Cung cầu thị tr−ờng chè.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè tại Tổng công ty chè Việt Nam (Trang 27 - 32)

Cung về sản phẩm chè là số l−ợng sản phẩm chè mà ngành chè có khả năng và sẵn sàng cung cấp ra thị tr−ờng ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định .

Cung về sản phẩm chè có thể do hai nguồn chủ yếu: Hoặc do sản xuất chè trong n−ớc hoặc nhập từ n−ớc ngoài Tuỳ theo điều kiện của từng n−ớc mà tỷ trọng của những sản phẩm chè l−u thông trên thị tr−ờng do nguồn nào chiếm bao nhiêu là không giống nhaụ Việc xác định số l−ợng cung dựa vào diễn biến tình hình của thị tr−ờng và số liệu thống kê hằng năm về diện tích, năng suất, sản l−ợng, và sản l−ợng hàng hoá hàng năm của ngành chè. Tuy nhiên việc xác định l−ợng cung thực tế cho thị tr−ờng ng−ời ta căn cứ vào số l−ợng sản phẩm chè hàng hoá hoặc tỷ trọng hàng hoá sản phẩm chè .Tỷ trọng hàng hoá sản phẩm chè có thể nghiên cứu thông qua tỷ trọng hàng hoá. Điều này sẽ cho ta biết đ−ợc khối l−ợng sản phẩm hàng hoá chè trong tổng sản phẩm nông nghiệp. Đ−ơng nhiên khối l−ợng sản phẩm chè hàng hoá lại phụ thuộc vào bộ phận sản phẩm chè đ−ợc dùng để tiêu thụ nội bộ trong tổng sản phẩm chè đ−ợc sản xuất ra, cho nên tiết kiệm và tiêu dùng hợp lý bộ phận sản phẩm chè tiêu dùng nội bộ là biện pháp quan trọng bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất chè để tăng khối l−ợng sản phẩm chè cung ứng ra thị tr−ờng.

Khả năng cung thực tế của sản l−ợng chè hàng hoá phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau :

- Giá cả sản phẩm chè hàng hoá trên thị tr−ờng :

Trong đại đa số tr−ờng hợp, giá cả đóng vai trò là tham số điều chỉnh quan hệ cung cầu và theo đó điều chỉnh dung l−ợng và nhịp độ tiêu thụ của thị tr−ờng .

- Giá cả của sản phẩm cạnh tranh : Sự xuất hiện các sản phẩm mới, sản phẩm thay thế, và giá cả của chúng sẽ ảnh tới l−ợng cung của sản phẩm chè hàng hoá trên thị tr−ờng .

- Giá cả các yếu tố đầu vào .

Ngoài những giải pháp về thị tr−ờng, vốn, công nghệ cũng ảnh h−ởng tới cung sản phẩm chè hàng hoá trên thị tr−ờng. Sự phát triển của công nghệ chế biến và mức độ tiếp cận với công nghệ và kỹ thuật chế biến tiên tiến trên thế giới để tạo ra những giá trị sử dụng mới, chất l−ợng cao hơn, tạo ra những quan hệ mới trong cung – cấp, kích thích mở rộng và phát triển thị tr−ờng .

- Các nhân tố về cơ chế, chính sách l−u thông sản phẩm chè của chính phủ trong từng thời kỳ và hiệu lực của chúng.

- Môi tr−ờng tự nhiên mà tr−ớc hết là đất đai và khí hậụ

2.2 Cầu về sản phẩm chè .

Nhu cầu về sản phẩm chè của xã hội có rất nhiều loại khác nhaụ. Đó là nhu cầu chè cho tiêu dùng trong n−ớc và nhu cầu chè xuất khẩu …

Về ph−ơng diện kinh tế mà xét chúng ta thấy có hai loại nhu cầu sau : Một là nhu cầu tự nhiên mà thực ch ất là nhu cầu về sản phẩm chè của dân c− tính theo số l−ợng dân số. Đây là ph−ơng diện mà các nhà chính sách cần tính tới nhằm thiết lập giải pháp để cân bằng cung cầu trong phát triển .

Hai là nhu cầu kinh tế, đ−ợc hiểu là nhu cầu có khả năng thanh toán, hay là cầu về sản phẩm chè mà ng−ời tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Xét về ph−ơng diện kinh tế của các nhà kinh doanh thì đây mới là điều đáng chú ý .

Cầu về sản phẩm chè hàng hoá cũng có những nhân tố tác động sau : - Tr−ớc hết là giá cả sản phẩm chè hàng hoá trên thị tr−ờng, chủng loại và chất l−ợng sản phẩm chè. Trong tr−ờng hợp giả định các yếu tố khác không đổi thì khi giá cả tăng sẽ làm l−ợng cầu giảm và ng−ợc lại đối với sản phẩm chè ng−ời ta th−ờng có xu h−ớng chuyển dịch sang tiêu dùng các sản phẩm t−ơng tự mang tính chất thay thế .

- Mức thu nhập của ng−ời tiêu dùng :

Sức mua hay nhu cầu có khẩ năng thanh toán của ng−ời tiêu dùng là yếu tố quyết định qui mô và dung l−ợng thị tr−ờng và ở mức độ nhất định đóng vai trò điều tiết sản xuất .

- Giá cả của những hàng hoá có liên quan, đặc biệt là những sản phẩm có khả năng thay thế nh− : cà phê, n−ớc giải khát, n−ớc khoáng , …

- Tại mỗi mức giá nhu cầu có khả năng thanh toán về sản phẩm chè sẽ phụ thuộc vào qui mô nhân khẩu tiêu dùng sản phẩm chè .

- Các yếu tố thuộc về khẩu vị và sở thích của ng−ời tiêu dùng đối với từng sản phẩm chè hàng hoá.

