Tái bảo hiểm theo hình thức hợp đồng

Một phần của tài liệu Tính hình triển khai nghiệp vụ TBH kỹ thuật tại Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam - Vinare (Trang 59 - 68)

III. Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty

1. Công tác nhận và nhượng tái bảo hiểm

1.1 Tái bảo hiểm theo hình thức hợp đồng

a. Cách nhận hợp đồng treaty.

Hiện nay trên thị trường có khoảng 10 công ty bảo triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật, Vinare đã có hợp đồng tái bảo hiểm với các công ty đó. Theo đó, các công ty bảo hiểm gốc sẽ xem xét tất cả các hợp đồng mà công ty nhận được trong khoảng thời gian 3 tháng, nếu hợp đồng nào phù hợp với điều kiện, điều khoản của hợp đồng mà công ty đã ký với Vinare, sau đó họ sẽ tự động tái đi phần tái cho Vinare theo qui định. Thông thường, các điều khoản, điều kiện trong hợp đồng của công ty bảo hiểm gốc với Vinare được định sẵn theo đơn của

Munich Re hoặc Swiss Re. Đây là 2 công ty lớn trên thế giới và đã hoạt động trên thị trường châu Á từ lâu, sở dĩ cả 2 loại đơn của 2 công ty đều được chấp nhận là vì:

* Các điều khoản, điều kiện của 2 loại đơn này gần như là tương tự nhau, chỉ khác rất ít.

* Cả 2 công ty đều chấp nhận đơn của nhau (nếu một công trình nào đó mà cấp theo đơn của Munich Re nhưng tái theo hợp đồng cho Swiss Re thì công ty Swiss vẫn chấp nhận và ngược lại).

Tình hình nhận tái bảo hiểm của nghiệp vụ kỹ thuật trong năm 2003 của Vinare từ các công ty gốc cụ thể như sau:

1. Bảo Việt:

- Hợp đồng của Bảo Việt và Vinare trong năm 2003 chỉ có tái bảo hiểm theo bắt buộc.

. 20% hợp đồng bắt buộc với mức hoa hồng tái bảo hiểm 26%.

. Hoa hồng theo lãi 18% (tính theo năm tài chính và chuyển trừ lỗ đến hết). - Phí tái bảo hiểm cho Vinare ước đạt 418.399 USD.

- Tổn thất đã bồi thường: chưa có.

- Tổn thất chưa giải quyết: Vinare chưa nhận được thông báo nào về các tổn thất năm 2003 đến thời điểm này.

Trên cơ sở thống kê sơ bộ từ năm 1997 đến nay, hợp đồng tái bảo hiểm kỹ thuật của Bảo Việt và Vinare đều có lãi, tỷ lệ tổn thất trung bình trong 7 năm khoảng 43%. Hướng của Vinare là đến năm 2004 vẫn duy trì hợp đồng với Bảo Việt và tăng cường quan hệ để có thể tăng tỷ lệ nhận tái tự nguyện của Vinare.

2. Bảo Minh.

Từ năm 2003, Vinare nhận được từ Bảo Minh 20% bắt buộc (Không duy trì được hợp đồng nhận tái 20% trong phần giữ lại của Bảo Minh như vài năm trước đây), hoa hồng theo lãi là 15% và chuyển trừ lỗ đến hết.

- Phí tái bảo hiểm cho Vinare ước đạt: 328.018 USD. - Tổn thất đã bồi thường: 427.000 USD.

- Tổn thất chưa giải quyết: Vinare chưa nhận được thông báo nào về các tổn thất năm 2003 đến thời điểm này.

Trên cơ sở thống kê sơ bộ từ năm 1997 đến nay, hợp đồng tái bảo hiểm kỹ thuật của Bảo Minh và Vinare đều có lãi, tỷ lệ tổn thất trung bình trong 7 năm hơn 10% (chưa có số liệu thống kê đầy đủ của các tổn thất đối với dự án đường Hồ Chí Minh).

Hướng trong năm 2004 tới, Vinare sẽ cố gắng thuyết phục Bảo Minh tiếp tục duy trì việc tái bảo hiểm cho Vinare như năm 2003.

3. PJICO.

- Hợp đồng của Vinare với PJICO bao gồm:

. 20% bắt buộc với mức hoa hồng tái bảo hiểm theo qui định và hoa hồng theo lãi 15% (tính theo năm nghiệp vụ và chuyển trừ lỗ đến hết).

