Phân loại tài sản cố định tại Công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH CBNS và Thương Mại Toàn Diện. (Trang 35)

Phương tiện vận tải: Xe tải, xe cẩu,…

Phương tiện phục vụ quản lý Doanh nghiệp: Ti vi, xe máy, vi tính,… Phương tiện phục vụ kinh doanh: Cân điện tử

Bảng số 6: Bảng trích khấu hao tài sản cố định Trích số TSCĐ trong công ty Tên loại TSCĐ Nước sản xuất Ngày đưa vào sử dụng Số năm KH Nguyên giá Giá trị còn lại Giá trị hao mòn 1 năm Số KH 1 tháng Xe máy Việt 05-02- 5.0 20,020,00 16,016,00 4,004,000 333,667

Nam 11 0 0 Dàn SONY Nhật 07-12- 10 3.0 6,363,636 4,242,424 2,121,212 176,768 Ti vi SONY Nhật 06-01- 11 3.0 5,045,455 3,363,637 1,681,818 140,152 Ô tô FOTUNER 30H-8868 Hàn Quốc 10-04- 11 10.0 705,960,0 00 635,364,0 00 70,596,000 5,883,00 0 2.3.2. Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng về TSCĐ 2.3.2.1. Chứng từ sử dụng

- Giấy đề nghị mua tài sản - Biên bản giao - nhận TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ

- Hóa đơn GTGT, Hóa đơn thông thường - Phiếu thu, phiếu chi

2.3.2.2. Sổ sách sử dụng

- Sổ chi tiết tài khoản 211, 214 - Thẻ TSCĐ

- Sổ nhật ký chung - Sổ cái Tài khoản 131 - Sổ tổng hợp TSCĐ

2.3.3. Quy trình thủ tục bàn giao, thanh lý, nhượng bán TSCĐ tại Công ty

2.3.3.1. Quy trình mua sắm, bàn giao TSCĐ:

Bộ phận có nhu cầu sử dụng làm đề xuất mua TSCĐ Trình văn phòng tiếp nhận, xem xét yêu cầu

Trình ký lên giám đốc và lựa chọn nhà cung cấp (phải có ít nhất 03 báo giá của 03 nhà cung cấp trở lên). Ký hợp đồng với nhà cung cấp.

Có biên bản bàn giao TSCĐ giữa bên bán và bên mua

Bộ phận Hành chính – văn phòng thực hiện mua sắm TSCĐ, làm các thủ tục thanh lý hợp đồng mua TSCĐ. Bộ phận kế toán làm thủ tục thanh toán.

Lập biên bản bàn giao cho bộ phận sử dụng và quản lý có chữ ký của cán bộquản lý đơn vị để sử dụng.

Nhập sổ TSCĐ, để quản lý

Toàn bộ hồ sơ liên quan đến mua sắm TSCĐ được lưu giữ ại bộ phận kế toán theo chế độ lưu trữ tài liệu kế toán hiện hành và có biên bản bàn giao hồ sơ tài liêu cho các bộ phận liên quan.

2.3.3.2. Quy trình thanh lý, nhượng bán TSCĐ

Thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ

Bộ phận sử dụng lập biên bản xác nhận hiện trạng TSCĐ Làm đề xuất thanh lý TSCĐ

Phòng kế toán và kiểm toán nội bộ làm tờ trình, trình hội đồng thanh lý TS

Biên bản họp hội đồng thanh lý

Hội đồng thanh lý ra quyết định thanh lý TSCĐ Làm thủ tục đăng báo thông báo thanh lý Tài sản Biên bản họp hội đồng định giá TSCĐ được thanh lý Biên bản thanh lý TSCĐ

Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý Hoá đơn bán TSCĐ được thanh lý

Thanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ

Toàn bộ hồ sơ liên quan đến thanh lý, chuyển nhượng TSCĐ được lưu giữ tại bộ phận kế toán tài sản cố định theo chế độ lưu trữ tài liệu kế toán hiện hành và có biên bản bàn giao hồ sơ tài liêu cho các bộ phận liên quan.

