Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 - 2007 và định hướng đến năm 2020 (Trang 85)

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và CDCCKT nói riêng trên

địa bàn tỉnh Tiền Giang cũng có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Mỗi địa phương trong tỉnh tùy thuộc vào tình hình thực tiễn và những lợi thế vốn có của mình đã tiến hành xây dựng CCKT phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xét trên bình diện chung của nền kinh tế tỉnh Tiền Giang, bảng 2.22 và biểu đồ 2.6 thể hiện rõ vị trí của các địa phương trong cơ cấu GTSX của tỉnh.

Bảng 2.22: Cơ cấu GTSX tỉnh Tiền Giang phân theo lãnh thổ (Đơn vị: %)

Đơn vị hành chính 1995 2000 2005 2007 Cái Bè 25,7 20,9 15,0 15,8 Cai Lậy 20,5 14,2 15,4 16,2 Tân Phước 2,4 2,4 3,8 4,2 TP. Mỹ Tho 14,4 15,8 16,3 17,3 Châu Thành 12,2 19,2 22,0 18,5 Chợ Gạo 6,2 9,2 6,7 7,2 Gò Công Tây 9,6 8,7 8,0 7,1 TX. Gò Công 2,2 2,3 3,3 4,0 Gò Công Đông 6,8 7,3 9,5 9,7 TIỀN GIANG 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang các năm 1998, 2001, 2003, 2007

Biểu đồ 2.6: Chuyển dịch cơ cấu GTSX tỉnh Tiền Giang theo lãnh thổ

Có thể thấy được những địa phương đang chiếm tỉ trọng cao, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế tỉnh Tiền Giang hiện nay là đô thị tỉnh lị TP. Mỹ Tho (năm 2007 chiếm 17,3% GTSX toàn tỉnh), những địa phương có điều kiện địa lí thuận lợi

đã khẳng định vị trí từ lâu như huyện Cái Bè (15,9%), huyện Cai Lậy (16,2%) và

địa phương được đầu tư phát triển như huyện Châu Thành (18,5%). Riêng TX. Gò Công do có qui mô nhỏ nên tỉ trọng trong cơ cấu GTSX toàn tỉnh thấp (4%), nhưng xét về mật độ tập trung sản lượng bình quân là 46 tỷ đồng/km2 thì đây lại là địa bàn

phát triển đứng thứ hai của tỉnh sau TP. Mỹ Tho. Các địa phương có tỉ trọng thấp

đều là những địa phương có điều kiện địa lí ít thuận lợi như đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, thiếu nước ngọt, cơ sở hạ tầng yếu kém như huyện Tân Phước, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông. Trong đó, Tân Phước là huyện mới thành lập năm 1994 nằm trong vùng kinh tế khó khăn Đồng Tháp Mười.

Sự phân hóa về mặt lãnh thổ này là hợp qui luật vì sự thịnh vượng sẽ không xuất hiện mọi nơi cùng một lúc, nhưng không nên để nơi nào phải lâm vào cảnh đói nghèo mãi mãi, bằng cách đưa các vùng tụt hậu và vùng dẫn đầu xích lại gần nhau xét dưới góc độ kinh tế [12, tr.31]. Nhìn chung, trong thời kỳ 1995-2007, cơ cấu GTSX xét về mặt lãnh thổ của tỉnh Tiền Giang có sự thay đổi thể hiện sự sắp xếp, cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng phát triển tốt các địa phương đầu tàu nhằm tạo sức lan tỏa, góp phần thúc đẩy sự phát triển các địa phương còn lại, hướng tới mục tiêu tạo lập sự cân bằng tương đối giữa các địa phương trong tỉnh với nhau. Hầu hết các địa phương đều có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng trong nền kinh tế. Trong đó, huyện Châu Thành tăng nhiều nhất từ 12,2% năm 1995 lên 18,5% năm 2007 (tăng 6,3%) vì đây là địa phương cửa ngõ của Tiền Giang nối với vùng KTTĐPN qua quốc lộ 1A, đồng thời đây cũng là địa bàn giáp ranh, tiếp nhận các dự

