Bài học về công nghiệp hoá nông nghiệp,nông thôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (Trang 41 - 45)

IV. Kinh nghiệm và con đ−ờng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn của một số

5.Bài học về công nghiệp hoá nông nghiệp,nông thôn

Công nghiệp hoá là quy luật phổ biến trong phát triển nền kinh tế xã hội. Tuỳ theo hoàn cảnh kinh tế, chính trị và xã hội, mỗi quốc gia lựa chọn con đ−ờng công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn thích hợp cho mình. Từ kinh nghiệm của các n−ớc trên thế giới, có thể nêu lên ba mô hình về con đ−ờng công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn sau đây:

1/ Công nghiệp hoá nông thôn đ−ợc thực hiện phụ thuộc vào công nghiệp hoá

thành thị. Các n−ớc Châu Âu nhất là n−ớc Anh tập trung phát triển công nghiệp thành thị, coi đó là đòn xeo thúc đẩy công nghiệp hoá nông thôn, sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn hoàn toàn dựa vào sự điều tiết tự phát của thị tr−ờng. Mô hình này đã tạo ra khu đô thị công nghiệp phát triển phồn hoa, nông thôn tiêu điều, nông dân bị bần cùng hoá, tạo ra sự di c− mạnh mẽ của nông dân từ nông thôn vào thành thị, nền nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu nông sản. Phải mất rất nhiều năm, các n−ớc này mới gắn đ−ợc công nghiệp hoá với nông nghiệp và nông thôn, nh−ng họ đã phải trả giá đắt về kinh tế và xã hội cho việc tiến hành công nghiệp hoá nền kinh tế không chú trọng vào nông nghiệp và nông thôn.

2/ Coi phát triển công nghiệp nặng là nền tảng để công nghiệp hoá nền kinh tế

nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng, gắn liền với đổi mới hình thức tổ chức sản xuất để khắc phục thành thị tr−ờng điều tiết tự phát, tách mục tiêu công nghiệp hoá với việc nâng cao đời sống của nông dân. Liên Xô (cũ) và các n−ớc Đông Âu đã theo con đ−ờng này. Kết quả là đã tạo ra một ngành công nghiệp nặng đồ sộ, chủ yếu phục vụ cho khu vực thành thị, trong khi nông nghiệp và công nghiệp nhẹ không phát triển, nông sản và sản phẩm công nghiệp nhẹ vô cùng khan hiếm. Nông nghiệp và nông thôn vẫn lạc hậu nhiều so với công nghiệp và thành thị. Nền kinh tế xã hội phát triển ch−a thực sự bền vững.

3/ Mô hình thành công về công nghiệp hoá nền kinh tếlà đã chú trọng đồng thời

phát triển nông nghiệp và nông thôn, gắn với thành thị, tạo ra sự phát triển cân bằng giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và công nghiệp, gắn mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội và môi tr−ờng.

Các n−ớc châu á với đặc điểm là điểm xuất phát thấp của nền kinh tế nông nghiệp truyền thống với kỹ thuật lạc hậu, khởi đầu quá trình CNH, HĐH bằng công nghiệp hoá nông thôn vì CNH nông thôn có nhiều lợi thế so sánh với CNH thành thị:

- CNH nông thôn có khả năng tạo công ăn việc làm để thu hút lao động rẻ d− thừa trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, tạo sức mua vào thị tr−ờng rộng lớn ở nông thôn.

- Phát triển công nghiệp nông thôn giá đất rẻ, gần vùng nguyên liệu có thể giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành.

- Giảm sự chênh lệch về thu nhập đời sống giữa nông thôn và thành thị.

- Góp phần tích cực vào chiến l−ợc xoá đói giảm nghèo ở mỗi n−ớc; chủ yếu là khu vực nông thôn.

Phát triển công nghiệp nông thôn không dừng lại ở lợi ích kinh tế xã hội nông thôn, nâng cao đời sống nông dân mà còn tăng tích luỹ diện rộng thông qua phát triển nông nghiệp hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến

xuất khẩu thu ngoại tệ mạnh để CNH, HĐH đất n−ớc. Phát triển công nghiệp nông thôn năng động và đa dạng là ph−ơng tiện ngăn chặn có hiệu quả dòng di dân từ nông thôn ra thành thị.

Lợi thế so sánh của công nghiệp hoá nông thôn ở các n−ớc châu á là:

- Phát triển công nghiệp nông thôn theo h−ớng phân tán với quy mô vừa và nhỏ sẽ đẩy nhanh tốc độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của đất n−ớc, thông qua huy động nguồn lực tại chỗ (vốn, lao động, tài nguyên).

