Nguồn lực kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 - 2007 và định hướng đến năm 2020 (Trang 39 - 51)

2.1.3.1. Dân cư và lao động Dân số:

Tiền Giang là một tỉnh đông dân, năm 1995 dân số trung bình toàn tỉnh là 1,58 triệu người, mật độ dân số 684 người/km2. Dân số năm 2007 là 1,73 triệu người,

chiếm khoảng 9,8% dân số vùng ĐBSCL, 11,4% dân số vùng KTTĐPN và 2% dân số cả nước. Mật độ dân số xếp vào loại cao khoảng 699 người/km2, gấp 1,6 lần bình quân mật độ dân số vùng ĐBSCL, 1,4 lần vùng KTTĐPN và 2,8 lần của cả nước nên Tiền Giang được xem là nơi “đất hẹp, người đông”.

Biểu đồ 2.1: Dân số trung bình tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 - 2007

Về cơ cấu theo giới tính: từ năm 1995 đến 2007, dân số tăng thêm khoảng 153.173 người. Trong đó, tỉ trọng nữ giới có khuynh hướng giảm nhẹ từ 51,9% xuống 51,5%, tỉ trọng nam giới tăng từ 48,1% lên 48,5% nhưng nữ giới vẫn chiếm tỉ trọng cao hơn nam giới.

Bảng 2.3. Qui mô và biến chuyển dân số tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995-2007

1995 2000 2005 2007 Dân số trung bình (người) 1.580.707 1.618.412 1.717.427 1.733.880

Tỉ lệ tăng tự nhiên 1,88% 1,48% 1,21% 1,17%

Thành thị - nông thôn

Dân số thành thị 12,8% 13,4% 15,0% 14,9%

Dân số nông thôn 87,2% 86,6% 85,0% 85,1%

Nông nghiệp – phi nông nghiệp

Nông nghiệp 81,2% 74,7% 67,0% 64,9%

Phi nông nghiệp 18,8% 25,3% 33,0% 35,1%

Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 1998, 2003, 2007

Về cơ cấu dân số thành thị - nông thôn: trong thời kỳ 1996 - 2007, dân sốđô thị tăng bình quân 2,3%/năm, nông thôn tăng 0,5%/năm, tạo nên sự chuyển dịch cơ

năm 2007, tuy nhiên tỉ lệ này thay đổi không nhiều, cho thấy tốc độđô thị hóa của Tiền Giang còn chậm.

Về cơ cấu dân số nông nghiệp - phi nông nghiệp: năm 1995 là 81,2%-18,8%, năm 2000 là 74,7%-25,3%, đến năm 2007 là 64,9%-35,1%, tuy có sự chuyển biến khá lớn, nhưng tỉ lệ dân số nông nghiệp vẫn còn cao, cho thấy quá trình CDCCKT theo hướng CNH còn chậm, nhất là ở nông thôn. Kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế chung của tỉnh.

Về cơ cấu dân số theo độ tuổi: theo tổng điều tra dân số 01/04/1999, dân số

Tiền Giang là 1.606.792 người, dân số từ 0-14 tuổi là 480.913 người, chiếm tỉ lệ

29,9%; dân số từ 15-59 tuổi là 997.336 người, chiếm tỉ lệ 62,1%; dân số trên 60 tuổi là 128.543 người, chiếm tỉ lệ 8%. Năm 2007, dân số từ 0-14 tuổi là 409.136 người, (chiếm 24,1%); dân số từ 15-59 tuổi là 1.126.534 người (66,3%) và dân số trên 60 tuổi là 162.775 người (9,6%). Cơ cấu dân số theo tuổi hiện nay rất thuận lợi cho phát triển KT - XH của tỉnh do có số người trong độ tuổi lao động cao, bình quân một lao động nuôi 1,96 người kể cả bản thân. Đây là lợi thế về nguồn nhân lực cho phát triển KT - XH tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới.

Dân cư:

Qua bản đồ mật độ dân số tỉnh Tiền Giang năm 2007 cho thấy phân bố dân cư

trong tỉnh không có sự cách biệt quá nhiều giữa các đơn vị hành chính, ngoại trừ hai trung tâm đô thị có mật độ dân số cao là TP. Mỹ Tho (3.666 người/km2), TX. Gò Công (1.752 người/km2) và huyện mới Tân Phước có mật độ thấp nhất (167 người/km2). Với mật độ dân số cao, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp (0,106 ha/người) [22, tr.8], trong khi Tiền Giang cơ bản còn là tỉnh nông nghiệp, với tỉ trọng 44,8% GDP và 67,4% lao động nông nghiệp thì việc thúc đẩy CDCCKT cần được chú trọng hơn.

