Đơn bảo hiểm mất lợi nhuận dự tính

Một phần của tài liệu Tính hình triển khai nghiệp vụ TBH kỹ thuật tại Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam - Vinare (Trang 34)

II. Bảo hiểm kỹ thuật và tái bảo hiểm kỹ thuật

c.Đơn bảo hiểm mất lợi nhuận dự tính

Đây là loại đơn bảo hiểm tổn thất có tính chất hậu quả, bảo hiểm thiệt hại lợi nhuận gộp cho chủ đầu tư phát sinh từ sự chậm trễ trong việc bắt đầu hoạt động thương mại do xảy ra thiệt hại vật chất (được bảo hiểm theo đơn CAR hoặc

EAR). Đơn bảo hiểm Alop chỉ bảo hiểm cho chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu. Cần lưu ý rằng số tiền bảo hiểm chỉ bị rủi ro sau khi chủ thầu đã bàn giao dự án đó cho chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu. Đối tượng bảo hiểm ở đây là lợi nhuận thực tế trong thời hạn bồi thường theo đơn bảo hiểm trong việc hoàn thành công trình gây ra bởi tổn thất có thể được bồi thường theo đơn bảo hiểm CAR hoặc EAR kèm theo .

Những điểm loại trừ đó là sự chậm trễ do:

* Động đất, núi lửa phun, các phần mở rộng phạm vi bảo hiểm qui định trong các điều khoản bổ sung theo đơn bảo hiểm CAR, EAR.

* Thiệt hại đối với tài sản xung quanh, máy móc và thiết bị xây dựng, phương tiện hoạt động và nguyên vật liệu.

* Các hạn chế do chính quyền công cộng áp đặt, không có sẵn nguồn tiền, hoàn thành chậm hay không hoàn thành đơn đặt hàng, các loại tiền phạt.

* Những bổ sung, thay đổi, cải tiến.

1.2.2. Đơn bảo hiểm có thể tái tục.

Loại đơn này chủ yếu cho các dự án lắp đặt các máy móc thiết bị đã sẵn sàng cho hoạt động kinh doanh, tức là sau khi quá trình xây dựng đã hoàn thành và việc chạy thử đã thành công. Những đơn này được tái tục hàng năm và sau 12 tháng đó các điều kiện, điều khoản đó lại được xem xét lại. Các loại đơn này bao gồm một số loại sau: CECR, CPE, BE, MLOP, EDP, LVEE, DOS.

a. Bảo hiểm mọi rủi ro đối với công trình xây dựng dân dụng đã hoàn thành (CECR- Civil Engineering Completed Risks).

Loại hợp đồng này bảo hiểm chỉ đích danh có thể tái tục hàng năm cho nhiều loại công trình xây dựng đã hoàn thành đối với thiệt hại vật chất gây ra bởi

các hiểm hoạ chính bên ngoài. Các loại công trình có thể được bảo hiểm thông thường là các công trình dân dụng rất ít khi gặp rủi ro cháy như: đê kè, đập đá, đường hầm, kè chắn sông, ....Việc khai thác bảo hiểm các rủi ro này đòi hỏi phải có thông tin kỹ thuật toàn diện hoặc báo cáo giám định của các kỹ sư độc lập. Người được bảo hiểm ở đây là chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu vì đây là công trình đã hoàn thành và bàn giao cho họ.

Số tiền bảo hiểm: là tổng chi phí thay thế công trình, bao gồm: Nguyên liệu, tiền công, tiền lương, cước phí, thuế hải quan và các loại thuế khác.

Phạm vi bảo hiểm: là tổn thất hoặc hư hại vật chất bất ngờ và không lường trước được, gây ra bởi:

* Cháy, sét đánh, nổ, va chạm với phương tiện chuyên chở đường bộ hoặc đường thuỷ.

* Động đất, núi lửa phun, sóng thần. * Bão gió (Từ cấp 8 trở lên).

