Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 2 (Trang 27 - 32)

Công ty Cổ phần xây dựng số 2 có tiền thân là Cty Xây dựng Xuân Hoà, được thành lập từ những năm 1970. Năm 1995, công ty được Bộ Xây dựng quyết định sát nhập vào Tổng công ty Vinaconex. Tháng 9 năm 2003, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, công ty đã chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi Công ty Cổ phần xây dựng số 2, theo QĐ1284/QĐ- BXD ngày 29 tháng 09 năm 2003 do Bộ trưởng Bộ xây dựng cấp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003086 ngày 24 tháng 10 năm 2003, thay đổi lần đầu ngày 28 tháng 11 năm 2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.

Trụ sở chính của công ty đặt tại Số 52 - Lạc Long Quân - Tây Hồ - Hà Nội, công ty có một đơn vị trực thuộc – Chi nhánh số 1, đặt tại Km số 9, đường Cao tốc Bắc Thăng Long Nội Bài, thôn Gia Trung, xã Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.

Vinh dự mang thương hiệu Vinaconex, Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 đã và đang từng bước trưởng thành, ổn định và phát triển. Một số hạng mục quan trọng công trình Trung tâm Hội nghị Quốc gia, các toà nhà 17T1, 24T2, Khu đô thị mới Trung Hoà – Nhân Chính, Nhà máy nước sông Đà, trụ sở Kho bạc Nhà nước Trung Ương, trụ sở Tổng cục Hải quan, Ga hàng hoá Cảng Hàng không Nội Bài, thuỷ điện Ngòi Hút - Yên Bái …và một số công trình tiêu biểu chào mừng kỷ niệm Đại Lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội: Khách sạn 5 sao Hà Nội

Plaza, Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, Phần móng và tầng hầm Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, cùng nhiều hạng mục tại đường cao tốc Láng Hoà Lạc, đều có sự tham gia của công ty Vinaconex 2.

Không chỉ tích cực khai thác thị trường xây dựng trong nước, Vinaconex 2 còn mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… từ đó đã trúng thầu nhiều công trình như Nhà máy Canon 04 tại KCN Bắc Thăng Long; Nhà xưởng và các hạng mục phụ trợ của tập đoàn Foxconn tại Bắc Giang; Nhà máy may KIDO tại Hưng Yên; Nhà máy Mabuchi tại KCN Hòa Khánh – Đà Nẵng,…

Xây dựng các khu dân cư chất lượng cao, khu đô thị hiện đại cũng là một hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển của Vinaconex 2. Hiện Công ty đã và đang triển khai một loạt các dự án nhà ở tại Kim Văn, Kim Lũ, Trung Văn và Xuân Đỉnh, Quang Minh thuộc Từ Liêm và Mê Linh.

Hiện nay, Công ty có đầy đủ máy móc thiết bị xây dựng hiện đại, với đội ngũ cán bộ được đào tạo chính quy, gần 500 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, hàng ngàn công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao, luôn đáp ứng thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật ở mọi quy mô. Với mong muốn trở thành nhà thầu đẳng cấp đủ điều kiện và trình độ đấu thầu các gói thầu quốc tế, nâng cao tính chuyên nghiệp, khẳng định vị thế và dần đưa công ty lên một tầm cao mới, Vinaconex 2 đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại hầu hết các bộ phận từ đầu năm 2009 và đã nhận được chứng chỉ ISO 9001:2000 do TUV NORD VietNam chứng nhận.

Bên cạnh đó, xác định giá trị cốt lõi của DN là chất lượng và tiến độ, luôn giữ đúng cam kết với các đối tác, thoả mãn tối đa yêu cầu của khách hàng, các công trình do công ty đảm nhận thi công luôn được chủ đầu tư đánh giá cao về chất lượng, tiến độ xây dựng cũng như về vệ sinh, an toàn lao động. Nhờ vậy mà uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao, các chỉ tiêu kinh tế của đơn vị ngày càng tăng, nhất là sau cổ phần hoá. Đời sống CBCNV trong công ty từng bước

được cải thiện, công việc ổn định và thu nhập ngày càng cao. Công ty luôn được đánh giá là một trong những công ty hàng đầu không chỉ của Tổng công ty Vinaconex mà còn của Ngành xây dựng Việt Nam.

Sau hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, Vinaconex 2 đã đạt được nhiều thành tích, phần thưởng đáng khích lệ: Vinh dự được tặng thưởng 8 Huân chương cùng Bằng khen, Cờ thi đua các loại. Công ty cũng là một trong mười doanh nghiệp tiêu biểu có cổ phiếu niêm yết trên Thị trường giao dịch chứng khoán Hà Nội vinh dự đón tiếp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến tham dự lễ khai trương GD TTCK Việt Nam tại TTGDCK Hà Nội năm 2008; Công ty cũng là đơn vị được Hiệp hội Chứng khoán Việt Nam tặng thưởng Cúp Vàng “Thương hiệu CK uy tín và Cty CP hàng đầu Việt Nam năm 2008”, được nhận giải thưởng “Thương hiệu Mạnh Việt Nam năm 2008”, được trao giải thưởng Cúp Vàng “Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển”, cùng nhiều Bằng khen, Giấy chứng nhận HCV các công trình XD…

Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của công ty trong năm 2008 và 2009: Đơn vị tính: 1000 đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh

Số tiền % 1 Tổng sản lượng 851.211.000 1.008.684.00 0 154.473.00 0 18,08% 2 Tổng doanh thu 651.836.178 757.946.732 106.110.55 4 16,28%

3 Lợi nhuận trước thuế 42.748.746 44.880.038 2.131.292 4,99%

4 Lợi nhuận sau thuế 34.332.854 38.800.155 4.467.301 13,01%

5 Vốn điều lệ 58.739.650 78.347.170 19.607.520 33,38%

6 Nộp ngân sách NN 59.027.000 82.299.000 23.272.000 39,43%

7 Thu nhập người lao

đồng (tháng)

3,50 3,75 0,25 7,14%

Qua số liệu phân tích ở trên ta thấy: năm 2009 là một năm nền kinh tế đất nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, ngành xây dựng cũng chịu tác động không nhỏ, nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn phục hồi. Tuy nhiên, với sự phấn đấu và nỗ lực hết mình của ban lãnh đạo cũng như

toàn bộ công nhân viên trong toàn công ty, trong năm 2009 vừa qua, kết quả sản xuất kinh doanh của Vinaconex 2 vẫn đạt được sự tăng trưởng đáng khích lệ, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của ngành và của nền kinh tế quốc dân.

Với vốn điều lệ tăng 33.38%, sự mở rộng quy mô đầu tư với sự tham gia dự thầu nhiều dự án trọng tâm, trọng điểm của đất nước, tổng sản lượng của công ty tăng 18.08%, kéo theo tổng doanh thu tăng 16.28% làm cho lợi nhuận sau thuế tăng 13.01%, từ đó đóng góp vào thu NSNN tăng 39.43%, đồng thời thu nhập của người lao động cũng tăng 7.14%. Qua đó khẳng định sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ cũng như uy tín thương hiệu của Vinaconex nói chung và của công ty Vinaconex 2 nói riêng.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty

* Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là: Xây dựng, dịch vụ và sản xuất. * Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu:

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông đường bộ các cấp, cầu cống, thủy lợi, bưu điện, nền móng, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế điện tới 110KV; thi công san đắp nền móng, xử lý nền đất yếu; các công trình xây dựng cấp thoát nước; lắp đặt đường ống công nghệ và áp lực, điện lạnh;

- Xây dựng phát triển nhà, kinh doanh bất động sản;

- Sửa chữa, thay thế, lắp đặt máy móc thiết bị, các loại kết cấu bê tông, kết cấu thép, các hệ thống kỹ thuật công trình (thàng máy, điều hòa, thông gió, cấp thoát nước);

- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng (cát, đá, gạch, ngói, xi măng, cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm và các loại vật liệu xây dựng khác dùng trong xây dựng, trang trí nội thất);

- Tư vấn, đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát, quản lý dự án;

- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, nguyên liệu sản xuất, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị tự động hóa, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải;

- Đại lý cho các hãng trong và ngoài nước kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.

* Hình thức khoán áp dụng tại công ty:

Cũng như các DN hoạt động trong lĩnh vực xây lắp hiện nay, công ty đã và đang áp dụng hình thức giao khoán theo phương thức khoán gọn một cách có hiệu quả.

Phương thức khoán gọn là một phương thức tổ chức quản lý khá phổ biến hiện nay trong các DN xây lắp.

Theo phương pháp này, sau khi trúng thầu, Công ty thực hiện ký Hợp đồng giao khoán với các Đội công trình, đội thi công xây lắp trực thuộc công ty, trong đó quy định rõ tỷ lệ % khoán gọn, giá trị dự toán và tỷ lệ % chi phí nhân công trên tổng giá trị dự toán. (Hợp đồng khoán gọn năm 2009 - Biểu 1). Tỷ lệ % khoán gọn có thể từ 94,5% trở lên, tính trên giá trị khối lượng công việc hoặc giá trị hạng mục công trình, phần còn lại công ty giữ lại để trang trải chi phí quản lý và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Giá trị dự toán bao gồm cả chi phí tiền lương, vật liệu, công cụ dụng cụ và chi phí chung. Trong đó, chi phí tiền lương được quy định rõ tỷ lệ % dựa trên giá trị dự toán của CT, HMCT giao khoán. Dựa vào hợp đồng giao khoán mà bên giao khoán và bên nhận khoán thống nhất với nhau về trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên.

Căn cứ vào dự toán các khoản chi phí: nguyên vật liệu, nhân công, ... do phòng Kế hoạch và Đầu tư lập đã có dấu hiệu phê chuẩn của Ban lãnh đạo, các đội sẽ chủ động trong việc: mua, tập kết và bảo quản vật tư; thuê và sử dụng nhân công; thuê máy móc thi công,... phục vụ cho quá trình thi công, thực hiện khối lượng xây lắp hay hạng mục công trình đã nhận khoán.

Chứng từ sử dụng trong phương thức khoán gọn: Hợp đồng giao khoán xây lắp, Sổ theo dõi khối lượng xây lắp giao khoán (tại đơn vị giao khoán), Sổ

theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán gọn (tại đơn vị nhận khoán), Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán kèm Biên bản bàn giao khối lượng công việc hay HMCT hoàn thành được duyệt.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 2 (Trang 27 - 32)