án công nghiệp, dịch vụ lan tỏa từ TP. Mỹ Tho.Trong ba địa phương có sự thay đổi tỉ trọng theo chiều hướng ngược lại thì huyện Cái Bè có tỉ trọng giảm nhiều nhất từ

25,7% năm 1995 xuống 15,8% (giảm 9,9%). Nguyên nhân là do sản xuất nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu của địa phương với tốc độ tăng trưởng không cao so với các địa phương khác dẫn đến tổng giá trị sản xuất không có nhiều biến đổi, nhưng với qui mô GTSX lớn nên huyện Cái Bè vẫn thuộc nhóm các địa phương chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GTSX toàn tỉnh.

Xét riêng trong từng khu vực kinh tế thì mỗi địa phương trong tỉnh Tiền Giang có qui mô GTSX khác nhau và có sự chênh lệch về tỉ trọng trong tổng GTSX toàn tỉnh. Sự phân hóa về mặt lãnh thổ diễn ra trong từng khu vực kinh tế với việc hình thành nhóm các địa phương dẫn đầu chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GTSX từng khu vực kinh tế của tỉnh. Huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy là địa bàn trồng lúa, cây ăn quả và chăn nuôi chủ lực của tỉnh cùng huyện Gò Công Đông với thế mạnh vềđánh

bắt và nuôi trồng thủy hải sản chiếm 56,1% GTSX KVI của tỉnh. KVII có sự phân hóa về mặt lãnh thổ diễn ra mạnh nhất trong cả ba khu vực kinh tế, chỉ tính riêng ba

địa phương chiếm tỉ trọng cao nhất hiện nay là TP. Mỹ Tho, huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy tổng cộng đã chiếm đến 74,7% GTSX khu vực này. Nguyên nhân là do TP. Mỹ Tho, huyện Châu Thành là địa bàn tập trung hơn 75% số nhà máy, xí nghiệp của cả tỉnh và địa phương đóng vai trò chủ đạo trong phát triển ngành công nghiệp xay xát lúa gạo chính là huyện Cai Lậy. Đối với KVIII, sự phân hóa về mặt lãnh thổ cũng diễn ra tương tự hai khu vực còn lại, với TP. Mỹ Tho, huyện Châu Thành là trung tâm thương mại, dịch vụ của cả tỉnh và huyện Cái Bè là trung tâm mua bán nông sản lớn nhất tỉnh. Đây là ba địa phương có tỉ trọng cao và chiếm đến 52,5% GTSX KVIII (xem số liệu chi tiết ở phần phụ lục).

Bảng 2.23: Cơ cấu GTSX phân theo khu vực kinh tế của các địa phương trong tỉnh Tiền Giang (Đơn vị: %)

1995 2000 Đơn vị

hành chính KVI KVII KVIII TỔNG KVI KVII KVIII TỔNG

Cái Bè 76,8 8,0 15,2 100,0 72,2 9,6 18,2 100,0 Cai Lậy 78,6 15,8 5,6 100,0 65,3 27,1 7,6 100,0 Tân Phước 79,9 2,1 18,0 100,0 77,0 2,8 20,2 100,0 TP. Mỹ Tho 32,2 29,5 38,3 100,0 21,9 40,8 37,3 100,0 Châu Thành 76,1 21,5 2,4 100,0 43,2 52,7 4,1 100,0 Chợ Gạo 72,7 6,6 20,7 100,0 71,5 7,5 21,0 100,0 Gò Công Tây 72,2 7,0 20,8 100,0 67,3 11,8 20,9 100,0 TX. Gò Công 17,9 43,4 38,7 100,0 12,8 46,5 40,7 100,0 Gò Công Đông 71,1 27,2 1,7 100,0 74,7 23,4 1,9 100,0 2005 2007 Đơn vị