Tính cách con người Tiền Giang cùng với phong tục, tập quán cũng phần nào

ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế và có tác động đến việc thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh:

- Đa phần người dân sống bằng nghề nông, theo tập quán người dân Nam Bộ

hỏa cho con cái không phân biệt trai gái, cha mẹ thường sống với con trưởng hoặc con út và cũng có tài sản riêng. Gia đình càng đông con thì đất đai qua các đời càng bị chia nhỏ nên đất đai của từng hộ dân địa phương thường có diện tích không lớn. Chính vì vậy nông nghiệp chiếm tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế và do sự phân tán về tư liệu sản xuất nên cơ cấu thành phần kinh tế của tỉnh phần lớn vẫn là kinh tế hộ cá thể.

- Bên cạnh đó, người dân có truyền thống sáng tạo trong sản xuất từ xưa như

thâm canh cây lúa, đào mương lên liếp trong nghề làm vườn,... cùng với ý thức ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, thích được truyền đạt kinh nghiệm. Việc chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh, cơ cấu cây trồng vật nuôi, mô hình kinh doanh đạt hiệu quả thường được nhanh chóng áp dụng nhưng chủ yếu là ở qui mô hộ, ít có sự liên kết giữa các hộ do phần lớn người dân còn mang tư

tưởng của người sản xuất nhỏ. Nếu thay đổi tập quán sản xuất của người dân theo hướng liên kết sản xuất, phát triển kinh tế tập thể và phát huy điểm mạnh trên sẽ tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được một khối lượng hàng hóa lớn với giá trị cao, tạo điều kiện thúc đẩy CDCCKT. - Người dân Tiền Giang tiếp cận với nền kinh tế sản xuất hàng hóa từ rất sớm nên rất năng động và thường chú trọng vào hiệu quả sản xuất trong quá trình hoạt

động kinh tế. Người dân nhanh chóng nắm bắt nhu cầu thị trường, nhanh chóng thương mại hóa các mặt hàng mà họ sản xuất hay sở hữu, kể cả đất đai. Chính vì

đặc tính này Tiền Giang có điều kiện phát triển các trung tâm kinh tế, thương mại,

đồng thời quá trình tích tụ ruộng đất hay thay đổi cơ cấu sử dụng đất có điều kiện diễn ra nhanh hơn, tạo điều kiện thay đổi CCKT [30, tr.737].

Lao động:

Về qui mô và biến chuyển lao động: theo kết quả điều tra lao động việc làm tỉnh Tiền Giang, bình quân mỗi năm nguồn lao động trong độ tuổi của tỉnh tăng gần 28.000 người, do biến động cơ học mỗi năm giảm khoảng 5.000 người nên trong những năm gần đây, bình quân tăng 23.500 người/năm. Lao động trong độ tuổi của tỉnh năm 2007 là 1.112.746 người (chiếm 64,2% dân số) [22, tr.9].

Lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân tăng từ 730.731 người năm 1995 lên 851.747 người năm 2000, năm 2005 là 926.458 người và 934.796 người

năm 2007. Dự báo đến năm 2010 lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân khoảng 1.003.000 người và năm 2020 là 1.106.000 người.

Về cơ cấu sử dụng lao động: lao động KVI tăng bình quân 1,8%/năm, nhưng tỉ trọng giảm từ 72,0% năm 1995 xuống 67,4% năm 2007; lao động KVII tăng bình quân 4,6%/năm, có tỉ trọng tăng từ 8,6% năm 1995 lên 11,4% năm 2007; lao động KVIII tăng bình quân 2,9%/năm, tỉ trọng tăng từ 19,5% năm 1995 lên 21,2% năm 2007. Tỉ lệ lao động thất nghiệp giảm từ 5,1% năm 1995 còn 3,9% năm 2007.

Về chất lượng nguồn lao động: CDCCKT có liên quan rất nhiều đến số lượng và chất lượng nguồn lao động. Hàm lượng lao động có kĩ thuật, có tri thức kết tinh trong sản phẩm càng nhiều càng tạo ra NSLĐ cao và dẫn đến giá trị tăng thêm cho ngành, lĩnh vực càng cao. Tiền Giang là tỉnh có biến động cơ học theo hướng di cư

khá lớn (bình quân khoảng 5.000 người/năm), riêng giai đoạn 2001-2007, với hơn 27.000 lao động có trình độ trung học trở lên được đào tạo nhưng chỉ có hơn 19.000 lao động làm việc trong tỉnh, cho thấy có rất nhiều lao động chuyên môn của tỉnh đi nơi khác làm việc hoặc được đào tạo ở nơi khác nhưng không về cùng với trình độ

lao động phổ thông bình quân còn thấp (số lớp học cao nhất đã qua tính bình quân chỉ là 6,8). Tỉnh Tiền Giang có tỉ lệ người tốt nghiệp cấp II và III lần lượt là 18,3%- 13,2% cao hơn ĐBSCL (15,7%-10,5%) nhưng còn thấp hơn nhiều so với bình quân của cả nước là 32,4%-19,6%. Đây là hạn chế chung về trình độ học vấn của tỉnh,

