Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 - 2007 và định hướng đến năm 2020 (Trang 109 - 120)

Theo định hướng chung của cả nước, CCKT tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng tỉ trọng các ngành phi nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.

3.2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo nông nghiệp - phi nông nghiệp và sản xuất vật chất - dịch vụ

Trong phần luận chứng các phương án, luận văn đã xác định phương án thứ hai là phương án chọn. Theo phương án này, dự báo phải tạo được thay đổi cơ bản cơ

cấu nông nghiệp và phi nông nghiệp, phát triển nhanh các ngành phi nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn để thu hút lao động, nâng cao mức sống nhân dân.

Bảng 3.2: Dự báo chuyển dịch cơ cấu GDP tỉnh Tiền Giang phân theo nông nghiệp - phi nông nghiệp và sản xuất vật chất - dịch vụ

Hiện trạng Dự báo Mức thay (%/nđổăi bình quân m ) 2005 2008 2010 2015 2020 2006- 2010 2011- 2015 2016- 2020 Tổng số (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông nghiệp 48,1 46,4 39,0 22,8 15,0 -1,8 -3,2 -1,6 Phi nông nghiệp 51,9 53,6 61,0 77,2 85,0 1,8 3,2 1,6 Sản xuất vật chất 70,5 70,2 68,0 65,7 63,5 -0,5 -0,5 -0,4 Dịch vụ 29,5 29,8 32,0 34,3 36,5 0,5 0,5 0,4

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và tính toán của tác giả

Tuy nông nghiệp tiếp tục có sự tăng trưởng và phát triển mới về chất, nhưng tỉ

nông nghiệp sẽ tăng lên. Nông nghiệp giảm từ mức 48,1% năm 2005 xuống còn 39,0% năm 2010 và 15,0% GDP năm 2020, bình quân giảm 1,8%/năm giai đoạn 2006-2010 và 2,4% giai đoạn 2011-2020. Trong khi đó, khu vực phi nông nghiệp tăng từ mức 51,9% năm 2005 tăng lên 65,0% năm 2010 và 85,0% GDP vào năm 2020, vượt chỉ tiêu đánh giá quốc gia phát triển.

Quan hệ tỉ lệ giữa khu vực sản xuất vật chất và khu vực dịch vụ được điều chỉnh một cách hợp lý hơn theo hướng gia tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ từ mức 29,8% năm 2008 lên 36,5% GDP vào năm 2020.

Tỉnh Tiền Giang sẽ phát triển mạnh các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và gia tăng tỉ trọng xuất khẩu trong các lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm hàng hóa; sản xuất và chế biến các sản phẩm từ

cây công nghiệp, rau quả; công nghiệp da giầy, may mặc; du lịch, thương mại; dịch vụ bưu chính viễn thông, ngân hàng... với công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện của tỉnh, bảo đảm chất lượng sản phẩm, qui mô sản xuất hiệu quả.

Hình thành và phát triển hệ thống khu, cụm công nghiệp; hệ thống các tuyến, khu và cụm điểm du lịch; hệ thống dịch vụ cung ứng, tiêu thụ và tư vấn, bảo đảm

địa bàn phát huy các nhân tốđộng lực khoa học công nghệ, thị trường và không gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng phổ biến các thiết bị điện tử, tin học, công nghệ mới.

Chuyển dịch cơ cấu GDP theo 3 khu vực kinh tế

Bảng 3.3: Dự báo cơ cấu GDP tỉnh Tiền Giang phân theo ba khu vực kinh tế (%) Hiện trạng Dự báo Mức thay đổi BQ (%/năm)

2005 2008 2010 2015 2020 2006-2010 2011-2015 2016-2020 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Khu vực I 48,1 46,4 39,0 22,8 15,0 -1,8 -3,3 -1,6 Khu vực II 22,4 23,8 29,0 42,9 48,5 1,3 2,8 1,1 Khu vực III 29,5 29,8 32,0 34,3 36,5 0,5 0,5 0,5

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và tính toán của tác giả. Ghi chú: BQ – bình quân

Dự báo cơ cấu GDP phân theo 3 khu vực tỉnh Tiền Giang có sự chuyển đổi như

sau: tỉ trọng KVI thời kỳ 2006-2020 bình quân mỗi năm giảm 2,2%; trong đó, từ năm 2005 đến năm 2010 giảm 9,1%, từ năm 2010 đến năm 2015 giảm 16,2% và giảm 7,8% từ năm 2015 đến năm 2020. Tương ứng với các giai đoạn trên, tỉ trọng KVII

tăng thêm 6,6%-13,9%-5,6%, bình quân cả thời kỳ 2006-2020 tăng 5,2%/năm; tỉ

trọng KVIII tăng thêm 0,5%-2,3%-2,2%, bình quân cả thời kỳ 2006-2020 tăng khoảng 1,4%/năm.

