Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 2 (Trang 39 - 87)

hợp chi phí sản xuất

Xuất phát từ những đặc trưng của ngành và đặc điểm riêng của công ty, để đáp ứng yêu cầu quản lý, theo dõi và tập hợp CFSX, phục vụ công tác tính giá thành một cách khoa học, hợp lý và chính xác, kế toán công ty đã xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là các CT, HMCT xây lắp, các giai đoạn quy ước của hạng mục công trình có giá trị dự toán riêng hay nhóm công trình, các đội thi công xây lắp.

Mỗi công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành đều được mở các sổ chi tiết để theo dõi, tập hợp CFSX phát sinh theo từng khoản mục chi phí:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621);

- Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622);

- Chi phí sản xuất chung (TK 627).

Trong đó, chi phí sản xuất chung lại được theo dõi chi tiết:

- Chi phí khấu hao (TK 6274);

- Chi phí bằng tiền khác (TK 6278).

* Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:

Do áp dụng cơ chế khoán nên các CFSX phát sinh phát sinh trong kỳ liên quan đến CT, HMCT hay khối lượng xây lắp nào đều được kế toán của đội thi công CT, HMCT hay khối lượng xây lắp đó theo dõi trực tiếp để phản ánh kịp thời. Do vậy, kế toán công ty hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp để tập hợp CFSX cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí.

Với những chi phí gián tiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí khác nhau như: chi phí thuê máy thi công sử dụng cho các công trình khác nhau, … thì kế toán thực hiện phân bổ gián tiếp theo tiêu thức phù hợp.

Cuối mỗi tháng, căn cứ vào các chứng từ gốc và Bảng kê chứng từ hàng hoá mua vào, Bảng kê tổng hợp do kế toán đội gửi lên, kế toán chi phí tiến hành nhập liệu vào máy theo từng CT, HMCT đã được mã hoá.

Trong bài viết này, em đã giới hạn đề tài “ Tổ chức công tác kế toán CFSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng số 2”, với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là Đội công trình 228, hiện đang

thi công hạng mục: Công trình Thuỷ điện Ngòi Hút I - tỉnh Yên Bái, của gói thầu: Thi công cụm tuyến đập đầu mối: đập dâng bờ phải, đập tràn và tường biên Thuỷ điện Ngòi Hút I - tỉnh Yên Bái.

Chủ đầu tư công trình: Công ty Cổ phần Năng lượng Sông Hồng.

Thời gian thi công (theo kế hoạch): Từ tháng 05/2008 đến tháng 11/2009. Tình hình tiến độ thi công: dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6/2010. Chọn kỳ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành là tháng 12/2009.

Công trình Thuỷ điện Ngòi Hút 1 được thực hiện theo phương thức khoán với tỷ lệ phần trăm khoán gọn là 95% cho đội công trình 228. Đội trưởng công trình là ông Nguyễn Bình Dương.

Mã hoá công trình: CTXD – 9660: Thuỷ điện Ngòi Hút – Dương.

2.2.1.3. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho thi công bao gồm rất nhiều loại: gạch, cát, đá, xi măng, thép, Vinkems, tôn mạ, gỗ, bê tông, copha, đà giáo, vôi, vữa, sơn, đá lát, phụ gia… Trong đó mỗi loại lại bao gồm nhiều thứ như: Đá có đá hộc, đá 1x2, đá 4x6,… Cát có cát vàng, cát đen… Thép có thép lá, thép D14, D32,… và mỗi thứ lại có công dụng, mục đích sử dụng khác nhau.

Như vậy, chi phí NVL trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể công trình xây lắp, hạng mục công trình, hay khối lượng

xây lắp trong một thời kỳ nhất định, không tính giá trị vật liệu xuất dùng cho máy thi công và quản lý tổ, đội công trình.

Đối với Công ty cổ phần xây dựng số 2, việc tổ chức thi công hoàn toàn theo phương thức khoán, nên việc mua NVL đều do đội công trình chủ động tìm nhà cung cấp và ký kết hợp đồng. Đội trưởng công trình sau khi nhận khoán sẽ căn cứ vào dự toán từng công trình để xác định lượng vật tư cần thiết phục vụ thi công, chủ động tìm nguồn cung ứng, ký kết hợp đồng mua bán vật tư.

