Nguồn lực tự nhiên

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 - 2007 và định hướng đến năm 2020 (Trang 31 - 39)

2.1.2.1. Khí hậu

Tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của ĐBSCL với đặc điểm: nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô từ

tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đông Bắc.

Nhìn chung, khí hậu – thời tiết của Tiền Giang có những thuận lợi nhất định đối với sản xuất nông nghiệp, đồng thời các hoạt động kinh tế xã hội có điều kiện diễn ra liên tục do ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Nền nhiệt độ cao đều quanh năm và khá ổn định. Nhiệt độ trung bình trong năm là 28oC. Tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 29,50C và thấp nhất vào tháng 1 là 26oC, biên độ nhiệt không lớn, khoảng 4oC. Số giờ chiếu sáng cả năm là 2.715 giờ/năm, bình quân là 7,4 giờ/ngày. Với ánh sáng và nhiệt độ tạo nên tổng lượng bức xạ

tổng cộng năm là 162 Kcal/cm2/năm, bình quân 444 cal/cm2/ngày, cao nhất ĐBSCL.

Độẩm không khí bình quân năm là 78,4% và thay đổi theo mùa. Mùa mưa ẩm

độ không khí cao, đạt cực đại vào tháng 8 (82,5%), mùa khô ẩm độ thấp và đạt trị

số thấp nhất vào tháng 4 (74,1%)

Tiền Giang chịu ảnh hưởng hai mùa gió chính:

- Gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước, thổi vào mùa mưa. Hướng gió thịnh hành là hướng Tây Nam chiếm tần suất 60-70%, tốc độ trung bình là 2,4m/s.

- Gió mùa Đông Bắc mang không khí khô hơn, thổi vào mùa khô. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc chiếm tần suất 50-60%. Gió mùa Đông Bắc thổi cùng hướng với các cửa sông, làm gia tăng tác động thủy triều và xâm nhập mặn theo sông rạch vào đồng ruộng, đồng thời làm hư hại đê biển, được gọi là gió chướng.

Bão ít xảy ra, thường chỉ ảnh hưởng bão từ xa, gây mưa nhiều và kéo dài vài ngày. Lượng bốc hơi bình quân năm là 1.183 mm, trung bình là 3,3 mm/ngày. Mùa khô có lượng bốc hơi nước cao, từ 3,0 mm/ngày đến 4,5 mm/ngày. Lượng bốc hơi nước vào mùa mưa thấp hơn, từ 2,4 mm/ngày đến 2,9 mm/ngày.

Tỉnh Tiền Giang nằm vào khu vực có lượng mưa thấp ở ĐBSCL với lượng mưa trung bình năm ở Mỹ Tho là 1.437 mm và Gò Công là 1.191 mm, thấp dần theo hướng từ Tây sang Đông. Các tháng mùa mưa chiếm đến 90% lượng mưa năm nhưng các tháng mùa khô lại bị hạn gay gắt. Trong mùa mưa thường có một thời gian khô hạn ngắn (gọi là hạn bà chằn) vào khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8.

2.1.2.2. Địa hình

Tiền Giang thuộc vùng châu thổĐBSCL, được hình thành vào đầu công nguyên, là kết quả của sự bồi lắng một vịnh cũ của phù sa sông Cửu Long. Toàn bộđất thành tạo bởi phù sa sông – biển rất trẻ, dấu ấn của quá trình biển lùi còn để lại các cung giồng cát, phân bố tập trung ở các huyện Châu Thành, Cai Lậy, Gò Công Tây, Gò Công Đông... là nơi sinh sống của đại bộ phận dân cư.

Địa hình khá bằng phẳng với độ dốc <1%, có khuynh hướng thấp dần từ sông Tiền

đi vào Đồng Tháp Mười và ra ven biển Đông. Nhìn chung toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, cao trung bình từ 0,3-1,4 m, phổ biến từ 0,8 m đến 1,1m nên rất thuận lợi cho cơ giới hóa nông nghiệp. Xét về mặt địa chất và độ cao có thể chia Tiền Giang thành các tiểu vùng như sau:

- Khu vực Đồng Tháp Mười (ĐTM): với diện tích hơn 30.000 ha về phía Bắc và Tây Bắc, phân bốở huyện Tân Phước và một phần huyện Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành. Cao trình phổ biến từ 0,6-0,75 m, cá biệt có nơi thấp dưới 0,4 m.

