đất cao nguyên đ−ợc khai phá để trồng
cây công nghiệp nh− cao su, cà phê, chè... có thể nói từ sau ngày giải phóng miền Nam đến nay là thời kỳ khai phá đất hoang thành đất nông nghiệp lớn nhất trong lịch sử phát triển nông nghiệp n−ớc ta từ tr−ớc đến nay.
- Lợi thế về lao động và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật
Dân số ở khu vực nông thôn ở n−ớc ta (năm 2001) là 59,2 triệu ng−ời bằng 75% dân số cả n−ớc. Lao động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp là 36,7 triệu ng−ời, thời gian lao động th−ờng xuyên chỉ chiếm 70%, đây là lực l−ợng lao động dồi dào với giá nhân công rẻ so với các n−ớc khác trong khu vực (so với Malaysia thấp gấp 3 - 4 lần, Thái Lan từ 2 - 3 lần) tạo cho các sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh lớn về mặt lao động đặc biệt là các khâu cần nhiều lao động thủ công nh− trồng hoa, cây cảnh, đồ gỗ gia dụng, đồ gốm, nuôi trồng thuỷ sản... còn một thời gian dài nữa nông nghiệp n−ớc ta vẫn giữ đ−ợc −u thế về giá nhân công thấp trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nông dân Việt Nam cần cù lao động, sáng tạo có khả năng ứng dụng nhanh và sáng tạo các tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ cao trong nông nghiệp, đây cũng là một lợi thế trong cạnh tranh nông sản xuất khẩu.
Chỉ từ năm 1990 trở lại đây với những chính sách đúng trong đó có chính sách về phát triển ứng dụng khoa học kỹ thuật chúng ta đã kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển v−ợt bậc, các mặt hàng xuất khẩu nông sản tăng vọt, giá trị xuất khẩu chiếm tới 30% tổng giá trị của ngành nông nghiệp.
2. Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí về cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2005 - 2020