* Lũ lụt, tác động của sóng hoặc nước.

* Sương mù, tuyết lở hoặc bất kỳ sự chuyển dịch nào khác của đất. * Hành động phá hoại, bất cẩn hoặc ác ý của người làm thuê. Các điểm loại trừ chính:

* Khuyết tật vốn có, hao mòn tự nhiên, giảm dần giá trị, co giãn do thay đổi nhiệt độ.

* Thiệt hại do thiếu sự bảo dưỡng thích hợp. * Tổn thất có tính chất hậu quả.

* Các rủi ro chiến tranh, chính trị, hạt nhân.

b.Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng (CPE- Contractor , s Plan & Equipment).

Đây là loại đơn bảo hiểm "mọi rủi ro" thiệt hại vật chất có thể tái tục hàng năm cho thiết bị xây dựng và máy móc di động hạng nặng (thường thuộc quyền sở hữu của chủ thầu hay do chủ thầu thuê mượn) đối với các hiểm họa chính bên ngoài.

Số tiền bảo hiểm của từng hạng mục máy móc sẽ là giá trị thay thế mới, bao gồm: Cước phí, và các loại thuế (được sửa đổi vào mỗi lần tái tục). Tuy nhiên, hạn mức bồi thường tối đa theo đơn bảo hiểm là giá trị thực tế của các hạng mục máy móc (có nghĩa là giá trị cũ hoặc giá trị thay thế mới trừ giá trị khấu hao). Đối với tổn thất bộ phận, tổng chi phí sửa chữa được bồi thường không được quá giá trị thực tế của máy móc thiết bị đó.

Phạm vi bảo hiểm: Đơn bảo hiểm này bảo hiểm cho những thiệt hại bất

ngờ hoặc không lường trước được do nhiều loại rủi ro gây ra cho máy móc, thiết bị do các nguyên nhân sau:

* Vận hành sai, hành động bất cẩn hoặc ác ý của người làm công. * Thiên tai như: bão lụt, mưa đá, sạt lở đất, động đất, núi lửa phun. * Cháy, sét đánh và nổ.

* Đâm, va lật đổ và trật đường ray.

Các điểm loại trừ chính:

* Các bộ phận dễ thay đổi (lốp, ắc quy...)

* Xe cơ giới hoạt động trên đường bộ công cộng. * Hao mòn tự nhiên, bảo dưỡng thông thường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Thiệt hại do hoạt động toàn bộ hay từng bộ phận của thuỷ triều. * Tổn thất có tính hậu quả.

* Các rủi ro chiến tranh, chính trị, hạt nhân.

c. Bảo hiểm nổ nồi hơi và thùng áp suất (BE-Boiler and Pressuel Vesel Explosion). Explosion).

Loại đơn này bảo hiểm thiệt hại vật chất với nồi hơi của người được bảo hiểm và tài sản xung quanh, cũng như trách nhiệm đối với công chúng về thương tật thân thể và thiệt hại tài sản phát sinh từ sự cố nổ nồi hơi và thùng áp suất đó. Người được bảo hiểm ở đây chủ sở hữu của máy móc đó.

Phạm vi bảo hiểm: bảo hiểm cho hậu quả của nổ hay sụp đổ nồi hơi hoặc thùng áp suất dược bảo hiểm đặc biệt là:

* Thiệt hại của chính hạng mục được bảo hiểm.

* Thiệt hại đối với tài sản khác của người được bảo hiểm.

* Trách nhiệm đối với thiệt hại tài sản không thuộc sở hữu của người được bảo hiểm.

* Trách nhiệm đối với người thứ ba vì thương tật thân thể gây chết người hay không gây chết người.

Các điểm loại trừ chính:

* Thiệt hại do cháy trước và sau nổ.

* Thiệt hại do bão tố, núi lửa phun, động đất hoặc thiên tai khác.