. 30% hợp đồng 1st Surplus, tương ứng với hạn mức trách nhiệm là 3.600.000USD và hoa hồng là 30%.

. 100% hợp đồng 2nd Surplus, tương ứng với hạn mức trách nhiệm là 12.000.000USD và hoa hồng là 30%.

- Phí tái bảo hiểm cho Vinare của các hợp đồng trên ước: 327.482USD trong đó:

. Phần phí nhận hợp đồng 1st Surplus là 81.630USD. . Phần phí nhận hợp đồng 2st Surplus là 47.133USD.

Nhìn chung, từ năm 1997 đến nay, cả ba hợp đồng trên đều có lãi, trừ năm 1998. Tỉ lệ tổn thất trung bình hơn 21% ở mức cho phép tiếp tục duy trì việc tham gia nhận tái của Vinare.

Hướng tới năm 2004 Vinare sẽ cố gắng thuyết phục PJICO tiếp tục duy trì cơ cấu hợp đồng năm 2004 như năm 2003 vì thị phần của PJICO trong nghiệp vụ kỹ thuật chiếm tỉ trọng khá cao trong thị trường.

4. UIC.

Năm 2003, ngoài 20% tái bảo hiểm bắt buộc UIC tái tự nguyện thêm cho Vinare 7% với mức hoa hồng áp dụng chung là 27%, giảm 1% so với năm 2002 và không tính hoa hồng theo lãi.

- Phí tái bảo hiểm cho Vinare ước 36.049USD - Phần thực hiện hợp đồng như sau:

. Phần phí nhận hợp đồng 20% bắt buộc là 26.703USD. . Phần phí nhận hợp đồng là 7% tự nguyện là: 9.346 USD. - Tổn thất đã bồi thường: chưa có.

- Tổn thất chưa giải quyết: Vinare chưa nhận được thông báo nào về tổn thất năm 2003 đến thời điểm này.

Nhìn chung, từ năm 1998 đến nay, hợp đồng tái bảo hiểm giữa UIC và Vinare đều có lãi. Tỷ lệ tổn thất trung bình là 27%. Tuy nhiên, trong hai năm gần đây, lượng phí phát sinh từ hợp đồng này giảm đáng kể trên 70%.

Hướng Vinare trong năm 2004 tới sẽ tiếp tục thương lượng với UIC để duy trì tỷ lệ tái tự nguyện 7% như năm 2003.

Từ năm 1999 đến nay, Vinare hầu như chỉ nhận được 20% hợp đồng bắt buộc với PTI với mức hoa hồng tái bảo hiểm theo qui định và hoa hồng theo lãi là 15% (tính theo năm nghiệp vụ và chuyển trừ lỗ đến hết). Phí tái bảo hiểm cho Vinare từ PTI như sau:

- Phí tái Vinare ước 410.748USD. - Tổn thất đã bồi thường 3.708USD.

- Tổn thất chưa giải quyết: Vinare chưa nhận được thông báo nào về các tổn thất năm 2003 đến thời điểm này.

Nhìn chung, doanh thu phí của PTI tương đối lớn và khá ổn định giữa các năm vì dịch vụ của PTI hầu hết là các đơn bảo hiểm thiết bị điện tử tái tục hàng năm. Tỷ lệ tổn thất trung bình trong 6 năm kể từ năm 1998 tương đối thấp gần 6%.

Hướng tới năm 2004 tới, Vinare sẽ cố gắng mở rộng quan hệ trên cơ sở trao đổi dịch vụ tái bảo hiểm tạm thời qua lại giữa hai công ty để nâng cao phần tỷ lệ tham gia của Vinare trong các dịch vụ mà PTI khai thác được.

6. PVI.

Nhìn chung, các dịch vụ bảo hiểm kỹ thuật của PVI đều có liên quan đến dầu khí và có mức độ rủi ro khá cao nên phần tỷ lệ chấp nhận vào hợp đồng tái bảo hiểm giữa PVI và Vinare nhiều khi không đến 20% tái bảo hiểm bắt buộc do bị chi phối bởi hạn mức trách nhiệm của hợp đồng. Phần lớn các dịch vụ kỹ thuật này đều tái cho Vinare trên cơ sở tạm thời. Mặc dù trong thời gian gần đây, PVI đã mở rộng phạm vi hoạt động của họ ra ngoài ngành dầu khí và đã giành được một số dịch vụ nhưng với điều khoản, điều kiện mức phí khá cạnh tranh. Cụ thể phí tái bảo hiểm cho Vinare từ PVI như sau:

- Tổn thất đã bồi thường: chưa có.