- Có thể sử dụng công nghiệp thu hút nhiều lao động nông nhàn và hệ số

vốn/lao động ở mức thấp so sánh với công nghiệp quy mô lớn ở thành phố.

- Tính linh hoạt cao hơn dễ thích ứng với hoàn cảnh kinh tế đang thay đổi trên thế giới nhất là thị hiếu của thị tr−ờng.

- Công nghiệp nông thôn qui mô nhỏ là cơ sở để sản sinh ra tài năng và kỹ

năng kinh doanh.

Một số n−ớc Châu á nh− Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc và Trung Quốc đã trải qua những kinh nghiệm này. Các n−ớc trên đã chú trọng công nghiệp hoá nông nghiệp đồng thời đầu t− vào ngành nghề, công nghiệp nông thôn, th−ơng mại dịch vụ, xây dựng các nhà máy, các cơ sở chế biến ở nông thôn hơn là tập trung ở thành thị nhằm rút bớt lao động nông nghiệp, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, tăng hiệu quả kinh tế - xã hội. Trung Quốc đã hình thành các khu thị trấn, thị tứ ở nông thôn, tạo thế cân bằng hơn giữa nông thôn và thành thị. Trái với Hàn Quốc, Đài Loan gắn liền với phát triển các Xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ ở nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế khuyến khích các ngành xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu, gắn công nghiệp hoá với quá trình hợp tác hoá và phát triển các tổ chức tín dụng.

Malayxia là một trong những n−ớc trong khu vực Đông Nam á đã biết tận dụng cơ hội, sẵn có công nghệ kỹ thuật hiện đại, vốn và phát huy lợi thế của đất n−ớc để tập trung nỗ lực phát triển các ngành công nghiệp điện tử, vi tính, thông tin và viễn thông, trên cơ sở nguồn công nghệ trực tiếp và chủ yếu từ Nhật Bản, từ các công ty đa quốc gia là sự lựa chọn đúng mang tính quyết định tới t−ơng lai của Malayxia. Vì vậy cơ cấu kinh tế xã hội của Malayxia đã dịch chuyển nhanh theo h−ớng tăng công nghiệp dịch vụ, giảm nông lâm thuỷ sản.

Ch−ơng II.

Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí, b−ớc đi cNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hoá đ−ợc thực hiện từ những năm 1960 và đ−ợc chia thành 2 giai đoạn chủ yếu sau: Một là giai đoạn tr−ớc thời kỳ đổi mới nền kinh tế, công nghiệp hoá tập trung nhiều vào cơ giới hoá nông nghiệp quy mô lớn gắn liền với phát triển HTX, ch−a thực sự gắn mục tiêu của công nghiệp hoá với mục tiêu nâng cao thu nhập của nông dân. Đặc tr−ng cơ bản là máy kéo lớn đ−ợc đ−a về cấp huyện, phục vụ nền nông nghiệp tự cung, tự cấp, ch−a gắn với thị tr−ờng. Kết quả là nông nghiệp và nông thôn ch−a thực sự phát triển theo h−ớng công nghiệp hoá. Hai là thời kỳ sau đổi mới, công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn tập trung giải phóng sức sản xuất, chú trọng phát triển kinh tế hộ, b−ớc đầu gắn quá trình công nghiệp hoá với thị tr−ờng trong n−ớc và quốc tế. Vì thế, công nghiệp hoá đã b−ớc đầu gắn giữa sản xuất, chế biến với nhu cầu thị tr−ờng, tạo ra sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn (đảm bảo an ninh l−ơng thực, thu thêm hay tiết kiệm ngoại tệ từ xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu nông sản, cải thiện một b−ớc đời sống kinh tế, xã hội của nông thôn).

Trong lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam, nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo, quan trọng. Nông thôn Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lãnh thổ và kết cấu dân c−. Đến nay nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế

quan trọng của n−ớc ta, có 67,8% lao động sản xuất trong ngành nông

nghiệp và GDP của ngành nông nghiệp trong GDP của toàn nền kinh tế 23,0%. Tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam mới đạt 25%, còn lại 75% là dân nông thôn.

Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, b−ớc đi cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn n−ớc ta dựa trên sự phân tích các lợi thế của ngành, cơ cấu tiềm lực của nền kinh tế hiện nay và những định h−ớng phát triển của nền kinh tế trong t−ơng lai trong bối cảnh hoà nhập với kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

Trên cơ sở của những khái niệm về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phân tích các cơ sở khoa học để xây dựng hệ thống các tiêu chí về cơ cấu kinh tế của ngành, các chỉ tiêu về kỹ thuật của sản xuất, cơ sở hạ tầng nông nghiệp và các chỉ tiêu về hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.

I. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn - điểm xuất phát của CNH, HĐH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (Trang 41 - 45)