* Hư hỏng của từng ống trong nồi hơi thùng tiết kiệm nhiên liệu, thiết bị tăng nhiệt có nhiều ống (từ khi dẫn đến nổ, sụp đổ).

* Tổn thất có tính chất hậu quả.

* Các rủi ro chiến tranh, chính trị, hạt nhân.

Loại đơn này bảo hiểm rủi ro, thiệt hại vật chất có thể tái tục hàng năm đối với những hư hỏng có tính chất bất ngờ với máy cơ khí và điện, người được bảo hiểm ở đây là chủ sở hữu.

Số tiền bảo hiểm của từng hạng mục máy móc sẽ là giá trị thay thế mới, bao gồm: Cước phí, các loại thuế (được sửa đổi vào mỗi lần tái tục). Tuy nhiên, hạn mức bồi thường tối đa theo đơn bảo hiểm là giá trị thực tế của hạng mục máy móc (có nghĩa là giá trị cũ hoặc giá trị thay thế mới trừ giá trị khấu hao). Đối với tổn thất bộ phận, tổng chi phí sửa chữa được bồi thường không quá giá trị thực tế của máy móc thiết bị đó.

Phạm vi bảo hiểm: Đơn bảo hiểm này bảo hiểm cho những thiệt hại bất ngờ hoặc không lường trước được do nhiều loại rủi ro gây ra cho máy móc:

* Tai nạn ngẫu nhiên trong khi hoạt động như là: lắp đặt sai, dơ, lỏng các bộ phận, hỏng hóc các dụng cụ bảo vệ, các vật thể ngoại lai xâm nhập.

* Xé rách do lực ly tâm. * Đoản mạch, quá điện áp.

* Sai sót hoặc lỗi trong thiết kế, khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc sai sót hoặc lỗi trong sản xuất và sai sót trong lắp đặt.

* Vận hành sai, hành động bất cẩn hoặc ác ý của những người làm thuê. * Áp lực quá cao, thiếu nước trong nồi hơi và thùng áp suất.

* Bão tố.

Các điểm loại trừ chính:

* Ăn mòn cơ học, ăn mòn do hoá học, hao mòn hoặc hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của máy móc gây ra bởi quá trình hoạt động thông thường.

* Hư hỏng gây ra bởi chạy thử hoặc chạy quá tải một cách cố ý. * Cháy, nổ, sét đánh, động đất, sụt lún, sạt lở đất, lũ lụt, núi lửa phun.

* Trộm cắp.

* Tổn thất có tính chất hậu quả.

* Các rủi ro chiến tranh, chính trị, hạt nhân.

e. Bảo hiểm mất thu nhập do đổ vỡ máy móc (MLOP - Machinery Loss of Profit). Profit). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn bảo hiểm này bảo hiểm cho tổn thất có tính hậu quả có thể tái tục hàng năm gây ra cho lợi nhuận gộp của chủ đầu tư bởi tai nạn đối với máy móc. Đơn này thường đi kèm với đơn bảo hiểm đổ vỡ máy móc, nó cũng bảo hiểm cho đầu tư hoặc chủ sở hữu.

Số tiền tái bảo hiểm ở đây là lợi nhuận gộp hàng năm của chủ đầu tư. Số tiền bảo hiểm dựa vào số liệu tài chính của các năm trước và để tránh bảo hiểm dưới giá trị, số tiền bảo hiểm sẽ được điều chỉnh vào mỗi lần tái tục bảo hiểm hàng năm để phản ánh xu hướng kinh doanh.

Đơn bảo hiểm này bảo hiểm cho thiệt hại thực tế lợi nhuận gộp phát sinh trong thời hạn bồi thường do tổn thất có thể được bồi thường theo đơn bảo hiểm đổ vỡ máy móc. Thời hạn bảo hiểm cũng giống như trong đơn bảo hiểm MP.