- Các kỳ vọng của ng−ời tiêu dùng:

Cầu sẽ thay đổi phụ thuộc vào kỳ vọng ( sự mong đợi ) của ng−ời tiêu dùng. Nếu ng−ời tiêu dùng hy vọng giá cả của sản phẩm hàng hoá sẽ giảm xuống trong t−ơng lai thì cầu hiện tại về sản phẩm của họ sẽ giảm xuống và ng−ợc lại .

2.3. Những nhân tố ảnh h−ởng tới hoạt động xuất khẩu chè .

Thị tr−ờng tiêu thụ chè là nơi diễn ra hoạt động mua bán nông sản phẩm, là khâu trung gian nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Cho nên hoạt động xuất khẩu chè chịu ảnh h−ởng của cả các nhân tố trong giai đoạn sản xuất và các nhân tố trong giai đoạn l−u thông, tiêu dùng. Tác động đến hoạt động xuất khẩu chè có nhiều nhân tố khác nhaụ Đứng trên góc độ doanh nghiệp chúng ta có thể phân loại các nhân tố theo hai nhóm cơ bản sau :

Ạ Nhóm nhân tố bên trong :

Ạ1.Nhân tố về vốn vật chất hay sức mạnh về tài chính :

Trong kinh doanh nếu không có vốn thì doanh nghiệp cũng không làm đ−ợc gì ngay cả khi đã có cơ hội kinh doanh. Có vốn giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình một cách dễ dàng hơn , có điều kiện tận dụng các cơ hội để thu lợi lớn. Đặc biệt, mặt hàng chè là mặt hàng nông sản , nếu công ty có vốn lớn sẽ có điều kiện để mua hàng tại thời điểm có lợi nhất với giá rẻ nhất và sẽ xuất bán khi nhu cầu của khách hàng tăng lên .

Sự tr−ờng vốn cũng tạo ra khả năng nắm bắt thông tin nhanh chóng hơn, chính xác hơn do có điều kiện sử dụng các thông tin hiện đạị Ngoài ra, nó còn cho phép công ty thực hiện các công cụ maketing quốc tế trên thị tr−ờng

về giá cả, cách thức phân phối, hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng, do vậy mà tạo điều kiện xuất khẩu đ−ợc nhiều hơn .

Hiện nay Tổng Công Ty hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu từ 3 nguồn lớn : Vốn do nhà n−ớc cấp, vốn tự có, và vốn vay ngân hàng. Ước tổng vốn đầu t− xây dựng cơ bản của Tổng Công Ty hiện nay trên 53 tỷ đồng.

Ạ2.Nhân tố con ng−ời :

Trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của mỗi thành viên trong Tổng Công ty là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong kinh doanh. Xét về tiềm lực công ty thì con ng−ời là vốn quý nhất đánh giá sức mạnh của công ty đó nh− thế nào .Trong hoạt động xuất nhập khẩu từ khâu nghiên cứu thị tr−ờng , tìm kiếm nguồn hàng, khách hàng đến công tác giao dịch kí kết họp đồng, thực hiện hợp đồng nếu thực hiện bởi những cán bộ nhanh nhẹn , trình độ chuyên môn cao và lại có kinh nghiệm thì chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao, hoạt động xuất khẩu cũng sẽ đ−ợc tiến hành một cách liên tục và suôn sẻ.

Nhân tố con ng−ời còn bao gồm cả sức khoẻ, khả năng hoà nhập cộng đồng, khả năng giao tiếp, ngôn ngữ …cho đến thời điểm này, Tổng Công Ty có trên 70% cán bộ đại học và trên đại học, 50% trong đó đọc viết và giao dịch tốt ngoại ngữ.

Ạ3. Nhân tố bộ máy quản lý, tổ chức điều hành.

Trong hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý con ng−ời là rất quan trọng, một hệ thống tổ chức quản lý hợp lý sẽ giúp các nhà lãnh đạo sử dụng tốt hơn nguồn lực của công tỵ Nếu một bộ máy quản lý cồng kềnh, bất hợp lý sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động kém, chi phí cho quản lý lớn làm giảm lợi nhuận .

Cũng xét trên tình hình thực tế hiện nay của Tổng Công Ty, Tổng Công Ty đang ngày càng có xu h−ớng giảm bớt các bộ phận không cần thiết, gộp những phòng có chức năng nh− nhau vào, giảm thiểu những khâu chi phí trong giao dịch. Các phòng kinh doanh XNK đã đ−ợc phân chia phụ trách theo từng

khu vực thị tr−ờng, điều này giúp cho tổng công ty hoạt động xuất khẩu hiệu quả và năng động hơn.

Tóm lại, việc tổ chức bộ máy hành chính là một yếu tố không kém quan trọng góp phần thúc đẩy hay hạn chế việc kinh doanh nói chung của Tổng Công Ty cũng nh− hoạt động xuất khẩu nói riêng.

Ạ4. Tiềm năng và lợi thế bên trong của Tổng Công Tỵ

Tổng Công Ty có một lợi thế vô cùng lớn mà không phải bất kỳ một công ty nào cũng có đ−ợc, đó là lợi thế về mặt kinh nghiệm trong kinh doanh nói chung và xuất khẩu chè nói riêng.

Bên cạnh đó là yếu tố về bạn hàng, là Tổng Công Ty xuất khẩu chè lâu năm, hiện nay Tổng Công Ty đã có quan hệ xuất khẩu với trên 30 n−ớc. Ngoài ra, Tổng Công Ty còn là đầu mối xuất khẩu quan trọng của ngành chè .Tất cả những điều nêu trên là những thuận lợi rất lớn trong hoạt động xuất khẩu của Tổng Công Ty .

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè tại Tổng công ty chè Việt Nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)