Những khó khăn và thách thứ c

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 - 2007 và định hướng đến năm 2020 (Trang 95)

Tuy cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo qui luật chung song ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn, các ngành kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập

Đây là một trong những thách thức rất lớn đối với quá trình CDCCKT của tỉnh Tiền Giang. Nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong CCKT nhưng qui mô, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của sản xuất hàng hóa và phục vụ công nghiệp chế biến. Một số loại nông, thủy sản được xếp vào loại đặc sản, sản phẩm chủ lực nhưng sản xuất còn phân tán, thiếu vùng chuyên canh mang tính sản xuất hàng hóa; việc tùy tiện sử dụng các loại hóa chất, thuốc trừ sâu trong sản xuất và bảo quản đã ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, giá cả nông sản còn nhiều biến động kết hợp với điều kiện khí hậu, thủy văn diễn biến ngày càng phức tạp làm cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong quá trình phát triển.

Công nghiệp còn nhỏ và phân tán, công nghệ lạc hậu, sản xuất không ổn định, năng suất, chất lượng và hiệu quả không cao, khả năng cạnh tranh kém. Các sản phẩm công nghiệp tham gia xuất khẩu chủ yếu thuộc công nghiệp chế biến và xuất sản phẩm thô là chủ yếu, sản phẩm có hàm lượng chất xám cao không nhiều nên giá trị do ngành công nghiệp mang lại chưa lớn.

Chất lượng các hoạt động dịch vụ còn thấp dẫn đến hiệu quả toàn ngành chưa cao. Thương nghiệp chưa thực sự đóng vai trò cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Du lịch còn yếu kém về cơ sở vật chất và phương thức hoạt động, các loại hình dịch vụ khác như tín dụng, ngân hàng, tư vấn, bảo hiểm... chưa phát triển đủ mạnh. Công tác giáo dục đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế. Giá trị các ngành dịch vụ có xu hướng tăng chậm lại trong khi ngành này lại chiếm tỉ trọng khá lớn trong GDP (chỉ sau nông nghiệp) làm hạn chế khả năng phát triển của nền kinh tế.

Tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, còn mất cân đối lớn giữa nhu cầu và khả năng đầu tư phát triển

Nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp, chủ yếu là vốn

đầu tư trong nước. Lĩnh vực kinh tếđối ngoại còn nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế... sẽ làm cho tiến trình CNH, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và tích lũy cho nền kinh tế càng khó khăn hơn.

Thu chi ngân sách còn mất cân đối và chưa bền vững. Thu ngân sách tuy có gia tăng hàng năm nhưng nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động xổ số kiến thiết, chiếm 28% tổng thu từ kinh tếđịa phương.

Môi trường đầu tư được quan tâm cải thiện về nhiều mặt, nhưng nhìn chung về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,... còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ

nên hiệu quả thu hút chưa cao, chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng còn mang tính cục bộ của từng dự án, thiếu sự gắn kết chặt chẽ với nhau. CNH chưa gắn liền với đô thị hóa, nhất là quá trình phát triển các KCN hiện nay đơn thuần chỉ đầu tư vào hạ tầng cơ bản phục vụ sản xuất, các công trình phục vụ đời sống như nơi lưu trú cho công nhân, nhà trẻ,... chưa được quan tâm đúng mức. Việc xây dựng các hạng mục còn chậm dẫn đến tình trạng dự

án phải chờ mặt bằng.

Nguồn nhân lực của tỉnh khá dồi dào nhưng chủ yếu hoạt động trong KVI. do năng lực về quản lý hạn chế, lao động phần lớn chưa qua đào tạo và có trình độ thấp nên NSLĐ nhìn chung còn chưa cao.

Các thành phần kinh tế phát triển chưa đồng bộ và chưa đủ mạnh

Khu vực kinh tế nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước đang trong giai đoạn củng cố, sắp xếp và cổ phần hóa nhưng tiềm lực kinh tế vẫn chưa đủ sức làm đầu tàu dẫn dắt các thành phần kinh tế.