Các điểm loại trừ chính: Vì loại bảo hiểm này chỉ bắt đầu khi có khiếu nại có thể bồi thường đổ vỡ máy móc nên các điểm loại trừ cũng có liên quan đến bảo hiểm mất thu nhập do đổ vỡ máy móc. Hơn nữa, các điểm loại trừ của bảo hiểm mất thu nhập do đổ vỡ máy móc là sự chậm trễ do:

* Thay đổi, cải tiến hoặc bổ sung thêm bất kỳ hạng mục máy móc nào. * Sai lệch so với các điều kiện hoạt động đã mô tả.

* Thay đổi quyền sở hữu của người được bảo hiểm.

f. Bảo hiểm mọi rủi ro máy tính (CAR - Computer All Risks).

CAR bảo hiểm mọi thiệt hại vật chất, các chi phí bổ sung để duy trì hoạt động của máy tính cho các hệ thống máy tính lớn và lưu trữ liên quan, đơn này được tái tục hàng năm. Người được bảo hiểm trong đơn này là người chủ sở hữu, nhưng đôi khi lại là công ty thuê thiết bị.

Số tiền bảo hiểm và cơ sở bồi thường trong loại đơn này ta chia ra làm hai loại thiệt hại:

- Phần thiệt hại vật chất (Phần cứng của máy tính): Số tiền thiệt hại là giá trị thay thế mới của thiết bị máy tính, bao gồm cả cước phí và thuế. Tuy nhiên, phần bồi thường tối đa trong phần thiệt hại vật chất này là giá trị thực tế.

Phần tổn thất dữ liệu và phương tiện lưu trữ: giá trị bảo hiểm là giá trị thay thế mới của phương tiện lưu trữ dữ liệu cộng chi phí phục hồi dữ liệu.

- Phần chi phí bổ sung: Các chi phí bổ sung ước tính hàng năm để duy trì việc xử lý dữ liệu trên thiết bị thay thế trong thời gian 12 tháng trong trường hợp xảy ra gián đoạn hoạt động có thể được bồi thường.

Phạm vi bảo hiểm: đơn bảo hiểm này bảo hiểm cho những thiệt hại bất ngờ hoặc không lường trước được do nhiều loại rủi ro gây ra cho máy tính và thiết bị điện tử bao gồm:

* Tai nạn ngẫu nhiên trong khi hoạt động như là lắp đặt sai, dơ lỏng các bộ phận, hỏng hóc các dụng cụ bảo vệ, các vật thể ngoại lai xâm nhập.

* Trộm cắp.

* Cháy, sét đánh và nổ dưới mọi hình thức. * Cháy xém và cháy thành than, khói, bồ hóng. * Đoản mạch, quá điện áp, hiện tượng cảm ứng.

* Sai sót trong thiết kế, khuyết tật của nguyên vật liệu.

* Vận hành sai, hoạt động bất cẩn hoặc ác ý của những người làm thuê. * Thiên tai.

* Nước, ẩm ướt, ăn mòn phát sinh từ nước và ẩm ướt.

Các điểm loại trừ chính:

Có thể áp dụng cho tất cả các phần.

• Các rủi ro chiến tranh, chính trị và hạt nhân.

* Hành động cố ý, nhầm lẫn hoặc bất cẩn hiển nhiên của người được bảo hiểm.

• Áp dụng cho phần thiệt hại vật chất.

* Tổn thất hoặc hư hại mà người được bảo hiểm hoặc người bảo dưỡng bảo hành phải gánh chịu theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng.

* Tổn thất sau khi đã có tổn thất xảy ra mà chưa được sửa chữa, tu bổ.

* Tổn thất hoặc hư hại đối với hạng mục dễ thay đổi, các khuyết tật thẩm mỹ, hao mòn tự nhiên, giảm dần giá trị do ít sử dụng và do điều kiện không khí thông thường.

* Tổn thất có tính chất hậu quả.

• Áp dụng cho phần các thiệt hại dữ liệu và phương tiện lưu trữ. * Hao mòn thông thường của phương tiện lưu trữ.