Biểu đồ 3.1: Dự báo cơ cấu GDP tỉnh Tiền Giang phân theo khu vực kinh tế

Đến năm 2020, tỉnh Tiền Giang sẽ có CCKT tương tự của Singapore, Tây Ban Nha, Hi Lạp năm 1971, Hàn Quốc năm 1985 và Malaysia năm 1990 [13]. Với tỉ

trọng KVII đạt 48,5%, KVIII đạt 36,5% và KVI chiếm tỉ trọng thấp nhất đạt 15,0% cơ cấu GDP, tỉnh Tiền Giang đạt mức phát triển CNH, cơ bản đạt chỉ tiêu CCKT của một tỉnh công nghiệp.

Đối với ngành công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân khoảng 18,2%/năm trong thời kỳ 2011-2020. Đến năm 2020, tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến chiếm khoảng 98% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành, còn lại là công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước.

Giá trị sản xuất KVI tăng bình quân khoảng 4,0%/năm giai đoạn 2011-2015 và 3,9%/năm giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu đến năm 2020, sản lượng lúa đạt khoảng 900.000 tấn, sản lượng trái cây đạt khoảng 1,1 triệu tấn, đàn heo 1 triệu con và đàn gia cầm trên 8 triệu con, nâng tỉ trọng ngành chăn nuôi lên mức 32,1% tổng giá trị

sản lượng nông nghiệp.

Cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang đến năm 2010 là nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ và sẽ chuyển dịch mạnh sang hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp vào năm 2020.

Chuyển dịch cơ cấu lao động

Nhu cầu lao động hay khả năng tạo việc làm phụ thuộc trước hết vào qui mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu của nền kinh tế. Khi tỉnh chuyển sang giai đoạn phát triển CNH, HĐH trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa về kinh tế, khả năng tạo việc làm cho lực lượng lao động còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độứng dụng tiến

bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ cũng như tiến trình hội nhập và tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Phân tích tác động của tăng trưởng kinh tếđến tạo việc làm thời gian qua ở Tiền Giang cho thấy cứ tăng trưởng 1% GDP thì cầu về lao

động tăng thêm khoảng 0,2-0,3%. Dự kiến từ nay đến năm 2020, tính chung toàn tỉnh, tốc độ tăng lao động làm việc bình quân hàng năm vào khoảng 2,5%. Dự báo

đến năm 2020, tỉnh Tiền Giang sẽ tăng khoảng 500.000 lao động, bình quân thu hút thêm khoảng 30.000 đến 40.000 lao động/năm.

Bảng 3.4: Dự báo cơ cấu lao động tỉnh Tiền Giang phân theo khu vực kinh tế Đơn vị 2007 2010 2015 2020 Tổng số % 100,0 100,0 100,0 100,0

Khu vực I % 67,4 58,5 42,7 27,7

Khu vực II % 11,4 15,7 24,3 30,2

Khu vực III % 21,2 25,8 33,0 42,1

Nguồn: Quy hoạch dân số - lao động - xã hội tỉnh Tiền Giang đến 2020

Biểu đồ 3.2: Dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh Tiền Giang phân theo khu vực kinh tế

Tương ứng với chuyển dịch cơ cấu GDP, phân công lao động xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 cũng sẽ có những bước thay đổi quan trọng. Với xuất phát

điểm là tỉnh có tỉ trọng lao động nông nghiệp lớn (năm 2007 chiếm khoảng 67,4%) và trình độ lao động còn thấp, để khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn lao động và có chính sách hạn chế di chuyển ra ngoài tỉnh của lao động chuyên môn, kĩ thuật cao.