Do đặc thù sản xuất thi công, nơi cung cấp NVL và các công trường thi công thường ở rất xa nhau, nên NVL mua về hầu hết được đưa thẳng đến chân công trình, không qua nhập kho, một phần tiết kiệm chi phí, thời gian vận chuyển, lại tiết kiệm được chi phí lưu kho, bảo quản. Hơn nữa, trong cơ chế thị trường hiện nay, với sự đa dạng hoá của mọi ngành nghề, và sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ thông tin, việc tìm nhà cung cấp NVL cũng không còn khó khăn như trước. Tuy nhiên, để đảm bảo tiến độ thi công không bị gián đoạn, tại các đội vẫn thực hiện dự trữ một lượng nhỏ vật tư đề phòng biến động giá cả và khan hiếm.

Các đội xây dựng đều có tổ chức kế toán riêng nên việc nhập, xuất NVL trong quá trình thi công đều do kế toán đội phụ trách theo dõi và hạch toán. Bên cạnh đó, việc theo dõi, kiểm kê và nhập xuất NVL còn lại cuối kỳ cũng do kế toán đội phụ trách, lập Bảng kê NVL còn lại cuối kỳ. Nhưng Bảng kê này không được gửi lên phòng kế toán để phục vụ cho công tác tập hợp CFSX phát sinh trong kỳ làm cho giá thành sản phẩm có thể không phản ánh đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ được đề cập đến rõ hơn trong phần kiến nghị và đề xuất giải pháp về công tác kế toán chi phí NVL trực tiếp (chương 3).

Như vậy, việc tập hợp chi phí NVL trực tiếp trong kỳ hoàn toàn căn cứ vào số liệu tập hợp được trên Bảng kê Hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào do kế toán đội gửi lên. Căn cứ vào từng hoá đơn GTGT do bên bán cấp, trị giá NVL xuất thẳng đến chân công trình được tính như sau:

thực tế chưa có thuế GTGT xếp tới chân công trình

Chi phí NVL được xác định bằng tổng trị giá NVL thực tế trên Bảng kê Hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào do kế toán đội gửi lên phòng kế toán. Để phản ánh chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp, mở chi tiết và theo dõi trực tiếp cho từng CT, HMCT. Kế toán chi phí tiến hành nhập liệu theo định khoản:

Nợ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp (Chi tiết: CT, HMCT) Có TK 3311 - Phải trả cho người bán (Chi tiết công nợ)

Để thanh toán cho nhà cung cấp, đội trưởng đội công trình phải viết giấy đề nghị tạm ứng gửi lên phòng kế toán, sau khi có dấu hiệu phê chuẩn của Giám đốc và Kế toán trưởng, Kế toán ngân hàng thực hiện chuyển tiền cho nhà cung cấp qua tài khoản của Công ty tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – CN Nam Thăng Long. Việc tạm ứng để mua NVL, trả lương cho công nhân, thuê máy thi công,… phục vụ quá trình thi công xây lắp chủ yếu được công ty thực hiện bằng hình thức chuyển khoản qua tài khoản của nhà cung cấp hoặc đội trưởng đội công trình, để sau đó đội trưởng tự thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Đội trưởng có thể phải xin tạm ứng làm nhiều lần, và việc thanh toán có thể diễn ra nhiều lần đến khi toàn bộ số tiền hàng được thanh toán hết.

Tại Công ty Cổ phần xây dựng số 2, tất cả các khoản tạm ứng phục vụ cho quá trình thi công đều được kế toán phản ánh và theo dõi trên TK 1388 - Phải thu khác, và mở chi tiết cho từng đội, từng CT, HMCT khác nhau.