Kinh tế tập thể với đa phần các HTX đều có qui mô nhỏ, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ thiết bị kĩ thuật lạc hậu; năng lực, trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thấp; lợi ích của xã viên và người lao động chưa cao; tình hình sản xuất kinh doanh còn nhiều biến động và vị thế của kinh tế

Khu vực kinh tế tư nhân và cá thể có cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu, vốn cho đầu tưđổi mới trang thiết bị hạn chế, vốn lưu động thấp chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của nhiều đơn vị. Số lượng doanh nghiệp bình quân đầu người thấp (0,001 doanh nghiệp/người).

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn nhỏ bé về số lượng doanh nghiệp và qui mô sản xuất, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao, chưa

ổn định, mức độ đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, các dự án FDI tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, các lĩnh vực nông nghiệp, văn hóa, giáo dục, thương mại, dịch vụ chưa được sự quan tâm vận động thu hút đúng mức và chưa có nhà đầu tư.

Việc các doanh nghiệp tự thân vận động, tự đổi mới để phù hợp với cơ chế, chính sách còn chậm, chưa đồng bộ. Tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước, chưa ý thức được các thách thức to lớn và gay gắt của quá trình hội nhập và cạnh tranh thương mại là tình hình tương đối phổ biến của các doanh nghiệp ở

Tóm tắt chương 2

1. Nền kinh tế tỉnh Tiền Giang phát triển tương đối toàn diện với tốc độ tăng trưởng cao và đạt mục tiêu quy hoạch đề ra. Qua đánh giá các nguồn lực ảnh hưởng cho thấy tỉnh Tiền Giang có nhiều lợi thế bên cạnh những khó khăn trong việc thúc

đẩy CCKT chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH trong xu thế hội nhập hiện nay. Trong các nhân tốđó, đường lối chính sách đóng vai trò quyết định, các nhân tố KT - XH khác như vốn đầu tư, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng kĩ thuật giữ vai trò quan trọng; vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên là cơ sở, nền tảng cho sự CDCCKT của tỉnh.

2. Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm, tỉ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng nhanh hơn so với mục tiêu đề ra, đặc biệt cơ cấu nội bộ các ngành đã có những thay đổi tích cực theo hướng phát huy các lợi thế so sánh của tỉnh. Tuy nhiên, trong cơ cấu GDP, KVI vẫn chiếm tỉ trọng lớn (44,8%), khá xa so với chuẩn CNH là 10%. CCKT của tỉnh hiện chỉ mới ở giai đoạn tiền CNH. Trong KVI, cơ cấu GTSX chuyển dịch theo hướng tỉ trọng nông, lâm nghiệp giảm và tăng dần tỉ trọng ngành thủy sản, góp phần nâng cao hiệu quả sử

dụng tài nguyên, gia tăng thu nhập cho người dân. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ

ngành nông nghiệp diễn ra chậm, trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng lớn, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng không đáng kể. Trong KVII, tỉ trọng GTSX công nghiệp tăng dần, trong đó chủ yếu là công nghiệp chế biến. Trong KVIII, hầu hết các ngành

đều không thể hiện rõ hướng chuyển dịch, các ngành có giá trị gia tăng cao như tài chính tín dụng, dịch vụ tư vấn chiếm tỉ trọng cao.

Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế có sự chuyển dịch tương tự cơ cấu GDP: giảm tỉ trọng lao động KVI, tăng tỉ trọng trong khu vực II và III. Lao động KVI vẫn giữ ở mức cao là 67,4%, gấp đôi so với chỉ tiêu cơ cấu lao động theo chuẩn CNH là dưới 30%.

