khu vực và quốc tế
Về cơ hội: (i) các sản phẩm hàng hóa của nước ta nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng có thể xâm nhập vào các thị trường rộng lớn của khu vực và thế
giới; (ii) giúp cho doanh nghiệp phát huy lợi thế cạnh tranh; việc áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất được chú trọng nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh; (iii) sự dịch chuyển kinh tế thế giới dẫn đến sự dịch chuyển các nguồn vốn đầu tư
và di chuyển sang Việt Nam một số ngành sản xuất. Khi đó, tỉnh Tiền Giang có cơ
hội thu hút hơn nữa các nguồn đầu tư từ các nước; (iv) nâng cao thương hiệu, uy tín các mặt hàng xuất khẩu - nhất là nông sản, sản phẩm công nghiệp chế biến.
Về thách thức: (i) chất lượng hàng hóa, dịch vụ còn thấp, sức ép cạnh tranh ngày càng cao do đa phần các doanh nghiệp có trình độ công nghệ còn lạc hậu; đội ngũ cán bộ khoa học có đủ sức nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao còn mỏng. Do đó, nước ta luôn nằm ở nhóm nước có năng lực cạnh tranh thấp theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới. Số nước tham gia xếp hạng càng tăng thì thứ hạng cạnh tranh của Việt Nam càng bị giảm xuống; (ii) thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU khi kinh tế thế giới bước vào thời kỳ suy thoái mới; (iii) các khoản hỗ trợ sản xuất phải
điều chỉnh và lâu dài có xu hướng giảm dần; (iv) yêu cầu thực hiện các cam kết cũng như các rào cản kĩ thuật do các nước phát triển đưa ra ngày càng cao.