Căn cứ vào lệnh chi, kế toán ngân hàng nhập liệu theo định khoản: Nợ TK 1388 - Phải thu khác

Có TK 1121 - Tiền Việt nam

* Riêng chi phí thuê copha, giàn giáo- là các cấu kiện tham gia trực tiếp vào quá trình thi công, tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 thường là do công ty điều động đến các đội thi công, và để tiết kiệm chi phí, việc điều động copha, giàn giáo,… thường được thực hiện cho nhiều CT, HMCT trong một kỳ nhất định, và có sự chuyển tiếp giữa các CT, HMCT. Do đó, chi phí thuê copha, giàn

- Phân bổ chi phí thuê copha, giàn giáo,… cho nơi sử dụng:

Nợ TK 1388 - Phải thu khác

Có TK 1422 – Chi phí chờ kết chuyển

- Ghi nhận chi phí của bộ phận sử dụng: Nợ TK 621 Có TK 3311

Tuy nhiên, có một số công trình thi công ở những nơi có địa hình phức tạp, khó di chuyển thì các đội phải chủ động đi thuê, trong trường hợp này, chi phí thuê copha, giàn giáo,… được tập hợp trực tiếp vào chi phí NVL trực tiếp trong Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào đối với từng CT, HMCT. Kế toán nhập liệu theo định khoản tương tự như tập hợp chi phí NVL trực tiếp.

Để hiểu rõ hơn về thực tế công tác kế toán chi phí NVL trực tiếp tại Công ty Vinaconex 2, với đặc thù sản xuất kinh doanh theo phương thức khoán gọn và việc mua NVL có thể được tiến hành nhiều lần trong một giai đoạn thi công và hầu hết được chuyển thẳng đến chân công trình, do đó em xin đưa ra một ví dụ cụ thể về việc mua NVL phục vụ thi công công trình Thuỷ điện Ngòi Hút - đội Nguyễn Bình Dương, bắt đầu từ khi ký kết Hợp đồng, bàn giao NVL từng lần, tạm ứng thanh toán cho nhà cung cấp và công tác tập hợp chi phí NVL trực tiếp dựa trên các Bảng kê Hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào.

Ví dụ: Trong năm 2009 vừa qua, để tiếp tục triển khai giai đoạn thi công tiếp theo của công trình Thủy điện Ngòi Hút, căn cứ vào dự toán chi phí NVL chủ yếu theo đơn giá trúng thầu và tình hình thi công thực tế, Công ty và đội công trình đã ký kết hợp đồng mua vật tư với Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Vương. Nội dung Hợp đồng được tóm tắt như sau:

TỔNG CÔNG TY CPXNK XD VIỆT NAM

CÔNG TY CPXD SỐ 2

---

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---

Hà nội, ngày 23 tháng 05 năm 2009

Tên công trình: Công trình Thuỷ điện Ngòi Hút I - Tỉnh Yên Bái

Số: 18TĐ/CT2 – HĐMB

………

Hôm nay, Ngày 23 tháng 05 năm 2009, tại trụ sở Công ty Cổ phần xây dựng số 2 – 52 Lạc Long Quân – Tây Hồ – Hà Nội. Chúng tôi gồm:

I/ BÊN BÁN (BÊN A): CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI HOÀNG VƯƠNG

• Đại diện: Ông Vũ Văn Vương Chức vụ : Giám đốc

• Địa chỉ: 36 Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – Hà Nội

• Tài khoản số: 0000018117

• Tại: Ngân hàng VP Bank – Thanh Xuân – TP. Hà Nội

• Điện thoại số: 04 22148456 Fax: 0435586181

• Mã số thuế: 0101314066

II/ BÊN MUA (BÊN B): CÔNG TY CP XÂY DỰNg SỐ 2 –VINACONEX

• Đại diện: Ông Đỗ Trọng Quỳnh Chức vụ : Giám đốc công ty

• Địa chỉ: 52 Lạc Long Quân – Quận Tây Hồ – TP. Hà Nội

• Tài khoản số: 102010000055354

• Tại: Ngân hàng công thương Việt Nam – CN Nam Thăng Long Hà Nội

• Điện thoại số: 04.38361013 – 04.37532039 Fax: 04.38361012

• Mã số thuế: 0100105895

• Người thực hiện hợp đồng: Nguyễn Bình Dương. Chức vụ: Đội trưởng

• CMTND số: 011504801 cấp ngày 28-02-2006 tại Công an TP Hà Nội.