- Tổn thất chưa giải quyết: Vinare chưa nhận được thông báo nào về các tổ thất năm 2003 đến thời điểm này.

Nhìn chung, từ năm 1997 đến nay, cả ba hợp đồng trên đều có lãi, trừ năm 1999 với tỷ lệ tổn thất gần 21,5 tỷ lệ tổn thất trung bình trong 7 năm từ 1997 khoảng 18%.

Hướng tới năm 2004, Vinare duy trì sự hợp tác trên cơ sở hỗ trợ nhận tái bảo hiểm tạm thời như đã thực hiện trong thời gian qua.

7. Đối với Bảo Long, BIDV-QBE, A-AGF, VIA, SVI và IAI.

Các công ty trên chiếm tỷ trọng doanh thu phí nghiệp vụ kỹ thuật không lớn nên trong năm 2004 tới ta vẫn duy trì hợp đồng như năm 2003 và tăng cường quan hệ để nhận các dịch vụ trên cơ sở tạm thời. Tuy nhiên, đối với VIA trong thời gian qua tỷ lệ bảo hiểm của một số công trình là khá thấp. Có lẽ tỷ lệ phí đó có nguồn gốc từ thị trường Nhật vì đại đa số các dịch vụ của VIA đều là các công trình/ dự án có vốn đầu tư của Nhật.

8. Nhận từ công ty nước ngoài (KRIC).

Trong các năm từ 1998 đến nay Vinare đã tham gia nhận hợp đồng từ công ty nước ngoài. Cụ thể năm 2003, Vinare tham gia 0,6% của hợp đồng 1st Surplus và 2nd Surplus (12 tháng từ 01/04) với mức trách nhiệm tối đa tương ứng của Vinare trong mỗi hợp đồng là 150.000USD. Doanh thu phí của hợp đồng này trong năm 2003 khoảng 32.899 USD (1 quí). Tỷ lệ tổn thất trung bình từ năm 1998 đến nay là 25,55%. Kết quả trên là tương đối tốt.

cho nhận các dịch vụ tạm thời từ các thị trường lân cận đối với các dịch vụ kỹ thuật như sau:

. 50% mức giữ lại của Vinare đối với các dịch vụ tạm thời từ các thị trường: Asean,Trung quốc, Hàn quốc.

. Đối với các dịch vụ hợp đồng cố định thì sẽ tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

b. Cách nhượng tái bảo hiểm hợp đồng Treaty.

Trước đây nếu có một hợp đồng nào của Vinare nhận được đều tái cho tất cả các công ty mà đã có hợp đồng nhận tái lại của Vinare. Tuy nhiên, cách làm đó tỏ ra không được hợp lý trong điều kiện hiện nay của thị trường Việt Nam và của Vinare vì :

. Trong những năm đầu thành lập, các công ty nhà nước đã giúp Vinare rất nhiều trong việc nhận phần tái đi, trong việc đào tạo, ... Bởi vậy cách phân chia như cũ là giới hạn phần trách nhiệm giữ lại là 4 triệu USD, như vậy phần tái ra nước ngoài sẽ còn lại rất ít và có thể là không có, và điều này đã cản trở mối quan hệ hợp tác của Vinare với các công ty nước ngoài.

. Nếu Vinare nhận được một hợp đồng thì phải chia cho tất cả các công ty. Vì vậy nên khi nhận được một hợp đồng không lớn lắm (đây là hợp đồng chủ yếu của bảo hiểm kỹ thuật Việt nam) thì các công ty nhận được rất ít.

Chính vì thế mà hiện nay công ty đang áp dụng phân chia nhượng tái bằng cách chia công ty nhận dịch vụ nhượng tái trong nước thành 2 nhóm:

Nhóm 1: Bao gồm các công ty Bảo Việt, Bảo Long, PTT, QBE.

Nếu như có hợp đồng của nhóm 1 khai thác được thì các thành viên của nhóm 2 đều nhận được phần % của hợp đồng này theo tỷ lệ ký kết trong hợp đồng Treaty (Trừ công ty A - AGF - không ký nhận tái từ Vinare) và ngược lại nếu một hợp đồng của nhóm 2 nhận được thì các thành viên của nhóm 1 đều nhận được (trừ QBE).