điều này gây ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề và chuyên môn kĩ thuật từ cấp II trở lên và cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến việc CDCCKT và CCLĐ từ các ngành năng suất thấp sang các ngành có trình độ, NSLĐ cao.

Những năm gần đây, lao động qua đào tạo của tỉnh tăng nhanh, bình quân tăng 20%/năm và có sự chuyển biến tích cực từ 7% lực lượng lao động xã hội năm 1995 lên 23% năm 2007 (cả nước là 22,6%), góp phân nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương và đáp ứng phần nào nhu cầu lao động kĩ thuật của xã hội. Trong đó, nhiều nhất là lao động được đào tạo nghề sơ cấp dưới một năm và công nhân kĩ thuật không bằng chiếm hơn 59% số lao động qua đào tạo. Trong lực lượng lao động kĩ thuật, tỉ lệ giữa trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học là 14% và

13%, gần như tương đương nhau, cho thấy cơ cấu lao động kĩ thuật ở các nhóm này còn chưa hợp lí.

Bên cạnh đó, lực lượng lao động ngành nghề tuy có tăng lên đáng kể, nhưng nhìn chung lực lượng lao động không có chuyên môn kĩ thuật vẫn còn chiếm tỉ lệ

cao trên 77% lực lượng lao động xã hội, đây là một thách thức cho tiến trình CNH, HĐH trong việc tăng năng suất lao động, tăng thu nhập và chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn.

2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật

Cơ sở hạ tầng kĩ thuật có tác động rất lớn đối với sự CDCCKT tỉnh Tiền Giang. Trong những năm vừa qua, việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao thương, thu hút đầu tưđồng thời tạo chuyển biến tích cực trong CDCCKT của tỉnh.

Giao thông vận tải

Đường bộ: Tiền Giang có các trục quốc lộ xuyên qua tỉnh như quốc lộ 1A, 30, 50, 60 với tổng chiều dài 137 km, các tuyến đường có thể hoạt động xuyên suốt do ít ảnh hưởng của ngập lũ. Tính đến năm 2007, ngoài 21 tuyến tỉnh lộ dài 293 km, có 103 tuyến huyện lộ dài 357 km và đường giao thông nông thôn 2.914 km. Cầu giao thông đã được bêtông hóa và nâng cấp với tải trọng 1,5-3 tấn. Việc xóa cầu khỉđã hoàn thành 95% xã.

Đường thủy: Do đặc thù sông rạch, giao thông đường thủy khá phát triển với tổng chiều dài 1.386 km, ngoài 177 km là tuyến giao thông thủy quốc gia và 294 km kênh do tỉnh quản lý, còn có 914 km ở xã, huyện.

Một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế, CDCCKT diễn ra chậm, hạn chế khả năng giao thương với các địa phương khác của Tiền Giang trước đây là do hạ tầng giao thông còn kém phát triển. Tuy có mật độ dày và phát triển đều khắp nhưng hầu hết các tuyến huyết mạch không được đầu tư nâng cấp trong suốt thời gian dài dẫn đến xuống cấp như quốc lộ 50, quốc lộ 60 hoặc bị quá tải như quốc lộ 1A, kênh Chợ Gạo; thiếu sự đồng bộ trong toàn hệ thống, đặc biệt giữa cầu và đường bộ, thiếu bến bãi bốc xếp hàng và neo đậu phương tiện thủy. Giao thông nội tỉnh, nhất là ở nông thôn chất lượng đường không cao, tỉ lệ mặt đường được nhựa hóa còn thấp (31%). Những điều này làm hạn chế phần nào tải trọng các phương tiện

vận chuyển, các hoạt động giao thông đi lại không đáp ứng yêu cầu vận tải và sự an toàn giao thông trên địa bàn và cho khu vực.