hành chính KVI KVII KVIII TỔNG KVI KVII KVIII TỔNG

Cái Bè 70,4 14,5 15,1 100,0 62,6 15,4 22,0 100,0 Cai Lậy 55,8 36,4 7,8 100,0 48,1 33,5 18,4 100,0 Tân Phước 73,2 3,8 23,0 100,0 70,8 4,0 25,2 100,0 TP. Mỹ Tho 24,2 47,1 28,7 100,0 21,6 48,6 29,8 100,0 Châu Thành 23,4 63,6 13,0 100,0 21,0 60,1 18,9 100,0 Chợ Gạo 67,8 10,1 22,1 100,0 58,0 16,9 25,1 100,0 Gò Công Tây 60,8 9,1 30,1 100,0 56,0 9,5 34,5 100,0 TX. Gò Công 10,4 48,2 41,4 100,0 9,8 48,6 41,6 100,0 Gò Công Đông 83,0 13,0 4,0 100,0 68,4 21,0 10,6 100,0

Quá trình chuyển dịch cơ cấu GTSX phân theo khu vực kinh tế của các địa phương trong tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995-2007 thể hiện ở bảng 2.23 và các bản đồ cơ cấu GTSX tỉnh Tiền Giang phân theo lãnh thổ cho thấy:

Các địa phương trong tỉnh đều có sự thay đổi cơ cấu GTSX hợp lí theo đúng qui luật là giảm tỉ trọng KVI, tăng tỉ trọng khu vực II và III. Đồng thời sự chuyển dịch này cũng phù hợp với lộ trình quy hoạch đến 2010 mà tỉnh và các địa phương

đã đề ra. Quá trình chuyển dịch cơ cấu GTSX phân theo khu vực kinh tế giữa các

địa phương cũng diễn ra khác nhau. Xét vào mức độ biến động tăng tỉ trọng các ngành phi nông nghiệp có thể chia thành ba nhóm:

Nhóm chuyển dịch nhanh gồm huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy. Trong

đó, huyện Châu Thành là địa phương có sự chuyển dịch mạnh nhất, trong mười hai năm, tỉ trọng các ngành phi nông nghiệp trong cơ cấu GTSX tăng 55,1%. Đứng thứ

hai là huyện Cai Lậy tăng 30,5%. Có được sự thay đổi tích cực như vậy là do huyện Châu Thành là địa bàn được ưu tiên đầu tư phát triển, tiếp nhận sự lan tỏa các dự án

đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ ở những khu vực giáp ranh với đô thị tỉnh lị TP. Mỹ Tho. Huyện Cai Lậy là địa bàn trọng điểm phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng sản xuất nông nghiệp nên tỉ trọng KVII cũng có chuyển biến đáng kể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm chuyển dịch chậm gồm huyện Gò Công Đông, huyện Tân Phước và TX. Gò Công với tỉ lệ phi nông nghiệp tăng ít. Thấp nhất là huyện Gò Công Đông từ năm 1995 đến năm 2007 chỉ tăng thêm 2,7% mặc dù đây là địa phương có lợi thế

rất lớn về kinh tế biển nhưng phát triển chưa đồng bộ, chỉ phát triển lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản mà chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng về du lịch và vận tải biển. Đây là điều cần lưu ý nếu muốn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

của địa phương nói riêng và tỉnh Tiền Giang nói chung diễn ra nhanh hơn. Huyện Tân Phước thuộc vùng ĐTM với các điều kiện tự nhiên ít thuận lợi, cơ sở hạ tầng còn yếu kém nên chưa tạo được sự thay đổi mạnh mẽ, đến năm 2007 KVI vẫn còn chiếm đến 70,8% GTSX. Tuy nằm trong nhóm chuyển dịch chậm nhưng xét về bản chất TX. Gò Công hoàn toàn khác với hai địa phương nêu trên. Với đặc thù là đô thị

nên trong cơ cấu GTSX của địa phương các ngành phi nông nghiệp đã chiếm tỉ

Nhóm chuyển dịch trung bình gồm các địa phương còn lại với mức tăng thêm từ 10% đến khoảng 16%.