NSLĐ bình quân các ngành đều có xu hướng tăng. Trong đó, ngành công nghiệp có mức tăng cao nhất. Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng,… có năng suất cao hơn NSLĐ bình quân gấp nhiều lần. Do trình

độ lao động còn hạn chế nên NSLĐ bình quân của tỉnh cũng như các ngành kinh tế

3. Cơ cấu kinh tế theo thành phần cũng có bước chuyển khá tốt. Tỉ trọng kinh tế nhà nước trong GDP chuyển dịch theo chiều hướng giảm, kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao (trên 80%) và tăng dần. Trong khu vực ngoài nhà nước, kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tư nhân có tỉ trọng ngày càng tăng nhưng chiếm chủ yếu trong cơ cấu GDP vẫn là kinh tế cá thể. Kinh tế nhiều thành phần đã thúc đẩy kinh tế tỉnh Tiền Giang phát triển nhưng chủ yếu vẫn dựa vào nguồn lực trong nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư vào công nghiệp chế biến và vẫn còn khá khiêm tốn về tỉ trọng (5,2% GDP). Đây là một hạn chế cần khắc phục trong CCKT theo thành phần của tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới.

Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế trong suốt thời kỳ hầu như

không có nhiều thay đổi, lao động trong kinh tế ngoài nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng cao trên 95%, kinh tế nhà nước chiếm khoảng 4,1% và lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng không đáng kể. Trong nội bộ các ngành, kinh tế cá thể vẫn

đang chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu lao động.

NSLĐ giữa các thành phần kinh tế có sự chênh lệch lớn giữa khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài và kinh tế trong nước. Vấn đề đặt ra hiện nay cho tỉnh Tiền Giang là NSLĐ kinh tế ngoài nhà nước có giá trị thấp nhất và giảm dần so với năng suất bình quân, mặc dù đây là lực lượng lao động chủ yếu của tỉnh.

4. CCKT theo lãnh thổ chuyển dịch theo hướng tạo lập sự cân bằng tương đối giữa các địa phương trong tỉnh. Chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế là đô thị hạt nhân hay các địa phương có điều kiện địa lí thuận lợi và được ưu tiên đầu tư phát triển như TP. Mỹ Tho, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành. Các địa phương này trong quá trình phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức lan tỏa nhất định góp phần mở

rộng lãnh thổ phát triển, thu hẹp dần vùng lãnh thổ chậm phát triển trong tỉnh. Với những tiềm năng và lợi thế khác nhau, trong mỗi khu vực kinh tế, tỉnh Tiền Giang đều có sự phân hóa, hình thành nhóm các địa phương dẫn đầu chiếm tỉ

trọng cao trong GTSX. Tính đến năm 2007, ba huyện Cái Bè, Cai Lậy và Gò Công

Đông chiếm 56,1% GTSX KVI. Trong KVII, TP. Mỹ Tho cùng hai huyện Châu Thành và Cai Lậy đã chiếm đến 74,7% GTSX toàn tỉnh. Sự phân hóa trong cơ cấu

GTSX cũng diễn ra tương tự khi TP. Mỹ Tho, huyện Châu Thành và huyện Cái Bè chiếm 52,5% trong KVIII.

Đối với các địa phương đầu tàu, nhất là các đô thịđộng lực cũng có sự chuyển dịch cơ cấu ngành khá tốt theo hướng giảm tỉ trọng KVI, tăng tỉ trọng khu vực II và III. Trong đó, TX. Gò Công chuyển dịch tốt nhất và CCKT đạt mức hoàn thiện CNH; TP. Mỹ Tho và huyện Châu Thành có CCKT phù hợp với giai đoạn cuối của mức khởi đầu CNH. Các địa phương còn lại CCKT đều ở mức tiền CNH.

5. Dựa vào các lợi thế về vị trí địa lí, hiện trạng phát triển và tiềm năng phát triển kinh tế, có thể chia tỉnh Tiền Giang thành ba vùng như sau: (i) vùng phía Tây gồm ba huyện Cái Bè, Cai Lậy và Tân Phước với lợi thế về sản xuất lương thực, thực phẩm và công nghiệp chế biến nông sản; (ii) vùng trung tâm gồm TP. Mỹ Tho và huyện Châu Thành với thế mạnh về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đào tạo nhân lực; (iii) vùng phía Đông gồm TX. Gò Công và ba huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông với tiềm năng về nông nghiệp và kinh tế biển như đánh bắt nuôi trồng thủy sản, dịch vụ du lịch, đóng tàu.

