Dựa trên quan điểm CDCCKT đã được xác định và những căn cứ chủ yếu nêu trên, luận văn tiếp cận phương pháp xây dựng các phương án về CDCCKT do tỉnh
đề ra trên cơ sở mục tiêu đặt ra cho Tiền Giang là phấn đấu tăng dần tỉ trọng GDP hoặc GDP/người của Tiền Giang so với vùng ĐBSCL, vùng KTTĐPN và cả nước.
Phương án I: dự báo khả năng tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang có cao hơn những năm vừa qua nhưng không nhiều. GDP/người tăng từ 75% năm 2005 lên 95% năm 2010 và khoảng 155% vào năm 2020 so với mức bình quân chung của cả
nước, đạt trên 3.600 USD. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ba giai đoạn 5 năm 2006-2010; 2011-2015; 2016-2020 lần lượt là 11,5%-12,0%-12,5% nên cả thời kỳ
2006-2020 đạt khoảng 12,0%/năm.
CCKT theo phương án này có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng nhanh tỉ trọng KVII và giảm tương đối về KVI. Tỉ trọng KVI giảm từ 48,1% năm
2005 xuống 40,0% năm 2010; 25,0% năm 2015 và 16,8% GDP năm 2020. Trong các mốc thời gian tương ứng, tỉ trọng KVII trong GDP tăng từ 22,4% lên 28,1%; 41,0% và 47,2%; tỉ trọng KVIII tăng từ 29,5% lên 31,9% năm 2010 và 36,0% vào năm 2020.
Phương án II: tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với giai đoạn trước, khai thác
được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. GDP bình quân đầu người của Tiền Giang so với bình quân chung của cả nước được tăng từ 75% năm 2005 lên khoảng 98% vào năm 2010 và đến năm 2020 ở mức cao so với cả nước 174%, đạt khoảng 4.050 USD. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ba giai đoạn 5 năm 2006-2010; 2011- 2015; 2016-2020 lần lượt là 12%-13%-12,5%, nên cả thời kỳ 2006-2020 đạt khoảng 12,5%/năm.
CCKT theo phương án này có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng nhanh tỉ trọng KVII và giảm nhanh tương đối KVI. Tỉ trọng KVI giảm từ 48,1% năm 2005 xuống 39,0% năm 2010; 22,8% năm 2015 và 15,0% năm 2020. Tỉ trọng KVII trong GDP tăng từ 22,4% lên 29,0%; 42,9% và 48,5%; tỉ trọng KVIII tăng từ
29,5% lên 32%, 34,3% và 36,5% trong các mốc thời gian tương ứng.
Phương án III: mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2006-2010 bằng 1,44 lần mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005, đạt mức 13%/năm. Theo
đó, giai đoạn 2011-2015 bình quân tăng 14%/năm và 2016-2020 là 13,5%/năm. GDP bình quân đầu người của tỉnh năm 2010 đạt 1.080 USD, năm 2015 đạt 2.245 USD và năm 2020 đạt 4.541 USD, bằng 195% mức bình quân của cả nước.
CCKT theo phương án này có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng nhanh khu vực II và III cũng như giảm nhanh hơn tỉ trọng KVI trong GDP. Tỉ trọng KVI giảm từ 48,1% năm 2005 xuống 36,8% năm 2010; 21,3% năm 2015 và 13,4% năm 2020. Tỉ trọng KVII trong GDP tăng từ 22,4% lên 30,7%, 45,2% và 49,6%; tỉ
trọng KVIII tăng từ 29,5%, 32,5%, lên 33,5% và 37,0% qua các mốc thời gian trên. Cả ba phương án được xây dựng đều dựa trên cơ sở những yếu tố thuận lợi và thời cơ rất lớn của tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới như việc nâng cấp, xây dựng các công trình trọng điểm của vùng, của quốc gia trên địa bàn được hoàn thành sớm như quốc lộ 50, quốc lộ 60, cầu Rạch Miễu, đường cao tốc, cầu Mỹ Lợi, đường xe
lửa đi TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh có xem xét đến những khó khăn, thách thức của tỉnh như khả năng hội nhập kinh tế của các doanh nghiệp, việc tận dụng các thời cơ
nêu trên, việc phát triển không đều giữa các vùng trong tỉnh... Tuy nền kinh tếđang có những bất lợi do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng tốc độ tăng trưởng của tỉnh vẫn còn ở mức cao so với bình quân cả nước và có những dấu hiệu hồi phục nên các phương án được xây dựng trên cơ sở tận dụng nhiều yếu tố tích cực, tốc độ tăng trưởng đều tăng cao hơn giai đoạn trước.
Bảng 3.1 : So sánh CCKT tỉnh Tiền Giang theo các phương án đến năm 2020
Dự báo
2010 2015 2020 Chỉ tiêu
Hiện trạng
2008 PAI PAII PAIII PAI PAII PAIII PAI PAII PAIII Cơ cấu GDP 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Khu vực I 46,4 40,0 39,0 36,8 25,0 22,8 21,3 16,8 15,0 13,4 Khu vực II 23,8 28,1 29,0 30,7 41,0 42,9 45,2 47,2 48,5 49,6 Khu vực III 29,8 31,9 32,0 32,5 34,0 34,3 33,5 36,0 36,5 37,0
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và tính toán của tác giả.
Ghi chú: PA – phương án. Đơn vị: %.
Theo phương án I, nền kinh tế tăng với nhịp độ thấp nhất, có hướng phấn đấu, có cân nhắc đến các khó khăn trong quá trình hội nhập của các doanh nghiệp trong tỉnh và những vùng trong tỉnh còn khó khăn như khu vực các huyện phía Đông, huyện Tân Phước. Tuy rằng khả năng chủđộng hơn, đảm bảo được nền kinh tế tăng trưởng khá và ổn định nhưng phương án này chưa khai thác hết tiềm năng của tỉnh là trung tâm khu vực Bắc sông Tiền, cũng như tỉnh nằm trong vùng KTTĐPN.
Theo phương án II, sẽ khai thác mạnh các tiềm năng trong phát triển công nghiệp của tỉnh nhất là trong giai đoạn 2006-2010, khai thác hiệu quả KCN Mỹ
Tho, KCN Tân Hương và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các khu, cụm công nghiệp khu vực Gò Công và Tân Phước. Phương án này cũng đáp ứng được quan điểm phát triển là đến năm 2020, Tiền Giang trở thành tỉnh phát triển kinh tế bền vững, giàu về kinh tế, mạnh về an ninh quốc phòng, phát huy được tiềm năng của mình, từng bước thu hẹp khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người với các tỉnh trong vùng KTTĐPN.
Theo phương án III, cũng tương tự phương án II, trong điều kiện thu hút đầu tư và phát huy hiệu quả toàn bộ các KCN, gắn liền với sự phát triển đồng bộ của lĩnh vực nông nghiệp, thương mại - dịch vụđưa nền kinh tế phát triển và CDCCKT với nhịp độ tăng nhanh. Đây là phương án phấn đấu cao trong điều kiện thuận lợi.
Xét tổng thể các yếu tố của từng phương án nêu trên, luận văn thống nhất với quan điểm của tỉnh ưu tiên chọn thực hiện phương án II, kếđến là phương án III và cuối cùng là phương án I.