Cơ cấu sử dụng lao động của tỉnh sẽ có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ

trọng lao động phi nông nghiệp từ 32,6% năm 2007 lên hơn 72% vào năm 2020; tỉ

trọng lao động nông nghiệp giảm dần xuống còn 27,7% vào năm 2020 đạt chuẩn CNH đã đề ra là tỉ trọng lao động KVI chiếm dưới 30%.

3.2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần Chuyển dịch cơ cấu GDP

Trong thời gian tới, tỉnh Tiền Giang tiếp tục chủ trương phát triển kinh tế

nhiều thành phần. Đối với thành phần kinh tế nhà nước, ổn định bộ máy quản lí nhà nước, phát triển hoạt động sự nghiệp theo hướng xã hội hóa nhất là trong các lĩnh vực y tế, giáo dục; sắp xếp, sáp nhập, giải thể, cổ phần hóa một số doanh nghiệp, chỉ giữ một số doanh nghiệp hoạt động công ích và có hoạt động đặc thù.

Trong cơ cấu GDP, kinh tế ngoài nhà nước vẫn giữ vị thế chủđạo với tỉ trọng trên 70%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò ngày càng cao do tác động từ chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư, xây dựng và mở rộng các KCN, dự báo tỉ

trọng sẽ tăng dần đến năm 2020 là 9,7%.

Bảng 3.5: Dự báo cơ cấu GDP tỉnh Tiền Giang phân theo thành phần kinh tế Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2010 2020

Tổng số % 100,0 100,0 100,0

Kinh tế nhà nước % 13,6 15,5 18,6

Kinh tế ngoài nhà nước % 81,2 78,3 71,7 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài % 5,2 6,2 9,7

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020

Tỉ trọng kinh tế nhà nước trong GDP dự báo tăng nhẹ từ 13,6% năm 2007 lên 18,6% năm 2020, đây là điểm còn bất hợp lí trong định hướng chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của tỉnh Tiền Giang. Để tránh đi ngược qui luật chung, sự chuyển dịch các hình thức sở hữu trong hầu hết các ngành kinh tế tỉnh Tiền Giang cần có sự điều chỉnh theo xu thế giảm tỉ trọng loại hình thuần túy nhà nước, còn lại các hình thức kinh tế khác chiếm tỉ trọng lớn.

Kinh tế cá thể tuy giảm tỉ trọng nhưng vẫn là thành phần kinh tế chủ yếu, nhất là trong KVI, chiếm khoảng 90% thu nhập khu vực nông nghiệp, kể cả kinh tế trang trại. Bên cạnh đó, kinh tế tập thểđược xây dựng phát triển để làm chức năng dịch vụđầu vào và đầu ra, tư vấn, chuyển giao công nghệ cho các hộ nông dân và một số

dịch vụ khác.

Chuyển dịch cơ cấu lao động

Trong chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, tỉnh Tiền Giang chú trọng phát triển các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể và khu vực có

vốn đầu tư nước ngoài vì đây là nhân tố kích thích sản xuất phát triển, tạo việc làm, tăng năng suất lao động xã hội.

Bảng 3.6: Dự báo cơ cấu lao động tỉnh Tiền Giang phân theo thành phần kinh tế Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2010 2020

Tổng số % 100,0 100,0 100,0

Kinh tế nhà nước % 4,1 4,6 4,1

Kinh tế ngoài nhà nước % 95,6 90,4 80,9 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài % 0,3 5,0 15,0

Nguồn: Quy hoạch dân số - lao động - xã hội tỉnh Tiền Giang đến 2020

Dự báo đến 2020, tỉ trọng lao động làm việc trong kinh tế ngoài nhà nước giảm dần do có một phần lao động chuyển sang làm việc tại khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài nhưng vẫn ở mức cao (trên 80%). Lao động kinh tế nhà nước vẫn không có nhiều thay đổi, ổn định về tỉ trọng như mức hiện nay là 4,1%. Cùng với quá trình

đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, lực lượng lao động cũng sẽ có hướng chuyển dịch sang làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài dẫn đến tỉ trọng lao

động khu vực này tăng lên nhanh chóng, chiếm 15% cơ cấu lao động.