Từ năm 2003 trở lại đây, trung ương và tỉnh đã tiến hành nâng cấp các tuyến giao thông thủy, bộ như mở rộng quốc lộ 1A, nâng cấp quốc lộ 30, quốc lộ 60, tỉnh lộ 874, 862, nạo vét kênh Chợ Gạo, sông Tiền nên việc giao lưu kinh tế, vận chuyển hàng hóa

đã trở nên thuận tiện hơn, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng thu hút

đầu tư, tạo thêm công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện thúc đẩy CDCCKT nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói chung, nhất là ở

vùng nông thôn.

Trong tương lai, việc kêu gọi đầu tư vào các KCN ởĐông Nam Tân Phước, KCN Tân Hương sẽ diễn ra thuận lợi hơn nhờđón được luồng vận chuyển từ các dự án giao thông đang triển khai nhưđường cao tốc, đường xe lửa đi TP. Hồ Chí Minh, từđó sẽ góp phần đẩy nhanh CDCCKT của tỉnh ở vùng phía Tây. Riêng tại vùng phía Đông, việc xây dựng cầu Mỹ Lợi, nâng cấp quốc lộ 50 sẽ góp phần rút ngắn thời gian vận chuyển đến TP. Hồ Chí Minh, với hạ tầng giao thông tốt sẽđẩy nhanh quá trình hình thành các khu, cụm công nghiệp và các dự án phát triển du lịch tại đây, qua đó góp phần thúc đẩy CCKT khu vực phía Đông chuyển dịch nhanh hơn.

Mạng lưới điện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiền Giang là tỉnh đứng đầu phong trào xây dựng lưới điện từ năm 1980. Đặc biệt là trong những năm gần đây, điện được tập trung xây dựng cho các vùng nông thôn. Tính

đến năm 2007 toàn tỉnh đã đạt 100% số phường, xã có lưới điện quốc gia. Số hộ dùng

điện đạt trên 90%. Vốn đầu tư cho hệ thống lưới điện thời kỳ 1995 – 2007 khoảng 143 tỷ đồng, trong đó có vốn đóng góp đáng kể của nhân dân. Việc có lưới điện phủ khắp và có nguồn cung ổn định là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, thu hút đầu tư, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp. Quá trình điện khí hóa nông thôn đã hỗ trợ rất lớn trong việc nâng cao năng suất sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy cơ giới hóa trong các qui trình sản xuất của tỉnh.

Mặt tồn tại lớn nhất hiện nay của lưới điện tại Tiền Giang là việc xây dựng mạng lưới điện thiếu đồng bộ, số hộ dùng điện không tập trung, thất thoát điện trên lưới còn nhiều, giá điện còn cao ở khu vực nông thôn. Lưới điện trung thếở nông thôn phần

lớn là một pha nên chưa đáp ứng được yêu cầu CNH nông thôn. Muốn thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, đòi hỏi tỉnh phải đầu tư nhiều hơn nữa trong việc phát triển, nâng cấp mạng lưới điện đúng theo phương châm “điện năng đi trước một bước”.

Hệ thống thủy lợi

Tiền Giang là tỉnh có hệ thống công trình thủy lợi được xây dựng khá hoàn chỉnh theo quy hoạch, với 7 dự án thủy lợi và hàng trăm km kênh trục, kênh cấp 2

được nạo vét, 5 trục thoát lũ qua quốc lộ 1A được khai thông, cùng với hàng chục cống ngăn mặn, tiêu úng và các trạm bơm điện được xây dựng... hệ thống thuỷ lợi

đã góp phần tích cực trong việc tăng vụ, tăng sản lượng, khai hoang mở rộng diện tích nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng và góp phần phát triển hệ thống giao thông thủy bộ, phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân. Trong đó, có hai công trình đã có tác

động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế và CDCCKT của tỉnh là dự án thủy lợi tiêu thoát lũở vùng ĐTM và dự án ngọt hóa Gò Công.

Dự án thủy lợi tiêu thoát lũở vùng ĐTM ra sông Tiền đã góp phần giảm đáng kể ảnh hưởng của lũđối với vùng này, cải thiện đời sống nhân dân trong vùng. Việc thoát lũ đã tăng khả năng bảo vệ các vùng trồng trọt, nhất là các vườn cây ăn trái, chủđộng hơn trong việc duy trì diện tích lúa.

Dự án ngọt hóa Gò Công đặt căn bản trên việc bao đê ngăn mặn và tiếp ngọt từ thượng lưu sông Cửa Tiểu bước đầu đã mang lại nguồn cung nước ngọt tương đối cho vùng phía Đông, góp phần tăng khả năng trồng trọt và cấp nước sinh hoạt, đã và

đang tạo tiền đề cho quá trình thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi tại

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 - 2007 và định hướng đến năm 2020 (Trang 39 - 51)