Đây là vùng đất trũng và chủ yếu là đất phèn, chịu ảnh hưởng trực tiếp của sông Cửu Long, thường bị ngập úng do lũ, việc tiêu thoát nước gặp nhiều khó khăn, độ sâu ngập lũ trong vùng biến thiên từ 0,6-1,0 m. Vào đầu vụ hè thu, nước trong đồng ruộng và các kênh đều bị chua. Trong mùa khô, nước mặn xâm nhập vùng phía Đông. Những hạn chế này thay nhau ngự trị tại khu vực ĐTM gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Hệ

thống canh tác chủ yếu là lúa 2-3 vụ và vườn cây ăn trái tại khu vực đất phù sa. Khu vực

- Khu vực tam giác châu nhiễm mặn: đây là vùng sình lầy, ngập mặn bao gồm một phần huyện Gò Công Tây, toàn bộ huyện Gò Công Đông và TX. Gò Công. Nằm trên cao trình từ 0-0,6 m, bị ngập triều trực tiếp từ biển Đông tràn vào. Quá trình xâm nhập mặn có tác động rõ rệt đến tính chất đất đai. Hình thái bao gồm nhiều giồng cát hình cánh cung trên vùng đất phù sa trồng lúa. Thủy sản nước lợ và nguồn hải sản khá phong phú. Với hệ thống đê ngăn biển Đông thì toàn bộ hệ thống rừng ngập mặn chỉ còn tồn tại

ở khu vực ngoài đê.

- Khu vực tam giác châu: bao gồm huyện Chợ Gạo, phần lớn huyện Gò Công Tây và một phần nhỏ huyện Châu Thành. Hình thái bao gồm các giồng đất cát trên vùng đất phù sa khá bằng phẳng. Cao trình phổ biến từ 0-0,6m. Phần lớn diện tích bị ngập mặn trong các tháng mùa khô, có thể sử dụng canh tác từ 1-2 vụ lúa hoặc nuôi trồng thủy sản, mang tính chất tiếp giáp vùng nước lợ - ngọt.

- Khu vực đất cao, phân bố dọc sông Tiền: kéo dài từ vùng ranh giới tỉnh Đồng Tháp đến Mỹ Tho, ởđộ cao từ 0,9-1,3m. Phần lớn diện tích đất vùng này có độ phì cao, bên cạnh việc dùng làm đất thổ cư còn được sử dụng trong việc canh tác lúa cao sản và lên liếp trồng cây ăn trái đặc sản. Nguồn thủy sản nước ngọt dồi dào và phong phú.

Nhìn chung, tỉnh Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình biến thiên từ 0-1,4m so với mặt biển, rất thuận lợi cho cơ giới hóa nông nghiệp. Toàn tỉnh không có hướng dốc rõ rệt, nhưng ở từng vùng có độ trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung. Địa hình còn bị chia cắt bởi hàng ngàn sông rạch tự nhiên nên khi xây dựng đê bao ngăn mặn, kiểm soát lũ và đường giao thông phải bắt cầu hoặc xây cống rất tốn kém vốn đầu tư.

2.1.2.3. Đất đai

Tài nguyên đất: theo các chương trình điều tra thổ nhưỡng, Tiền Giang có các nhóm đất chính như sau:

- Nhóm đất phù sa:Chiếm 54,9% diện tích tự nhiên, chiếm phần lớn diện tích các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, TP. Mỹ Tho và một phần huyện Gò Công Tây thuộc khu vực có nguồn nước ngọt. Đây là nhóm đất thuận lợi nhất cho nông nghiệp, đã được sử dụng toàn bộ diện tích. Trong nhóm đất này có loại

đất phù sa bồi ven sông có thành phần cơ giới tương đối nhẹ hơn cả nên thích hợp cho trồng cây ăn trái.

- Nhóm đất mặn: Chiếm 14,6% diện tích tự nhiên, chiếm phần lớn diện tích huyện Gò Công Đông, Thị xã Gò Công, Gò Công Tây và một phần huyện Chợ Gạo. Về bản chất, đất đai thuận lợi như nhóm đất phù sa, nhưng bị nhiễm mặn từng thời kỳ hoặc thường xuyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc trồng trọt thường chỉ giới hạn trong mùa mưa có đủ nước ngọt, ngoại trừ

các loại cây chịu lợ như dừa, sơ ri, cói... Một ít diện tích được tiếp ngọt về hoặc có trữ nước mưa trong ao thì có thể tiếp tục trồng trọt vào mùa khô. Loại đất này khi có điều kiện rửa mặn sẽ trở nên rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp với chủng loại cây trồng tương đối đa dạng. Riêng đất ven biển là thích nghi cho rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản.