Kết hợp bảng 2.23, các bản đồ cơ cấu GTSX tỉnh Tiền Giang phân theo lãnh thổ và tiêu chí đánh giá các giai đoạn công nghiệp hóa theo cơ cấu ngành của H. Chenery đã giới thiệu ở chương 1, tác giả luận văn bước đầu đưa ra đánh giá sơ bộ về cơ cấu ngành kinh tế của các địa phương trong tỉnh Tiền Giang theo các giai đoạn CNH thể hiện ở

bảng 2.24.

Bảng 2.24: Đánh giá cơ cấu ngành kinh tế của các địa phương trong tỉnh Tiền Giang theo các giai đoạn CNH

Đơn vị hành chính 1995 2000 2005 2007 Cái Bè 1 1 1 1 Cai Lậy 1 1 1 1+ Tân Phước 1 1 1 1 TP. Mỹ Tho 1+ 2 2 2+ Châu Thành 1 2 2 2+ Chợ Gạo 1 1 1 1 Gò Công Tây 1 1 1 1 TX. Gò Công 3 3 3+ 4 Gò Công Đông 1 1 1 1 Ghi chú: 1: Tiền CNH 2: Khởi đầu CNH 3: Phát triển CNH 4: Hoàn thiện CNH 5: Hậu CNH +: Sắp đạt mức kế tiếp

Qua bảng 2.24 có thể thấy được địa phương có CCKT đạt mức lí tưởng nhất hiện nay của tỉnh Tiền Giang là TX. Gò Công nằm ở giai đoạn hoàn thiện CNH với tỉ trọng các ngành phi nông nghiệp đạt 90,2%. Địa phương có quá trình CDCCKT tích cực trong thời kỳ 1995-2007 nhờ vào quá trình hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn là TP. Mỹ Tho từ giai đoạn cuối của tiền CNH năm 1995 chuyển sang giai đoạn khởi đầu CNH và đã gần đạt mức 3 vào năm 2007 với tỉ trọng phi nông nghiệp đạt 78,4%. Cả hai địa phương nêu trên đều là những đô thị với diện tích không lớn nhưng có mức độ tập trung kinh tế cao gấp nhiều lần so với các địa phương khác của tỉnh. Tại đây, các hoạt động kinh tế công nghiệp và dịch vụ diễn ra tập trung hơn, di chuyển hàng hóa và dịch vụ nhanh chóng hơn, nông nghiệp ngày càng thu hẹp lại. Bên cạnh đó, nhu cầu người dân đô thị cũng có nhiều khác biệt, yêu cầu về các loại hình hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn và cao cấp hơn so với vùng nông thôn. Chính vì vậy, tại các địa phương này khu vực II và III có điều kiện phát triển và chiếm tỉ trọng ngày càng cao.

Một điển hình khác trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Tiền Giang là huyện Châu Thành. Đây là cửa ngõ nối TP. Mỹ Tho nói riêng và tỉnh Tiền Giang nói chung với vùng KTTĐPN qua quốc lộ 1A. Nhờ chính sách tập trung đầu tư phát triển của tỉnh cùng với tác động lan tỏa từ TP. Mỹ Tho đã thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển đổi khá tích cực từ giai đoạn tiền CNH năm 1995 chuyển sang giai đoạn khởi đầu CNH và đã gần đạt mức 3 vào năm 2007.

Các địa phương còn lại quá trình chuyển đổi diễn ra chưa thật mạnh mẽ nên hầu như CCKT đều còn ở mức 1 với tỉ trọng nông nghiệp cao và cao hơn tỉ trọng công nghiệp (trừ huyện Cai Lậy đã đạt giai đoạn cuối, có thể chuyển lên mức 2).