Mẫu biểu:

Cán bộ quản lý tài sản Công ty

(Ký, ghi dõ họ tên)

Lãnh đạo Công ty

(Ký, đóng dấu)

(Nguồn: Chứng từ kế toán TSCĐ)

Biểu số 8: Trích mẫu Phiếu chi

( Nguồn: Chứng từ kế toán – Phiếu chi)

CÔNG TY TNHH CBNS & TM TOÀN DIỆN Đ/C: Đồng Quýt – Hòa Sơn – Lương Sơn – Hòa Bình

BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ Ngày….tháng….năm 2012

Căn cứ quyết định số 02 ngày 20/4/2012 của GĐ công ty…………về thanh lý TSCĐ

1. Ban thanh lý gồm:

● Ông bà:……….Chúc vụ:……… ● Ông bà:……….Chúc vụ:……… ● Ông bà:……….Chúc vụ:………

2. Tiến hành thanh lý TSCĐ:

● Tên, ký hiệu, quy cách TSCĐ:………... ● Năm đưa vào sử dụng:………... ● Nguyên giá:………... ● Giá trị hao mòn lũy kế:……….. ● Giá được người mua chấp nhận:………

3. Kết luận của ban thanh lý

……… ………

Ngày….tháng…..năm 2012 Trưởng

phòng Giám đốc

(ký) (ký)

2.3.4. Quy trình hạch toán TSCĐ tại Công ty

2.3.4.1. Hạch toán chi tiết TSCĐ tại Công ty

Thẻ TSCĐ, Sổ TSCĐ, Sổ Tài sản theo đơn vị sử dụng. * Diễn giải:

TSCĐ là loại tư liệu sản xuất có giá trị lớn, qua quá trình sử dụng không biến đổi hình thái vật chất và giá trị của nó sẽ dịch chuyển từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Vì vậy, thẻ TSCĐ vừa là một chứng từ, vừa là sổ chi tiết theo dõi từng TSCĐ về nguyên giá, hao mòn, nơi quản lý sử dụng

Thẻ TSCĐ được lập khi bàn giao TSCĐ và căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ để lập. Mỗi một TSCĐ có một thẻ TSCĐ. Thẻ TSCĐ được đánh số liên tục từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.

Khi đơn vị có một TSCĐ mới thì, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán chi tiết TSCĐ sẽ lập thẻ TSCĐ (ghi tất cả các thông tin lên mẫu trên trừ dòng “ Đình chỉ sử dụng...” và dòng “ Ghi giảm TSCĐ ....”để theo dõi tình hình cụ thể của từng TSCĐ . Cuối mỗi năm tài chính, kế toán sẽ tổng hợp số khấu hao của từng TSCĐ để ghi lên cột “Giá trị hao mòn” và cộng dồn số khấu hao để theo dõi được giá trị còn lại của từng TSCĐ. Khi ngưng sử dụng TSCĐ, kế toán sẽ ghi vào dòng “ Đình chỉ sử dụng...” và khi thanh lý TSCĐ, thì căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán sẽ ghi vào dòng “ Ghi giảm TSCĐ ....”.

* Sổ TSCĐ: Đây là sổ TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp. Sổ

này được dùng để theo dõi từng loại TSCĐ cho toàn doanh nghiệp như: Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn,... Mỗi loại sử dụng một quyển hoặc một số trang sổ tùy thuộc vào quy mô của đơn vị.

* Phương pháp ghi sổ:

Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ tăng TSCĐ: Biên bản giao nhận, Thẻ TSCĐ, kế toán chi tiết sẽ ghi vào sổ TSCĐ ở các cột 1-8 và tính mức khấu hao trung bình hằng năm trên các cột 9,110; căn cứ vào các chứng từ giảm TSCĐ: Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ, Hóa đơn... kế toán chi tiết TSCĐ sẽ ghi vào các cột 11-14. Cuối mỗi trang sổ phải cộng lũy kế để chuyển sang trang sau.

*Sổ tài sản theo đơn vị sử dụng:

Mỗi phòng, ban (bộ phận) trong đơn vị đều sử dụng một số lượng TSCĐ nhất định. Vì vậy, để quản lý và theo dõi tình hình sử dụng những TSCĐ trên, kế toán phải mở sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng theo mẫu sau:

Sổ này được mở cho từng đơn vị sử dụng. Mỗi đơn vị một số. Hằng ngày, căn cứ vào Biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán sẽ ghi vào cột tăng, căn cứ vào biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ ghi vào cột Giảm TSCĐ theo từng đơn vị sử dụng.

Với hệ thống sổ chi tiết như trên thì kế toán chỉ tiết TSCĐ không thể tổng hợp số liệu về tăng, giảm TSCĐ trong quý/ năm để đối chiếu với sổ cái TK 211, 212, 213. Vì vậy cuối quý/ năm, căn cứ vào sổ TSCĐ kế toán chi

tiết TSCĐ sẽ lập bảng tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ theo loại: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính như sau:

2.3.4.2. Hạch toán tổng hợp TSCĐ tại công ty

* Tài khoản sử dụng:

TK 211 – TSCĐ hữu hình ->Nội dung và kết cấu

Bên Nợ:

Nguyên giá TSCĐ tăng do mua sắm, nhận góp vốn liên doanh, do được cấp được biếu tặng,…

Điều chỉnh nguyên giá TSCĐ tăng do nâng cấp Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại Bên Có:

Nguyên giá giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh,….