- Nhóm đất phèn:Chiếm 19,4% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở khu vực trũng thấp ĐTM thuộc phía Bắc ba huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước. Hiện nay, ngoài tràm và bàng là hai cây cố hữu trên đất phèn nông, đã tiến hành trồng khóm và mía có hiệu quả ổn định trên diện tích đáng kể. Ngoài ra, một số diện tích khác cũng đã bước đầu được canh tác có hiệu quả với một số mô hình như trồng khoai mỡ và các loại rau màu, trồng lúa hai vụ và cả trồng cây ăn quả trên những diện tích có đủ nguồn nước ngọt và có khả năng chống lũ.

- Nhóm đất cát giồng: Chỉ chiếm 3% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Tây và tập trung nhiều nhất ở huyện Gò Công Đông. Do đất cát giồng có địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ, nên chủ yếu sử dụng làm thổ cư và canh tác cây ăn trái, rau màu.

Hiện trạng sử dụng đất

Trong thời kỳ 1995-2007, diện tích đất tự nhiên của tỉnh có biến động tăng từ

232.609 ha năm 1995 lên 236.663 ha năm 2000 và 248.177 ha năm 2007, trong 12 năm tăng khoảng 15.568 ha, chủ yếu do quá trình hiệu chỉnh, cập nhật số liệu đo

đạc bản đồđịa chính và một phần diện tích đất cù lao, bãi bồi mới tăng thêm.

- Đất nông nghiệp: toàn tỉnh hiện có 183.738 ha đất nông nghiệp, chiếm tỉ

ngành sản xuất chính của tỉnh. Trong 12 năm, diện tích đất nông nghiệp tăng 8.431 ha, tốc độ tăng bình quân 11,2%/năm, do công tác khai hoang phục hóa và một số

diện tích đất chưa sử dụng được đưa vào khai thác sử dụng.

Bảng 2.2. Diễn biến tình hình sử dụng đất tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995-2007

Đơn vị 1995 2000 2005 2007

Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 232.609 236.663 248.177 248.177

I.Đất nông nghiệp Ha 175.307 181.505 182.720 183.738

% so tổng diện tích tự nhiên % 75,4 76,7 73,7 74,1

II.Đất lâm nghiệp Ha 2.715 8.265 12.420 12.420

% so tổng diện tích tự nhiên % 1,2 3,5 5,0 5,0 III.Đất chuyên dùng Ha 13.117 15.887 17.652 16.636 % so tổng diện tích tự nhiên % 5,6 6,7 7,1 6,7 IV.Đất ở Ha 4.597 7.646 8.274 8.274 % so tổng diện tích tự nhiên % 2,0 3,2 3,3 3,3 V.Đất chưa sử dụng Ha 36.873 23.360 27.111 27.109 % so tổng diện tích tự nhiên % 15,8 9,9 10,9 10,9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2007 và Báo cáo rà soát, bổ sung quy hoạch ngành nông lâm nghiệp – nông thôn giai đoạn 2005-2010 và 2020

- Đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp năm 2007 là 12.420 ha, chiếm 5% tổng diện tích tự nhiên, tăng bình quân 16,4%/năm. Nhìn chung, từ năm 1995 đến nay diện tích đất lâm nghiệp có sự biến động khá lớn, tăng thêm 9.705 ha. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này một số diện tích đất chưa sử dụng được trồng tràm theo chương trình trồng 5 triệu ha rừng và một số dự án trồng tràm ở huyện Tân Phước, bên cạnh đó số diện tích đất trồng bạch đàn trước đây tổng hợp ở loại đất cây lâu năm nay chuyển sang loại đất lâm nghiệp.

- Đất chuyên dùng: Diện tích đất chuyên dùng là 16.636 ha chiếm 6,7% tổng diện tích tự nhiên. Trong 12 năm qua, diện tích đất chuyên dùng tăng thêm 3.519 ha do việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật và phúc lợi xã hội như giao thông, thủy lợi, y tế, trường học, chợ,... phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt của người dân ngày càng tăng. Tuy nhiên, cả diện tích và tỉ trọng của đất chuyên dùng đều tăng khá khiêm tốn so với các nhóm đất còn lại.

- Đất ở: Diện tích đất ở năm 2007 là 8.274 ha, chiếm 3,3% tổng diện tích tự

đất ở không ngừng tăng lên từ 4.597 ha năm 1995 lên 7.646 ha năm 2000 và 8.274 ha năm 2007, tăng thêm 3.677 ha, tốc độ tăng bình quân 6%/năm. Bên cạnh đó diện tích đất ở bình quân đầu người cũng được cải thiện và nâng lên từ 29 m2/người năm 1995 lên 49 m2/người năm 2007.