Từ những phân tích ở trên, tác giả luận văn rút ra qui luật chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang như sau: các lãnh thổ phát triển (các đô thị động lực và các

địa phương được ưu tiên trong đầu tư phát triển) có sự chuyển dịch nhanh, đúng hướng, hình thành được cơ cấu kinh tế ở trình độ cao ngày càng phát triển và mở

rộng; các lãnh thổ kém phát triển ngày càng thu hẹp lại dần dần giảm khoảng cách chênh lệch giữa các lãnh thổ.

Có thể lấy các địa phương phát triển làm mẫu, tạo động lực thúc đẩy các địa phương lân cận phát triển và thay đổi cơ cấu trong tỉnh. Trước mắt, cần tiếp tục phát triển các đô thị hạt nhân (TP. Mỹ Tho, TX. Gò Công) tạo động lực thúc đẩy phát triển cho từng vùng và cả tỉnh. Đồng thời tập trung đầu tư phát triển những địa phương có tiềm năng nhưng kém phát triển là huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phước nhưđã từng thực hiện thành công đối với huyện Châu Thành.

Dựa vào những điểm tương đồng về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, yêu cầu phát triển KT-XH, kết quả của quá trình CDCCKT và các mối quan hệ liên quan có thể chia tỉnh Tiền Giang thành 3 vùng lãnh thổ (thể hiện ở bản đồ phân vùng lãnh thổ tỉnh Tiền Giang) như sau:

- Vùng phía Tây: nằm về phía Tây của tỉnh gồm 3 huyện Cái Bè, Cai Lậy và Tân Phước. Với tổng diện tích tự nhiên 119.030 ha chiếm 48% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, dân số năm 2007 chiếm 39,3% dân số toàn tỉnh; mật độ dân số bình quân 561 người/km2.

Đây là vùng có sự CDCCKT diễn ra còn khá chậm do phần lớn vùng này (huyện Tân Phước, phía bắc các huyện Cái Bè, Cai Lậy) thuộc vùng ĐTM – vùng kinh tếđặc biệt khó khăn. Trong đó, Tân Phước là địa phương chậm phát triển nhất trong vùng, qui mô GTSX còn rất thấp. Hai huyện Cai Lậy, Cái Bè thuộc nhóm có

đóng góp lớn vào tổng GTSX và là vùng sản xuất nông nghiệp chính của tỉnh. Quá trình CDCCKT của hai địa phương này đang theo xu hướng giảm dần tỉ trọng KVI, tăng tỉ trọng khu vực II và III gắn liền với sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản và các dịch vụ phục vụ dọc theo trục kinh tế quốc lộ 1A. Tuy nhiên, vì đây là vùng chủ lực sản xuất lương thực, thực phẩm, đặc biệt với diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất tỉnh với nhiều đặc sản như xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Ngũ Hiệp, khóm Tân Lập,... nêntỉ trọng nông nghiệp trong GTSX vẫn còn cao.

- Vùng trung tâm: nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Tiền Giang gồm TP. Mỹ

Tho và huyện Châu Thành. Trong đó, TP. Mỹ Tho - đô thị loại 2 - là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh và khu vực Bắc sông Tiền. Với tổng diện tích tự nhiên 30.436 ha, vùng chỉ chiếm 12,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh nhưng chiếm

đến 25,1% dân số toàn tỉnh năm 2007. Mật độ bình quân 1.401 người/km2, gấp hơn 2 lần mật số dân số tỉnh.

Vùng có vị trí địa lí kinh tế đặc biệt thuận lợi, là hợp điểm giao lưu của các quốc lộ 1A, 30, 50, 60 và đường thủy có sông Tiền, cảng Mỹ Tho. Đây là vùng

động lực, đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh, là địa bàn phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ từ rất sớm và cũng là nơi hình thành các khu, cụm công nghiệp đầu tiên của tỉnh từđầu những năm 90 của thế kỉ XX. Hiện nay, vùng đứng

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 - 2007 và định hướng đến năm 2020 (Trang 85)