3.2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ

Để thực sự khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng vùng nhằm thúc

đẩy nhanh tiến độ CDCCKT theo hướng CNH, HĐH đến năm 2020, tỉnh Tiền Giang cần phát triển có trọng điểm, tạo ra các vùng lãnh thổđộng lực, các trung tâm phát triển đủ mạnh để góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh như TP. Mỹ

Tho và phụ cận, TX. Gò Công gắn với trục kinh tế theo quốc lộ 50 và vành đai ven biển. Từ đó tạo điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ các khu vực khác phát triển. Đồng thời, nhà nước hỗ trợ đúng mức từ ngân sách và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của chương trình quốc gia phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng khó khăn khu vực phía

Đông, vùng Đồng Tháp Mười nhằm từng bước xóa đói, giảm nghèo, nâng dần trình

độ dân trí để thoát khỏi đói nghèo và chậm phát triển.

* Vùng phía Tây: là vùng chịu ảnh hưởng của lũ nhiều nhất cả tỉnh, diện tích nhiễm phèn lớn (chủ yếu ở vùng Đồng Tháp Mười), với lợi thế về nông nghiệp nhất là cây lúa, các loại cây ăn trái đặc sản, chăn nuôi và công nghiệp chế biến nông sản.

Định hướng chuyển dịch chủ yếu: đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - nông nghiệp - công nghiệp; phát triển mạnh thương mại - dịch vụ; xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao; hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung gắn liền với hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa nông sản lớn; nâng cấp và phát triển mới các trung tâm giống cây trồng vật nuôi. Cơ cấu kinh tế của vùng đến 2020 sẽ là thương mại, dịch vụ - nông nghiệp kĩ thuật cao và công nghiệp.

Về nông, lâm nghiệp và thủy sản:

Vùng trồng lúa ở phía bắc huyện Cái Bè, Cai Lậy, đến 2020 ổn định diện tích khoảng 25-30 ngàn ha, nhằm đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu.

Vùng trồng cây ăn quảđặc sản, đặc trưng như cây xoài khoảng 6.000 ha, cây bưởi ở phía nam huyện Cái Bè khoảng 5.000 ha, cây sầu riêng ở phía nam huyện Cai Lậy khoảng 5.000 ha, ổn định vùng nguyên liệu khóm khoảng 10.000 ha ở

huyện Tân Phước cung cấp cho công nghiệp chế biến của tỉnh. Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển các vùng chuyên canh rau màu thực phẩm cung cấp cho các đô thị lớn.

Đến năm 2020, tổng diện tích rừng toàn vùng vào khoảng 7.000 ha. Trong đó, diện tích rừng tràm vùng ĐTM là 4.000 ha, rừng sản xuất khoảng 3.000 ha.

Phát triển mạnh đàn lợn, gia cầm và nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh tăng năng suất, đa dạng hóa đối tượng nuôi.

Về công nghiệp: Tập trung đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp ở

những khu vực kinh tế còn khó khăn, ít có điều kiện thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Tân Phước như KCN Long Giang 540 ha, KCN Tân Phước 1.500 ha; hoặc gắn với vùng nguyên liệu, vùng chuyên canh như CCN Tân Hội 60 ha, CCN Phú Cường 50 ha... Khuyến khích đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế của vùng như công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ nông nghiệp - nông thôn như công nghệ sinh học, cơ khí, vật liệu xây dựng, phân bón... và công nghiệp bổ trợ cho vùng KTTĐPN.

Về dịch vụ: Tăng cường hợp tác đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt

động các trung tâm thương mại trái cây quốc gia Hòa Khánh, trung tâm nông sản Phú Cường cùng các chợđầu mối về nông, thủy sản khác của vùng.

Hình thành và phát triển các cụm điểm, các tuyến du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, thôn dã vùng ngập lũĐTM, cù lao trên sông Tiền

* Vùng trung tâm: là vùng có địa hình cao, không chịu nhiều ảnh hưởng của lũ, có TP. Mỹ Tho là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh, vị trí gần với TP. Hồ Chí Minh, với lợi thế về công nghiệp, thương mại dịch vụ.

Định hướng phát triển chủ yếu: tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu, là hạt nhân tăng trưởng, hỗ trợ, lôi kéo, thúc đẩy phát triển và CDCCKT các vùng trong tỉnh. Phát triển đồng bộ công nghiệp, dịch vụ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đi

đầu trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội và chủ động hội nhập, hợp tác kinh

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 - 2007 và định hướng đến năm 2020 (Trang 109 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)