Có thể thấy quá trình sử dụng đất của Tiền Giang trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, diện tích đất chưa sử dụng ngày càng giảm nhưng vẫn còn chiếm tỉ trọng khá lớn (10,9% năm 2007) chủ yếu là ở những vùng nhiễm phèn, mặn không canh tác nông nghiệp được. Đây là điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong việc thay đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ nhu cầu phát triển KT – XH. Để đẩy nhanh quá trình CDCCKT thì việc khai hoang, chuyển đổi đất chưa sử dụng thành loại đất khác - nhất là đất chuyên dùng, đất ở - cần phải được quy hoạch và tiến hành nhanh chóng.

2.1.2.4. Thủy văn Tài nguyên nước mặt

Tiền Giang có hai sông lớn chảy qua là sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây và hệ

thống kênh ngang, dọc tương đối phong phú, rất thuận lợi cho việc đi lại bằng phương tiện đường thủy và sử dụng nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất (nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản), du lịch miền sông nước và phục vụ cho sinh hoạt của người dân.

- Sông Tiền chảy qua lãnh thổ tỉnh Tiền Giang dài khoảng 120 km, sông có chiều rộng 600-1800 m, là nguồn chủ yếu cung cấp nước ngọt cho toàn tỉnh.

- Sông Vàm Cỏ là sông chảy qua lãnh thổ tỉnh Tiền Giang dài khoảng 25 km, rộng 185 m, lưu lượng dòng chảy chủ yếu từ sông Tiền chuyển qua và một phần nước tiêu lũ từĐTM thoát ra, là tuyến xâm nhập mặn chính trên địa bàn tỉnh.

Các kênh chính trong tỉnh là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kênh chợ Gạo, nằm trong tuyến kênh chính cấp trung ương nối TP. Hồ Chí Minh - Rạch Giá - Hà Tiên.

- Kênh Nguyễn Văn Tiếp, đi từ sông Vàm Cỏ Tây (Long An) qua tỉnh Tiền Giang sang Đồng Tháp. Đây là tuyến kênh quan trọng xuyên ĐTM.

và điểm dân cư dọc quốc lộ 1A với các vùng sâu vùng xa trong tỉnh, đó là các kênh Cổ Cò, kênh 28, kênh 7, kênh Nguyễn Tấn Thành, kênh Kinh Năng,...

Về phương diện thủy văn, địa bàn tỉnh Tiền Giang có thể chia làm ba vùng: - Vùng ĐTM thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang: hàng năm đều bị ngập lũ khoảng 3 tháng (tháng 9-11), diện tích ngập lũ vào khoảng 120.000 ha, độ sâu ngập biến thiên từ 0,4-1,8 m. Về chất lượng, nước tại địa bàn thường bị nhiễm phèn trong thời kỳ từ đầu đến giữa mùa mưa. Ngoài ra, mặn cũng xâm nhập vào từ sông Vàm Cỏ

với độ mặn khoảng 2-4%0 trong vòng 2-3 tháng tại vùng phía đông ĐTM. Đây là vùng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.

- Vùng ngọt giữa ĐTM và Gò Công: có điều kiện thủy văn thuận lợi. Địa bàn chịu ảnh hưởng lũ lụt nhẹ theo con triều, chất lượng nước tốt, nhiều khả năng tưới tiêu, cho phép phát triển nông nghiệp đa dạng nhất.

- Vùng Gò Công: có đặc điểm thủy văn chung là bị nhiễm mặn từ 1,5 đến 7 tháng tùy vào vị trí cửa lấy nước. Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp vào chếđộ bán nhật triều biển Đông. Trên sông Vàm Cỏ mặn thường lên sớm và kết thúc muộn, trong năm chỉ có 4-5 tháng nước ngọt, độ mặn cao hơn sông Tiền từ 2-7 lần.

Nhìn chung, Tiền Giang có trữ lượng nước mặt rất dồi dào, nhưng trên thực tế

nguồn nước đủ tiêu chuẩn được sử dụng cho sinh hoạt và trồng trọt chỉ duy nhất

được cung cấp từ sông Tiền. Về lâu dài khi sản xuất phát triển cao hơn cũng như

quá trình CNH tăng lên, cần phải có kế hoạch đầu tư phát triển, cân đối lượng nước

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 - 2007 và định hướng đến năm 2020 (Trang 31 - 39)