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020 3.1. Căn cứđề xuất quan điểm, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3.1.1. Dựa vào vị trí, chức năng của tỉnh Tiền Giang trong vùng KTTĐPN và vùng ĐBSCL

Tiền Giang là tỉnh nằm trong vùng ĐBSCL, sau khi gia nhập vùng KTTĐPN, trong quy hoạch vùng ĐBSCL, vùng KTTĐPN và vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh, vị

trí, chức năng của tỉnh Tiền Giang được xác định như sau:

Trong điều kiện phát triển ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp vùng ĐBSCL chưa cao và các doanh nghiệp chuyển dịch từ TP. Hồ Chí Minh về, Tiền Giang là dư địa lớn để phân bổ lại phát triển công nghiệp của vùng KTTĐPN, công nghiệp vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh. Trên địa bàn Tiền Giang, ngoài việc thu hút các cơ sở

dệt may, chế biến nông sản thực phẩm từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh khác trong vùng KTTĐPN, dự kiến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp phục vụ nông nghiệp - nông thôn như cơ khí, sinh học, phân bón và các ngành công nghiệp khác.

Tiền Giang nằm trong vùng sản xuất lương thực, thực phẩm, rau quả lớn của vùng ĐBSCL và vùng KTTĐPN. Dự kiến phát triển tại Tiền Giang các trung tâm giống cây trồng, xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, đi đầu và lôi kéo cả vùng ĐBSCL cùng phát triển.

Vai trò trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của vùng KTTĐPN không chỉ

dừng lại chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu... mà vươn tới cả TP. Mỹ

Tho để đảm nhận chức năng thương mại, dịch vụ và trung tâm du lịch của cả vùng

ĐBSCL.

Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bố trí các cơ sở y tế chất lượng cao, các cơ sở đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học, đào tạo nghề. Tham gia các chương trình hợp tác về lao động với các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL, vùng KTTĐPN để phục vụ cho địa phương và các tỉnh lân cận, giảm tập trung vào TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh khác trong vùng.

3.1.2. Dựa vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 Tiền Giang đến năm 2020

Với vị trí, chức năng của tỉnh Tiền Giang trong vùng KTTĐPN và vùng

ĐBSCL nêu trên, định hướng phát triển KT - XH tỉnh Tiền Giang trong 10 - 15 năm tới phải nằm trong tốp đầu của các tỉnh ĐBSCL và hội nhập được với các tỉnh trong vùng KTTĐPN; phấn đấu đóng góp ngày càng nhiều vào gia tăng GDP cho cả nước và vùng ĐBSCL.

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020, phấn đấu xây dựng Tiền Giang là một trong những tỉnh của vùng ĐBSCL đạt trình độ phát triển CNH, HĐH và là một tỉnh động lực mới của vùng KTTĐPN, đạt mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước 2-3 năm so với mức trung bình cả nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006-2020 bình quân đạt 12,5%/năm. Trong đó, KVI tăng 4,3-4,5%/năm, KVII tăng 22,6-25,9%/năm, KVIII tăng 13,8- 13,9%/năm. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2010 đạt khoảng 1.025- 1.080 USD/người, tăng 3,4 lần so với năm 2000, đến năm 2020 đạt khoảng 4.050 USD/người.

Về CCKT, tỉ trọng KVI giảm từ 48,1% năm 2005 xuống còn 38%-39% năm 2010 và 15% năm 2020; KVII trong GDP tăng từ 22,4% năm 2005 lên 28%-30% năm 2010 và 48,5% năm 2020; KVIII tăng từ 29,5% năm 2005 lên 32%-33% năm 2010 và 36,5% năm 2020.

Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 17%/năm giai đoạn 2006-2010 và tăng 16,2%/năm giai đoạn 2011-2020. Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt trên 900 USD vào năm 2020. Phấn đấu đạt tỉ lệ thu ngân sách từ GDP chiếm trên

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 - 2007 và định hướng đến năm 2020 (Trang 95)