* Lập trình, đục lỗ, nhập vào hoặc in sai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Áp dụng cho phần các chi phí bổ sung.

* Các chi phí ngăn chặn tổn thất trừ khi các chi phí đó là hậu quả của việc thực hiện có sự thoả thuận của người bảo hiểm.

* Các tổn thất có tính chất hậu quả như mất thị trường hoặc lãi.

g. Bảo hiểm thiết bị điện tử điện áp thấp (LVEE- Low Voltage Electronic Equipment). Equipment).

Đó là đơn bảo hiểm mọi rủi ro về thiệt hại vật chất cho các thiết bị điện tử, điện áp thấp, thí dụ như: thiết bị viễn thông, thiết bị y tế, thiết bị bảo vệ, thiết bị điều khiển quá trình công nghệ,... đây là đơn có thể tái tục hàng năm. Người được bảo hiểm ở đây là chủ sở hữu, nhưng đôi khi lại là công ty thuê thiết bị.

Số tiền bảo hiểm: là giá trị thay thế mới của thiết bị điện tử, bao gồm cả cước phí, các loại thuế khác. Tuy nhiên, hạn mức bồi thường tối đa là giá trị thực tế.

Phạm vi bảo hiểm: bảo hiểm cho những thiệt hại bất ngờ hoặc không thể lường trước được do nguyên nhân gây ra như:

* Tai nạn ngẫu nhiên trong khi hoạt động như là lắp đặt sai, dơ lỏng các bộ phận, hỏng hóc các dụng cụ bảo vệ, các vật thể ngoại lai xâm nhập.

* Cháy, sét đánh, nổ dưới mọi hình thức.

* Cháy xém và cháy thành than, khói, bồ hóng. * Đoản mạch, quá điện áp, hiện tượng cảm ứng.

* Sai sót trong thiết kế, khuyết tật của nguyên vật liệu.

* Vận hành sai, hoạt động bất cẩn hoặc ác ý của những người làm thuê. * Thiên tai.

* Nước, ẩm ướt, ăn mòn phát sinh từ nước và ẩm ướt.

Các điểm loại trừ:

* Tổn thất hoặc hư hại mà người được bảo hiểm hoặc người bảo dưỡng bảo hành phải gánh chịu theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng.

* Tổn thất sau khi đã có tổn thất xảy ra mà chưa được sửa chữa, tu bổ.

* Tổn thất hoặc hư hại đối với hạng mục dễ thay đổi, các khuyết tật thẩm mỹ, hao mòn tự nhiên, giảm dần giá trị do ít sử dụng và do điều kiện không khí thông thường.

* Các hoạt động địa chấn như là động đất, núi lửa phun, sóng thần. * Tổn thất có tính chất hậu quả.

* Các rủi ro chiến tranh, chính trị và hạt nhân.

Ngoài các loại hình bảo hiểm trên chúng ta còn có thể thấy một loại hình bảo hiểm nữa gọi là bảo hiểm hư hỏng hàng hoá trong kho (DOS - Deterioration of Stock). Đây là đơn bảo hiểm tổn thất có tính hậu quả, có thể tái tục hàng năm, bảo hiểm cho các loại hàng hoá dễ hư hỏng bị thiệt hại trực tiếp của tai nạn đối với máy làm lạnh hoặc các máy có liên quan.

Trong các loại đơn trên thì thông thường trong thực tế có phần các điều khoản mở rộng để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc các bên liên quan.

2. TÁI BẢO HIỂM KỸ THUẬT.

2.1. Sự cần thiết của tái bảo hiểm kỹ thuật.

Như đã trình bày ở trên, chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của bảo hiểm kỹ thuật, của tái bảo hiểm nói chung. Ở phần này chúng ta đi nghiên cứu sự

Một phần của tài liệu Tính hình triển khai nghiệp vụ TBH kỹ thuật tại Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam - Vinare (Trang 34)