Về việc theo dõi thanh quyết toán các khoản tạm ứng

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 2 (Trang 114 - 115)

Để cho việc theo dõi và hạch toán các khoản tạm ứng cũng như các khoản phải thu khác được thuận tiện và dễ dàng, công ty nên mở chi tiết TK 1388 - Phải thu khác theo từng nội dung tạm ứng, và các khoản phải thu khác.

Ví dụ: TK 1388 có thể mở các chi tiết

+ TK 13881 - Tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán: theo dõi tình hình tạm ứng và quyết toán tạm ứng của các đội công trình.

+ TK 13882 Các khoản phải thu khác: phản ánh các khoản phải thu ngoài các khoản phải thu khách hàng và phải thu nội bộ.

Hay để đơn giản và dễ dàng hơn cho việc hạch toán, kế toán công ty có thể vẫn sử dụng TK 138, đồng thời nên mở thêm TK 141 - Tạm ứng, mở chi tiết đối với từng khoản tạm ứng, đảm bảo cho việc hoàn ứng cũng như thanh quyết toán nhanh chóng, phù hợp.

+ TK 1411 - Tạm ứng lương và các khoản phụ cấp theo lương.

+ TK 1412 - Tạm ứng chi phí khoán vật tư.

+ TK 1413 - Tạm ứng chi phí khối lượng xây lắp giao khoán.

+ TK 1414 - Tạm ứng khác (bao gồm các khoản mục còn lại và khoản tạm ứng cho CBCNV trong doanh nghiệp).

Còn các khoản phải thu khác được theo dõi riêng trên TK 1388, và công ty cũng cần mở thêm một chi tiết nữa cho TK 138 đó là: TK 1381 – Tài sản

thừa chờ xử lí, để có thể theo dõi chi tiết từng khoản phải thu, và hạch toán đúng đắn cũng như có biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra trường hợp có tài sản thừa chờ xử lý.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 2 (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w