Nguyên giá TSCĐ giảm do tháo bớt một số bộ phận không cần thiết. Nguyên giá TSCĐ giảm do đánh giá lại.

Số dư bên Nợ

Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp ->Hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu.

Sơ đồ hạch toán

2.3.5. Kế toán khấu hao TSCĐ tại công ty

Chi phí khấu hao là một trong những yếu tố cấu thành chi phí vì vậy việc sử d ụ n g p h ư ơ n g p h á p n à o đ ể t í n h v à t r í c h k h ấ u h a o c ó ả n h h ư ở n g t r ự c t i ế p đ ế n s ự chính xác của việc tính tổng chi phí sản xuất kinh doanh, có nghĩa là ảnh hưởng đếngiá thành và giá bán sản phẩm. Cuối mỗi tháng kế toán tiến hành tính và phân bổkhấu hao cho từng bộ phận. Để đơn giản công ty sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính (hay phương pháp khấu hao đường thẳng).

Theo phương pháp này người ta sử dụng hữu ích của TSCĐ để trích khấu hao theo công thức:

2.3.5.1. Chứng từ kế toán

Để hạch toán hao mòn TSCĐ tại công ty sử dụng chứng từ kế toán như: Bảngtính và phân bổ khấu hao TSCĐ.

2.3.5.2.Trình tự hạch toán * Tài khoản sử dụng

Công ty sử dụng TK 214 – Hao mòn TSCĐ để tính trích khấu haoTSCĐ cho từng kỳ kinh doanh

*. Nội dung, kết cấu tài khoản

Bên Nợ:

Giá trị hao mòn TSCĐ tư giảm do TSCĐ thanh lý, nhượng bán, điều động cho đơn vị khác, góp vốn liên doanh.

Bên Có:

Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ Số dư bên Nợ

*Hạch toán khấu TSCĐ

Sơ đồ hạch toán khấu hao TSCĐ tại Công ty

Sơ đồ 9: Sơ đồ hạch toán khấu hao tài sản cố định

Báng số10: Bảng tính khấu hao tài sản cố định

( Nguồn số liệu phòng Kế toán)

Đơn vị: Công ty TNHH CBNS và TM Toàn Diện

Địa chỉ: Đồng Quýt – Hòa Sơn – Lương Sơn – Hòa Bình

BẢNG TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Tháng 12 năm 2011

STT Tên tài sản Nguyên giá

Tỷ lệ Khấu hao Trích khấu hao tháng 12 Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại …. …… …… …… ….. …… ….. …. Máy đóng bì 35,680,000 10% 2,973,333 3,568,000 32,112,000 …. Máy nghiền 12,300,000 5% 1,025,000 615,000 11,685,000 …. Xe tải 457,500,000 3% 38,125,000 13,725,000 443,775,000 … … … … ….. ….. …… Cộng 1,844,169,644 67,744,817 723,807,339 1,120,362,305

2.3.6. Kế toán sửa chữa TSCĐ tại công ty

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tài sản của Công ty bao gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà cửa, vật kiến trúc,….trong thời gian sử dụng thường gặp phải các sự cố nên cần có những biện pháp kịp thời để khắc phục, biện pháp nhằm giảm tối đa khoản chi của công ty là sửa chữa làm mới hoặc nâng cấp,…

Sửa chữa TSCĐ là một công việc hết sức cần thiết, bởi trong quá trình sử dụng TSCĐ sẽ bị hao mòn và hư hỏng. Tùy theo quy mô, tính chất của công việc sửa chữa, kế toán phản ánh các tài khoản thích hợp.

Sửa chữa TSCĐ bao gồm:

- Sửa chữa nhỏ: Chi phí sửa chữa không lớn, được hạch toán trực tiếp vào các bộ phận sử dụng TSCĐ.

- Sửa chữa lớn: Thời gian sửa chữa kéo dài, Tăng năng lực, công suất của TSCĐ. Việc này cũng có thể do công nhân nhà máy có tay nghề trực tiếp sửa chữa hoặc thuê ngoài.

Chứng từ kế toán phản ánh công việc sửa chữa lớn hoàn thành là “ Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành”

Công ty sử dụng tài khoản 2413 để phản ánh các chi phí sửa chữa lớn phát sinh, công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn.

