- Trong đó: Chi phí lãi vay
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51-52) 60 3.818.490
4.2.2. Về kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Hạch toán hàng bán bị trả lại: Công ty hạch toán đúng theo quy định hiện hành.
Chiết khấu thương mại:
Công ty không hạch toán các khoản chiết khấu thương mại hàng bán vào TK 521 khi có phát sinh mà cấn trừ trên hóa đơn GTGT làm giảm tải công việc cho kế toán.
Nhưng việc hạch toán như vậy sẽ không nhìn ra được sự giảm sút doanh thu là do chiết khấu thương mại, hay do sức mua thị thường giảm. Do đó kế toán tiêu thụ tại công ty nên sử dụng TK 521 - Chiết khấu thương mại. Khi phát sinh các khoản chiết khấu thương mại kế toán định khoản:
Nợ TK 521: (Chi tiết theo mặt hàng) Nợ TK 33311 :
Có TK 131: (Chi tiết khách hàng)
Cuối tháng kế toán tiến hành kết chuyển khoản giảm trừ doanh thu từ tài khoản 521 này sang TK 511 để xác định doanh thu thuần.
Giảm giá hàng bán:
Cũng như chiết khấu thương mại, các khoản giảm giá hàng bán tại công ty cũng không hạch toán vào TK 532 – “Giảm giá hàng bán” mà hạch toán vào bên Nợ TK 511. Việc hạch toán này đến cuối kỳ kế toán sẽ nhận ra được sự giảm sút doanh thu bán hàng là do giảm giá. Tuy nhiên làm như vậy là sai với quy định hiện hành.
Cụ thể tại ví dụ 3 trong mục 3.3.1. “Giảm giá hàng bán” phần thực trạng như sau:
Ngày 19/04/2011, Hóa đơn số 015102 giảm giá hàng bán cho công ty cổ phần PICO. Ghi giảm giá 19.636.290 đồng, thuế GTGT 10% giảm 1.963.629 đồng. Điều chỉnh giảm giá bán Ixus 105 tại các hóa đơn số 0141943, 014944, 014945, 014946 ngày 18/02/2011. (Xem phụ lục số 04)
Hạch toán hóa đơn ngày 19/04/2011: Nợ TK 5111: 19.636.290
Nợ TK 33311: 1.963.629 Có TK 1311: 21.599.919 Theo em kế toán cần hạch toán như sau:
Nợ TK 532: 19.636.290 Nợ TK 33311: 1.963.629
Và toàn bộ các khoản giảm giá phát sinh trong kỳ kế toán nên hạch toán vào TK532 để đảm bảo đúng chế độ kế toán hiện hành đồng thời giúp người quản lý đánh giá đúng tình hình doanh thu tại công ty. Cuối kỳ kế toán kết chuyển tương tự TK 521.