Những công ty trong cùng một nhóm này có các mối liên hệ với nhau như đóng góp cổ đông hay góp vốn liên doanh nên thông thường các công ty này đồng bảo hiểm hoặc đã tái tạm thời cho nhau. Vì vậy các công ty này không nhận dịch vụ của nhau thông qua Vinare.

Bảng 5: Cấu trúc hợp đồng nhượng tái bảo hiểm năm 2003 nghiệp vụ kỹ thuật.

1.3M 3.5M 31.5M 45.5M

VINARE :77%

SVI : 23%

First Surplus

Second Surplus Third Surplus

Group A Group B BV: 50% PTI: 22,5% BL: 27,5% QBE VIA BH: 32% UIC: 10% PVIC: 30% PJICO: 28% A-AGF Munich Re: 65% Swiss Re: 17% China Re: 8% KRIC: 5% Tokyo: 5% Swiss Re: 70% Munich Re: 20% KRIC: 5% Tokyo: 5%

(Nguồn: Annual Report of Egineering & Energy Dept ) 1. Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm cho thị trường trong nước

Đây là hợp đồng ưu tiên đối với các công ty bảo hiểm trong nước. Số phí tái cho hợp đồng này chiếm khoảng 50% trong tổng số phí tái của Vinare trong năm nghiệp vụ 2003.

Trong các năm qua hợp đồng này đã được các công ty bảo hiểm trong nước đánh giá cao vì tính đa dạng và số đông của các rủi ro. Trên thực tế, có một số công ty đang nhận được số phí tái từ Vinare còn lớn hơn số phí họ tái cho Vinare.

Ước phí tái bảo hiểm 2003: 319.000USD. Ước phí tái cho SVI: 196.000USD.

Tổng phí tái từ năm 1997 - 2003: 2.700.000USD với tỷ lệ tổn thất trung bình 11,32%.

2. Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm cho thị trường nước ngoài (2nd Surplus)

Hợp đồng này được chia cho thị trường quốc tế với Munich Re là leading (65% của 100%). Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm là 35%, hao hồng theo lãi là 27,5% (tính theo năm nghiệp vụ).

Ước cả năm 800.000 USD.

Tổng phí tái từ năm 1997- 2003: 4.632.432USD; tỷ lệ tổn thất trung bình 22,36%.

3. Hợp đồng 3 Surplus:rd

Hợp đồng này cũng được thu xếp cho thị trường bảo hiểm quốc tế. Công ty đứng đầu nhận tái bảo hiểm là Swiss Re tham gia với tỷ lệ là 70%, Munich Re 20%, KRIC 5% và TOKYO M&F 5% với hoa hồng tái bảo hiểm là 32,5%. Đây là hợp đồng Vinare thu xếp thêm để bảo vệ cho các dịch vụ có số tiền bảo hiểm cao vượt quá mức trách nhiệm của hợp đồng 2 nd Surplus. Vì vậy phí tái bảo hiểm cho hợp đồng này không lớn, ước năm 2003 chỉ khoảng 55.000 USD.

Hợp đồng XL được thu xếp thông qua môi giới Benfield với người đứng đầu nhận tái bảo hiểm là Swiss Re 100%. Chi tiết cụ thể như sau:

. 40.000 USD đến 900.000USD cho từng rủi ro (per risk) và cho thảm họa (per event).

. Phí đặt cọc tối thiểu: 60.800 USD.

. Tỷ lệ phí điều chỉnh: 8% trên GNPI (Gross Net Premium Income). . Số lần tái lập trách nhiệm hợp đồng: 3.

Cho đến thời điểm này, chưa có tổn thất nào rơi vào trách nhiệm của hợp đồng này. Lý do là đặc trưng của nghiệp vụ kỹ thuật có MGL rất cao (300.000 USD/dịch vụ cho những rủi ro tốt nhất) song rủi ro tổn thất toàn bộ công trình có xác suất rất nhỏ và hiếm khi xảy ra. Chính vì thế trong năm 2003 mặc dù có nhiều tổn thất phải bồi thường song trách nhiệm cao nhất mà Vinare phải thanh toán là 60.800USD.

Một phần của tài liệu Tính hình triển khai nghiệp vụ TBH kỹ thuật tại Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam - Vinare (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w