Kế toán sửa chữa TSCĐ được tiến hành theo sơ đồ:

2.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty

2.4.1. Đặc điểm chung về kế toán tiền lương tại Công ty

Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp,để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Về bản chất tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động, mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy khuyến khích tinh thần hăng hái, kích thích mốiquan tâm của người lao động đến kết quả công việc, hay tiền lương chính là nhân tốthúc đẩy năng suất lao động.Hiểu được tầm quan trọng của công tác tiền lương công ty đã vận dụng tiềnlương như một đòn bẩy kinh tế khuyến khích được mọi người hăng say lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển

2.4.2. Một số quy định về lương tại Công ty

Doanh nghiệp tính trả lương cho người lao động theo hai hình thức: Hình thức tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương theo sản phẩm.

- Hình thức tiền lương theo thời gian: Áp dụng đối với nhân viên văn

phòng. Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động tính theo thời gian làm việc hoặc chức danh và thang lương theo quy định.

Hàng ngày các phòng ban, các bộ phận sử dụng bảng chấm công để theo dõi thời gian làm việc của từng cán bộ công nhân viên của bộ phận mình. Cuối tháng các phòng ban gửi bảng chấm công chi tiết cho bộ phận Quản lý nhân sự công ty để chốt số công và thực hiện ký nhận số công của cán bộ nhân viên trong tháng. Gửi bộ phận Tài chính kế toán thực hiện tính lương nhân viên theo thang lương quy định cho từng cán bộ nhân viên. Sau khi lập xong bảng lương và có chữ ký của các trưởng bộ phận, kế toán trình bảng lương lên giám đốc ký duyệt. Kế toán gửi bảng lương đã có chứ ký sếp, lập phiếu chi lương chuyển lên bộ phận Tài chính ( Thủ quỹ ) để thực hiện trả lương, sau đó gửi lại bảng lương cho phòng kế toán lưu giữ.

- Hình thức trả lương theo sản phẩm: Việc trả lương theo sản

doanh, Trưởng bộ phận kinh doanh có trách nhiệm giám sát công làm việc thực tế của nhân viên, xác nhận vào bảng chấm công, Đồng thời lập bảng theo dõi doanh thu tháng đối với việc thực hiện doanh số của từng nhân viên đã đạt hay chưa đạt chỉ tiêu đề ra của công ty, gửi bảng chấm công và bảng theo dõi đạt chỉ tiêu lên bộ phận nhân sự và bộ phận kế toán để thực hiện tính lương cho cán bộ nhân viên. Việc tính lương được tính tương tự như tính lương theo thời gian nhưng được cộng thêm phần tính lương theo chỉ tiêu đạt doanh số.

Cán bộ công nhân viên làm việc trong tháng, được nghỉ làm và được tính nguyên lương những ngày nghỉ lễ tết:

+ Tết dương lịch: 1 ngày ( 1/1 tết dương lịch)

+ Tết âm lịch: 4 ngày ( 1 ngày cuối năm, 3 ngày đầu năm âm lich) + Ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước: 1 ngày (30/4) + Ngày quốc tế lao động: 1 ngày (1/5)

+ Ngày quốc khánh: 1 ngày (2/9)

+ Ngày giỗ tổ Hùng Vương: 1 ngày (10/3)

Nếu ngày lễ trùng vào ngày Thứ 7 và Chủ nhật cán bộ công nhân viên công ty sẽ được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

Cán bộ công nhân viên nghỉ việc riêng nhưng vẫn được hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau:

+ Kết hôn: Nghỉ 3 ngày

+ Có con kết hôn: Nghỉ 1 ngày

+ Bố / Mẹ ( bên chồng hoặc vợ) chết hoặc vợ/ chồng con cái chết : Nghỉ 3 ngày.

Các khoản trích theo lương: Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, Kinh phí công đoàn.

2.4.3. Chứng từ, sổ sách sử dụng

2.4.3.1. Chứng từ sử dụng

- Bảng chấm công (mẫu 01a – LĐTL)

- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ ( mẫu 06 – LĐTL)

- Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành (mẫu 05 – LĐTL)

- Hợp đồng lao động (Mẫu số 08 – LĐTL)

- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH

- Một số chứng từ khác sử dụng tại công ty Một số mẫu chứng từ sử dụng tại công ty:

CÔNG TY TNHH CBNS VÀ TM TOÀN DIỆN

Đ/c: Đồng Quýt - Hòa Sơn - Lương Sơn - Hòa Bình

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Chúng tôi, một bên là: Ông Vũ Văn Diện Chức vụ: Giám đốc

Đại diện cho: Công ty TNHH CBNS và Thương mại Toàn Diện

Địa chỉ: Đồng Quýt - Hòa Sơn - Lương Sơn - Hòa Bình

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH CBNS và Thương Mại Toàn Diện. (Trang 35)