Hai bên cùng nhau thống nhất ký hợp đồng để mua hàng hoá với nội dung như sau:

Điều 1:Đối tượng hợp đồng:

Bên A nhận cung cấp cho bên B các loại hàng hoá sau:

STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Thép D14 – D32 Kg 80.000 12.500 1.000.000.000

2 Thép D14 – D32

SD390 CIII, Hoà Phát Kg 90.000 12.600 1.134.000.000

Tổng cộng: 2.134.000.000

Điều 2:Chất lượng, quy cách hàng hoá:

2.1 Chất lượng hàng hoá:

- Chất lượng hàng hoá mới 100%.

2.2 Quy cách, phẩm chất hàng hoá: Đạt tiêu chuẩn Việt nam (TCVN) 1651 – 1985, theo công bố của nhà sản xuất. Cung cấp đầy đủ các chứng chỉ chất lượng, xuất xứ hàng hoá CO, CQ (nếu cần).

Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có biên bản xác nhận chất lượng, số lượng hàng hoá có chữ ký của hai bên.

Điều 3: Địa điểm và thời gian giao nhận hàng:

3.1 Thời gian giao hàng: Theo tiến độ của công trình Bên B và được thông báo ít nhất 5 ngày trước ngày giao hàng.

3.2 Địa điểm giao hàng:

- Bên A có trách nhiệm giao hàng tại chân công trình của Bên B tại địa chỉ: Công trình Thuỷ điện Ngòi Hút 1 - Tỉnh Yên Bái.

- Phương thức giao nhận hàng hoá: đếm cây và quy đổi ra trọng lượng theo TCVN.

Điều 4: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán:

4.1 Giá trị hợp đồng: 2.134.000.000 đồng.

Bằng chữ: Hai tỷ, một trăm ba mươi tư triệu đồng chẵn.

- Giá trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng 05%.

- Chi phí vận chuyển do bên A chịu, chi phí xuống hàng do bên B chịu.

- Bên B kiểm tra quy cách khối lượng, chất lượng trước khi giao nhận. Nếu hàng không đúng quy cách, khối lượng, chất lượng thì bên B tuyệt đối không nhận hàng.

4.2 Thời hạn thanh toán:

kèm theo các tài liệu chứng nhận xuất xứ hàng hoá và chỉ khi bên A đã hoàn tất xong các nghĩa vụ thuộc trách nhiệm của mình theo hợp đồng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên sẽ tiến hành đối chiếu công nợ hàng tháng hoặc quý. Việc thanh lý hợp đồng chỉ được tiến hành khi có bản đối chiếu chốt tổng công nợ cuối cùng đã được xác nhận bởi đại diện hợp pháp của hai bên hoặc người đã được uỷ quyền (phải có giấy uỷ quyền kèm theo).

4.3 Hình thức thanh toán:

Thanh toán bằng: chuyển khoản hoặc tiền mặt

Đồng tiền thanh toán: Thanh toán bằng đồng tiền Việt Nam.

Điều 5: Trách nhiệm của hai bên:

5.1 Trách nhiệm của bên A:

- Phương tiện vận chuyển, chi phí vận chuyển do bên A chịu.

- Cung cấp cho bên B đầy đủ hàng hoá đúng tiến độ theo điều 2 và 3 của hợp đồng, đúng và đủ theo các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng đã ghi trong hợp đồng

- Nếu bên A giao hàng không đúng thời gian, địa điểm và các yêu cầu chất lượng, kỹ thuật thì bên A phải chịu phạt 02% giá trị hợp đồng và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên B.

- Có trách nhiệm thực hiện bảo hành hàng hoá theo quy định của hợp đồng

- Chịu trách nhiệm khắc phục, sửa chữa, đền bù và di chuyển ra khỏi công trình khi hàng hoá giao nhận không đủ số lượng, chất lượng theo yêu cầu của bên B.

5.2 Trách nhiệm của bên B:

- Bên B có trách nhiệm kiểm nhận số lượng, phẩm chất, quy cách hàng hoá tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng chất lượng, các yêu cầu kỹ thuật thì lập biên bản tại chỗ yêu cầu bên bán xác nhận.

- Trách nhiệm thanh toán cho bên A số tiền theo quy định tại điều 4 của

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 2 (Trang 39 - 87)